Uber chỉ hợp tác với DN vận tải đủ điều kiện
Uber chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh về giấy phép, phương tiện, lao động…
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa có công văn gửi Hiệp hội Vận tải Taxi TP. HCM và Hiệp hội Vận tải Hà Nội về hoạt động của dịch vụ Uber tại Việt Nam.
Công ty Uber chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh về giấy phép, phương tiện, lao động…
Trong đó, Bộ trưởng Thăng cho rằng, công ty Uber là một đơn vị kinh doanh về công nghệ theo giấy phép kinh doanh đã được UBND TP .HCM cấp và không kinh doanh vận tải. Vì vậy, công ty Uber không phải là đối tượng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.
Tuy nhiên, hoạt động của công ty Uber có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh vận tải. Do đó, để bảo đảm phần mềm Uber hoạt động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu công ty Uber và các đối tác thực hiện một số yêu cầu.
Video đang HOT
Cụ thể như, công ty Uber chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện kinh doanh về giấy phép, phương tiện, lao động… theo đúng quy định tại Luật Giao thông đường bộ và nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã hoặc sẽ ký hợp đồng với công ty Uber phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật khi cung cấp phương tiện, lái xe có sử dụng phần mềm ứng dụng Uber; đặc biệt là thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải.
Trong công văn, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện thanh tra đột xuất và định kỳ đối với hoạt động các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải có sử dụng phần mềm Uber, nếu không đảm bảo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Công ty Uber phải có trách nhiệm liên đới.
Trao đổi với phóng viên ngày 5/1, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội cho biết, Hiệp hội này vừa nhận được công văn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về hoạt động của dịch vụ Uber taxi tại Việt Nam.
Ông Liên cho rằng, yêu cầu “Uber chỉ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có đủ điều kiện” là hoàn toàn hợp lý.
Bởi với yêu cầu trên, chỉ doanh nghiệp kinh doanh taxi và vận tải ô tô mới đáp ứng được điều kiện về giấy phép, phương tiện, lao động… Đồng thời, Theo ông Liên, quy định trên cũng có nghĩa là Uber không được hợp tác với xe riêng của tư nhân.
Ông Liên cho biết thêm, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và taxi phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về chất lượng xe, bảo hiểm, giá cước…
“Trong khi đó xe tư nhân, không kinh doanh vận tải, không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho hành khách, khi không may xảy ra tai nạn cả lái xe và hành khách đều thiệt mạng thì trách nhiệm thuộc về Uber hay xã hội phải lo?”
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh nhiều về hoạt động của dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber). Hiện nay, dịch vụ này vẫn đang hoạt động, chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM.
Tháng 12/2014, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM xem xét, giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi TP.HCM về việc xem xét, cân nhắc thời điểm cho phép dịch vụ vận tải hành khách ứng dụng công nghệ mạng để điều hành (Uber) hoạt động tại Việt Nam.
Theo NTD
Người có công được ưu tiên phục vụ tại cảng hàng không
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ký Chỉ thị bổ sung đối tượng người có công với Cách mạng vào danh sách hành khách được ưu tiên phục vụ tại các cảng hàng không.
Ảnh minh họa
Hiện nay, các hãng hàng không khai thác tại Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp cảng hàng không áp dụng chế độ ưu tiên làm thủ tục hàng không (check in) tại các quầy riêng, lối đi riêng để vào làm thủ tục soi chiếu an ninh và lên tàu bay cho các đối tượng là khách hạng thương gia, Sky boss... tại các cảng hàng không Việt Nam. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ vận tải hàng không trên thế giới.
Nhằm tôn vinh và tri ân những người có công với Cách mạng, nâng cao truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của người Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng yêu cầu doanh nghiệp cảng hàng không, các hãng hàng không khai thác tại Việt Nam bổ sung các đối tượng hành khách là người có công với Cách mạng (được nêu rõ tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh 26/2005 quy định ưu đãi người có công với Cách mạng và Pháp lệnh số 4/2012 bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 26/2005) vào đối tượng khách được phục vụ ưu tiên.
Các hãng hàng không có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình của mình để đảm bảo việc phục vụ các đối tượng hành khách là người có công với Cách mạng; thông báo công khai, đầy đủ cho hành khách về đối tượng được ưu tiên phục vụ tại cảng hàng không.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với các hãng hàng không triển khai các biển chỉ dẫn tại các khu vực làm thủ tục hàng không phù hợp với hạ tầng cơ sở của từng cảng hàng không và quán triệt đến các nhân viên hàng không nội dung mới này.
Anh Hoa
Theo_Báo Chính Phủ
Có lúc đích thân Bộ trưởng phải "ra trận" So với các Bộ trưởng khác, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng dường như xuống thực địa nhiều hơn, chỉ đạo trực tiếp nhiều hơn. Điều này đang gây tranh cãi trong dư luận. Có người cho rằng là Bộ trưởng thì phải ngồi ở nhà làm chính sách chứ không nên chạy ra đường làm những việc cụ...