Uber: Khi 76,5 tỷ USD vẫn là một thảm họa
Trong ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Uber sụt chóng mặt 7,62% từ mức 45 USD xuống 41,57 USD, mức tuột dốc tồi tệ chưa từng thấy trong lịch sử Sàn chứng khoán New York.
Theo CNN, gã khổng lồ taxi công nghệ Uber phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ngày 10/5 với mức giá 45 USD/cổ phiếu và huy động được khoảng 8,1 tỷ USD. Đây được đánh giá là con số đáng kể để Uber có thêm nguồn vốn mở rộng dịch vụ ở thêm nhiều thành phố trên thế giới.
Tuy nhiên con số này không tương xứng với kỳ vọng của giới đầu tư và chính Uber. Với mức giá 45 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của Uber sau IPO chỉ đạt mức 76,5 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với mức dự đoán 90-120 tỷ USD của nhiều nhà phân tích Phố Wall một tháng trước.
Giá cổ phiếu sụt giảm ở mức chưa từng thấy
Tệ hơn nữa, ngay trong phiên giao dịch đầu tiên tại Sàn chứng khoán New York (NYSE), giá cổ phiếu Uber lao dốc tới 7,62%, xuống chỉ còn 41,57 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của Uber giảm xuống còn 69,7 tỷ USD.
Gizmodo dẫn lời giáo sư Jay Ritter thuộc Đại học Florida cho biết đây là mức sụt giá cổ phiếu sau IPO lớn nhất từ trước đến nay tại NYSE.
Giá cổ phiếu Uber sụt giảm rất nhanh sau IPO. Ảnh: The New York Times.
Giới quan sát và nhận định Uber đã chọn một thời điểm không thể tệ hơn để IPO. Tài xế của Uber đang đình công tại Mỹ, doanh thu của hãng liên tục sụt giảm trong thời gian qua, giới đầu tư lo ngại vì giá cổ phiếu của Lyft (đối thủ của Uber) rất bết bát kể từ khi hãng này IPO hồi cuối tháng 3.
Video đang HOT
Khi đó, giá cổ phiếu của Lyft được định ở mức 72 USD, tương đương với giá trị vốn hóa của cả công ty đạt 24 tỷ USD. Tuy nhiên giá cổ phiếu Lyft giảm mạnh ở ngày giao dịch thứ hai sau IPO và tiếp tục đà lao dốc những ngày sau đó. Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu của Lyft thấp hơn 25% so với mặt bằng khi IPO, xuống còn 55,18 USD.
Theo Reuter, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của Lyft cho thấy công ty này lỗ 1,1 tỉ USD trong quý 1/2019. Chứng kiến giá cổ phiếu của Lyft rớt thảm như vậy, không ít nhà đầu tư trên Phố Wall thiếu hứng thú với cổ phiếu của Uber.
Ngoài ra, thị trường tài chính cũng đang có những phản ứng đầy lo ngại với viễn cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế trừng phạt lên khối hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc.
Trong 10 năm qua, Uber được coi là một biểu tượng của một thế hệ startup công nghệ mới. Tuy nhiên, trên thực tế Uber phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tương tự như Lyft, Uber cũng liên tục thua lỗ khi trợ giá dịch vụ và đầu tư vào các giải pháp giao thông.
Giá cổ phiếu của Lyft tuột dốc là một trong những nguyên nhân khiến giới đầu tư e ngại với cổ phiếu của Uber. Ảnh: Reuters.
Một công ty bất ổn, tồn tại chỉ để giảm lỗ
Năm 2018, Uber lỗ tới 1,8 tỷ USD. Đó là một sự tiến bộ so với năm 2017, khi công ty này lỗ 2,2 tỷ USD. Trong năm 2018, Uber bán mảng kinh doanh ở Đông Nam Á cho đối thủ Grab và sáp nhập mảng kinh doanh tại Nga với Yandex.
Quý 1/2019, Uber chỉ đạt doanh thu 3 tỷ USD và cũng lỗ tới 1 tỷ USD. Theo Bloomberg, nhà phân tích Ali Mogharabi dự đoán phải đến năm 2024 Uber mới bắt đầu có lãi. Dù vậy, vấn đề là hiện tại Uber không có một kế hoạch cụ thể nào ngoại trừ việc sẽ áp dụng công xe tự hành chưa chứng minh được hiệu quả.
Cũng còn phải kể đến cuộc biểu tình của hàng nghìn tài xế Uber và Lyft vào ngày 8/5 tại San Francisco ( trụ sở Uber), New York, Los Angeles, Chicago, London (Anh), Sao Paulo (Brazil), ngay trước ngày công ty IPO. Các tài xế khẳng định họ làm việc quá tải trầm trọng trong khi chỉ nhận mức lương bèo bọt.
Nhiều người thậm chí phải ngủ trong xe để tiết kiệm tiền. Họ yêu cầu mức lương xứng đáng và chế đỗ đãi ngộ tốt hơn. Theo Gizmodo, các khảo sát cho thấy sau khi trừ đi mọi chi phí, tài xế Uber kiếm được 9,21 USD/giờ tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, ít hơn mức lương tối thiểu của người lao động tại đó.
Các tài xế của Uber và Lyft trong cuộc biểu tình diễn ra ngày thứ 4 vừa qua. Ảnh: Getty Images.
Một nghiên cứu khác cho thấy 50% tài xế Uber ở Washington DC sống dưới mức nghèo khổ. Ngược lại, CEO của Uber kiếm được 50 triệu USDvào năm 2018, và việc IPO chắc chắn sẽ khiến tài sản của nhiều đại gia từng đầu tư vào Uber gia tăng kha khá.
Cuộc biểu tình có thể không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Uber, nhưng nó phản ánh rõ sự bất mãn ngày càng leo thang của các tài xế, nhóm người trực tiếp làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ trung tâm của Uber tới các khách hàng.
“Các nhà đầu tư nhận ra rằng họ đang chi tiền mua cổ phiếu của một công ty đầy bất ổn, quá lớn đến mức lý do duy nhất để tồn tại chỉ là giảm lỗ”, trang Gizmodo nhận định.
Theo news.zing.vn
Trung Quốc hoan nghênh Mỹ hoãn tăng thuế
Ngày 2/3, Trung Quốc đã hoan nghênh thông báo của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) hoãn kế hoạch tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra quyết định gia hạn để hai bên có thêm thời gian tìm kiếm một thỏa thuận thương mại.
Hàng hóa được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ ngày 23/8/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố đăng trên trang web Bộ Thương mại Trung Quốc, Bắc Kinh cho hay đã biết về thông báo của USTR là vẫn duy trì mức thuế 10% cho đến khi có thông báo sau, đồng thời hoan nghênh động thái này.
Cùng ngày, người phát ngôn kỳ họp thứ 2 của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC - Chính Hiệp) khóa 13 Quách Vệ Dân đã hoan nghênh tiến triển tích cực trong vòng tham vấn mới nhất về kinh tế và thương mại giữa nước này với Mỹ.
Phát biểu họp báo, quan chức này nhấn mạnh việc đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi sớm nhất có thể sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước mà còn là tin tốt lành đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo ông, hai bên đã đạt được một số bước tiến quan trọng trong các vấn đề cụ thể như chuyển giao công nghệ, bảo về quyền sở hữu trí tuệ, rào cản phi thuế quan, công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp và tỷ giá hối đoái. Trung Quốc và Mỹ cũng đã cam kết tăng cường trao đổi thông tin theo nguyên tắc và định hướng mà lãnh đạo hai nước đã đặt ra.
Ngày 28/2, USTR thông báo ngừng kế hoạch tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD trước khi công bố một thông báo vào ngày 5/3 tới. Trước đó, Tổng thống Trump cũng cho biết sẽ kéo dài thời hạn ban đầu là ngày 28/2 để đạt một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, sau khi xem xét tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán gần đây giữa quan chức cấp cao hai bên tại Washington.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng phát từ giữa năm 2018, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Trong cuộc gặp tại Argentina hồi tháng 11/2018, lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" trong 90 ngày để thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD nếu hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến này trước ngày 1/3.
Tuy nhiên, với kết quả tích cực mà đoàn đàm phán thương mại hai nước đạt được sau cuộc thương lượng mới nhất tại Washington hôm 24/2 vừa qua, Tổng thống Trump đã thông bão hoãn kế hoạch tăng thuế nói trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Phương Oanh (TTXVN)
Theo Tintuc
Công ty Trung Quốc "vật lộn" với chính sách đề đề phòng Bắc Kinh của Mỹ Các công ty của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào Mỹ trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt các khoản tiền từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn mối đe dọa về an ninh quốc gia. Tòa nhà do HNA từng sở hữu ở trung tâm Manhattan, New York (Ảnh: Google Street View) Tập...