Uber cù nhầy, chủ xe bối rối
Việc Uber không đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước, một mặt làm Nhà nước thất thu thuế và một mặt làm cho người kinh doanh xe và cả khách hàng đi Uber phải đối mặt nhiều rủi ro.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Sở GTVT Hà Nội và TP.HCM tăng cường quản lý xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng các ứng dụng mạng trong kinh doanh, trong đó quan trọng là nộp thuế. Hiện hãng taxi Vinasun và Grab taxi đã đăng ký kinh doanh và làm nghĩa vụ thuế, chỉ có Uber là chưa.
Không đăng ký kinh doanh, cũng chẳng nộp thuế
Ông Lê Hoàng Minh – phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM – cho biết trong hai năm qua, sở đã gửi nhiều văn bản đến Uber Hà Lan (chủ sở hữu ứng dụng Uber) thông qua Uber tại Việt Nam đề nghị họ xây dựng đề án thực hiện hợp đồng điện tử về vận chuyển hành khách nhưng đến thời điểm này họ vẫn chưa thực hiện.
Như vậy, xe Uber đang hoạt động theo hợp đồng điện tử là chưa thực hiện theo đúng pháp luật Việt Nam về điều kiện kinh doanh vận tải. Trong đó, phải đăng ký kinh doanh, xe phải có phù hiệu, thiết bị giám sát hành trình…
Về mặt quản lý, theo ông Minh, đến nay Sở GTVT không kiểm soát được đội ngũ lái xe Uber, trong khi đơn vị Uber cũng không chịu trách nhiệm về các hành vi lái xe của họ.
Đơn cử: hôm 29-8 tại TP.HCM, một tài xế Uber đã dùng dao khống chế một nữ hành khách cướp tài sản nhưng chủ sử dụng ứng dụng này gần như vô can, không có trách nhiệm.
Ở cấp cao hơn, Bộ GTVT cũng nhiều lần yêu cầu Uber thực hiện đúng quy định về hoạt động kinh doanh vận tải nhưng họ không đáp ứng.
Hiện nay, điều “lăn tăn” trong hoạt động Uber tại Việt Nam là họ cho rằng họ làm marketing cung ứng dịch vụ phần mềm, không kinh doanh vận tải.
Do đó, họ không chịu đăng ký kinh doanh vận tải tại Việt Nam. Trong thực tế Uber điều hành kinh doanh về vận tải khi đưa ra giá cả, chính sách hỗ trợ, thu tiền…
Rủi ro cho chủ xe và khách hàng
Chính vì Uber không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam nên họ không có trách nhiệm với đối tác (người có xe đưa vào kinh doanh) và cả khách hàng.
Một tài xế Uber chở khách tại TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Video đang HOT
Theo ông Minh, chẳng hạn những người thấy dịch vụ Uber là cơ hội làm ăn nên đầu tư nhiều xe, nhưng việc đầu tư này không có bất kỳ cam kết nào với nhà cung ứng dịch vụ.
Giả sử đến khi nào đó chính sách của Nhà nước Việt Nam hoặc của chính Uber thay đổi, gây bất lợi cho người kinh doanh thì chủ xe lãnh đủ.
Chị Thanh Nhàn – chủ một số xe chạy ứng dụng Uber – cho biết hiện chị kinh doanh xe Uber cũng có “đồng ra đồng vào” nhưng chưa nghe Uber nói gì về thuế. “Nếu thời gian tới phải nộp thuế chắc tôi và nhiều chủ xe khác sẽ gặp khó khăn hơn” – chị nói.
Vẫn theo ông Minh, gần như tất cả xe Uber đều không có đăng ký kinh doanh như Vinasun hay Grab taxi nên không có thiết bị giám sát hành trình, do vậy khi “có chuyện” việc xử lý sự việc rất khó khăn, như các vụ cướp, uy hiếp khách… Đây là những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho khách đi xe.
Cước Uber không rẻ hơn, nếu…
Uber trên thực tế có ứng dụng hiện đại và giá cước rẻ nên trong hai năm hoạt động thử nghiệm là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các hãng taxi truyền thống.
Ông Đỗ Văn Thắng – tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh – đặt vấn đề: liệu nếu Uber phải đóng thuế và phải tuân thủ các quy định đối với ngành nghề kinh doanh taxi thì giá cước Uber có thấp hơn taxi truyền thống? Câu trả lời là không.
Do không bị ràng buộc về điều kiện kê khai giá cước như taxi truyền thống nên Uber có thể tự do điều chỉnh giá cước theo giờ. Trên thực tế vào các giờ cao điểm, giá cước Uber tăng rất cao.
Ngoài ra, vì không đăng ký kinh doanh, không đóng thuế và không phải chịu các chi phí như không mua bảo hiểm phương tiện kinh doanh, không mua bảo hiểm cho lái xe, không phải đầu tư chi phí trang bị đồng hồ tính tiền, máy in hóa đơn và hệ thống điều hành tổng đài, không mất chi phí lập trình điều chỉnh đồng hồ tính cước khi giá xăng lên, xuống… nên giá thành vận chuyển của Uber không cao.
Điều này tạo ra bất bình đẳng về giá và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp cung cấp cùng loại dịch vụ.
Liệu có giải pháp nào để quản lý Uber, thu thuế cho Nhà nước và đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp taxi?
Trả lời câu hỏi này, ông Thắng cho rằng với Uber ở Hà Lan, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác định tổng số tiền Uber đã chuyển ra nước ngoài qua hệ thống ngân hàng (20% doanh thu của hoạt động Uber tại Việt Nam) và truy thu thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu này.
Với nhà đầu tư Uber ở Việt Nam, để quản lý và thu thuế đội ngũ lái xe Uber thì nên làm như cách của Mỹ: lái xe phải đăng ký với Sở GTVT để được cấp số ID và bảng tên.
Lái xe cũng phải khám sức khỏe định kỳ và mua bảo hiểm xe kinh doanh. Đồng thời, lấy doanh thu trung bình của một xe taxi tương đương chạy đồng hồ (taxi truyền thống) để làm cơ sở tính thuế và áp thuế khoán đó cho xe Uber.
Nếu phát hiện lái xe Uber không đăng ký, không có ID thì phạt tiền, giam xe, bằng lái…
Theo ông Tạ Long Hỷ – chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM, Uber được phép hoạt động cung ứng dịch vụ phần mềm nhưng cần phải tuân thủ luật pháp về kinh doanh vận tải hành khách công cộng; thực hiện các nghĩa vụ về thuế để cùng tạo ra môi trường kinh doanh phục vụ hành khách lành mạnh, không để bát nháo như hiện nay.
Xử phạt xe Uber 884 triệu đồng Theo ông Lê Hồng Việt – phó thanh tra Sở GTVT TP.HCM, tính từ tháng 8-2015 đến nay sở đã xử phạt 263 xe Uber với số tiền phạt 884 triệu đồng. Trong đó có 95 xe không đăng ký kinh doanh (ôtô cá nhân), 85 xe không có hợp đồng vận chuyển hành khách, 39 xe không có phù hiệu xe hợp đồng, 24 xe không có thiết bị giám sát hành trình…
Theo_Hà Nội Mới
Xe khách trá hình vẫn được cấp phù hiệu
Ngành GTVT liên tục sửa đổi các quy định về kinh doanh vận tải nhưng tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này vẫn tồn tại dai dẳng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp khoán trắng cho lái xe dẫn đến việc chạy ẩu, mất ATGT, thậm chí một số Sở GTVT biết nhưng vẫn lờ đi.
Buông lỏng, khoán trắng cho lái xe là nguyên nhân khiến TNGT diễn biến phức tạp
Buông lỏng quản lý lái xe
Khoảng 8h15 ngày 3-5, trên QL1 đoạn qua xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe khách BKS: 43B-026.33 (treo biển nhà xe Sơn Lâm chạy tuyến Đà Nẵng - Đức Phổ, Quảng Ngãi, với xe tải chở dăm gỗ BKS: 76C-034.43 và xe chở đất BKS: 43S-4336 làm 4 người chết và 5 người bị thương.
Theo Sở GTVT Đà Nẵng, xe khách BKS: 43B-026.33 thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phương Huyền ở quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Xe này đăng ký lưu hành dưới dạng xe không kinh doanh vận tải. Qua kiểm tra, Sở này phát hiện xe chưa đăng ký kinh doanh vận tải và không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Như vậy, xe khách BKS: 43B-026.33 đã hoạt động vận tải khách chui.
Đáng chú ý, những vụ việc tương tự không phải là hiếm ở nhiều địa phương. Báo cáo của Bộ GTVT về kết quả kiểm tra công tác đảm bảo ATGT trong lĩnh vực vận tải tại một số địa phương như Quảng Ninh, Nghệ An, Phú Thọ... cho thấy, một số đơn vị kinh doanh vận tải còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý vận tải.
Giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe tại một số đơn vị còn lỏng lẻo, chưa ký đầy đủ hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho lái xe. Tình trạng lái xe vi phạm, vượt quá tốc độ cho phép còn nhiều, trong khi đơn vị vận tải chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, khiến vi phạm liên tục tái diễn. Cụ thể, kiểm tra tại 7 doanh nghiệp vận tải trên địa bàn Phú Thọ cho kết quả, có 2/7 doanh nghiệp có lái xe vi phạm về thời gian lái xe liên tục.
Tại Nghệ An, có 4/8 doanh nghiệp có lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chưa được tập huấn, không thực hiện đúng quy trình kiểm tra an toàn trước khi phương tiện tham gia hoạt động vận tải. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Thanh tra Bộ GTVT ghi nhận, 6/11 đơn vị có xe được kiểm tra không niêm yết giá cước, 3/11 đơn vị không niêm yết tên hoặc số điện thoại của đơn vị...
Ký hợp đồng thuê xe để xin cấp phù hiệu
Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 28 đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định, với tổng số 648 phương tiện; 26 đơn vị vận tải khách theo hợp đồng, với tổng số 240 phương tiện; 39 đơn vị vận tải taxi, với tổng số 1.287 phương tiện; 5 đơn vị bus, với tổng số 139 phương tiện... Kết quả thanh tra cho thấy, có tới 9/11 đơn vị có người điều hành vận tải chưa được tập huấn nghiệp vụ theo quy định; 7/11 đơn vị có nhiều xe không đảm bảo điều kiện hoạt động.
Liên quan đến công tác phương tiện và quản lý phương tiện, kết luận thanh tra cũng chỉ rõ có tới 7/11 đơn vị không lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; 7/11 đơn vị có một số xe ô tô được kiểm tra tại hiện trường có lắp thiết bị giám sát hành trình ở bên trong (lắp kín), nhưng không đưa cổng đèn báo trạng thái hoạt động của thiết bị ra bên ngoài.
Chưa dừng lại ở các vi phạm trên, cũng chỉ với 11 đơn vị được kiểm tra, thì có tới 6/11 đơn vị có nhiều lái xe chưa được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Bộ phận ATGT hoạt động yếu kém, mới chỉ thực hiện một số ít nhiệm vụ theo quy định. Nhiều đơn vị có lập hồ sơ, sổ sách về hoạt động của bộ phận ATGT, nhưng việc lập hồ sơ, sổ sách chỉ là hình thức, không phản ánh đúng hoạt động vận tải của đơn vị.
Kết quả kiểm tra của Bộ GTVT cũng chỉ ra, một số đơn vị có nhiều xe không đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh vận tải. Đáng chú ý, các đơn vị vận tải ký hợp đồng thuê xe và sử dụng số hợp đồng này để xin phù hiệu xe. Thực chất, các đơn vị không thuê xe để kinh doanh vận tải theo quy định.
Do đó, các đơn vị vận tải không có quyền sử dụng hợp pháp đối với các xe đi thuê và cũng không cần biết các xe đi thuê có đảm bảo điều kiện theo quy định hay không. Cụ thể như, Công ty TNHH Vân Hà (Nghệ An) không có quyền sử dụng hợp pháp đối với 38 xe đi thuê do thực tế, công ty không thuê xe để kinh doanh vận tải theo quy định, mà việc ký hợp đồng thuê xe chỉ là hình thức với mục đích để xin cấp phù hiệu xe; Công ty không tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hoặc theo dõi việc sửa chữa, bảo dưỡng đối với các xe đi thuê.
Địa phương giám sát qua loa
Thanh tra hoạt động quản lý tại các Sở GTVT, Bộ GTVT phát hiện ra nhiều tồn tại khi các địa phương chưa thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải qua thiết bị giám sát hành trình. Có địa phương, giám sát theo kiểu hình thức, không xử lý các vi phạm, nhất là các lỗi về chạy quá tốc độ quy định, hành trình chạy xe, thời gian hoạt động của lái xe...
Thậm chí, các Sở GTVT cũng không thẩm định kỹ hồ sơ cấp phù hiệu cho các xe đi thuê dẫn đến xe chưa đảm bảo điều kiện vẫn hoạt động kinh doanh vận tải. Có nơi cấp một số phù hiệu xe tuyến cố định có thời hạn không đúng với thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải của doanh nghiệp...
Trước thực trạng vi phạm nêu trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã yêu cầu Sở GTVT Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải; hoạt động khi không có giấy phép kinh doanh vận tải; buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện, người lái và các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông (như xe chạy quá tốc độ, sai hành trình, quá thời gian làm việc của lái xe...).
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề nghị các Sở GTVT thu hồi phù hiệu xe đối với các xe đơn vị vận tải đi thuê trước ngày 1-6-2016. Đặc biệt, Sở GTVT Quảng Ninh phải rà soát, kiểm tra và xác định nguyên nhân của các đơn vị vận tải khách theo hợp đồng không thực hiện thông báo nội dung Hợp đồng vận chuyển cho Sở GTVT, nếu cần thiết thì thu hồi Giấy phép kinh doanh 6 tháng.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tăng cường công tác kiểm tra tại đầu bến đối với các xe chở khách, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; chỉ đạo Thanh tra Sở GTVTtăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các xe vi phạm trong hoạt động vận tải như xe chạy sai hành trình, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, "xe dù, bến cóc", xe núp bóng hợp đồng để chạy tuyến cố định...
Tình trạng doanh nghiệp khoán trắng cho lái xe đã được đề cập đến từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Các chuyên gia cũng như cơ quan chức năng nhìn nhận, việc khoán trắng cho lái xe là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu để tranh giành khách, lái xe liên tục trong một thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, dễ gây tai nạn. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa thể có cách xử lý triệt để.
Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng lại Nghị định 86 về kinh doanh vận tải theo hướng siết chặt những quy định được đánh giá là liên quan đến ATGT, đồng thời cũng nới lỏng những quy định rườm rà, gây áp lực cho doanh nghiệp. Đáng nói, quy định trong lĩnh vực kinh doanh vận tải được Bộ GTVT sửa đổi, thay đổi khá nhanh, từ 1-2 năm/lần nhưng vẫn không thể bao quát hết được, vẫn có lỗ hổng hoặc vẫn bỏ ngỏ để các doanh nghiệp vận tải lợi dụng vi phạm.
Theo_An ninh thủ đô
595 xe ô-tô bị xử lý thông qua thiết bị giám sát hành trình trong tháng 3-2016 Về tình hình vi phạm tốc độ xe chạy của các địa phương, trong tháng 3-2016, cả nước có tổng số 101.633 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,073 lần/1.000km. Tính lũy kế đến 31-3-2016 trên cả nước có tổng số 952.069 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm...