UBCKNN đang xem xét cấp margin cho một số mã chứng khoán trên sàn UPCoM
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sớm có báo cáo về việc áp dụng margin cho một số mã chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên sàn UPCoM, trong đó cần có luôn danh sách cụ thể. “Nếu các cổ phiếu này đảm bảo được tiêu chuẩn như sàn niêm yết, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính và nếu được đồng thuận sẽ cho phép triển khai để thị trường có cơ hội gia tăng thanh khoản”, lãnh đạo UBCKNN thông tin.
Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho biết đã đề nghị HNX sớm có báo cáo về việc áp dụng margin cho một số mã chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên sàn UPCoM
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã có cuộc họp trực tuyến với đại diện lãnh đạo khoảng 40 công ty chứng khoán, 20 công ty quản lý quỹ, cùng hai Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam với mục tiêu lớn nhất là hỗ trợ thị trường chứng khoán vượt qua đại dịch Covid-19.
Bà Tạ Thanh Bình – Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCKNN cho hay tính từ đầu năm 2020 đến ngày 25/2/2020, dòng vốn gián tiếp nước ngoài trên TTCK Việt Nam rút ròng ở mức tương đương với 0,037% giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Bà Bình nhận định lượng rút này là “không đáng kể”.
Lãnh đạo UBCKNN nêu quan điểm sẽ tiếp tục điều hành TTCK theo quan điểm: “Tôn trọng sự tự điều chỉnh theo quan hệ cung – cầu của thị trường, hạn chế tối đa các tác động, can thiệp về hành chính và kỹ thuật vào thị trường khi chưa thật sự cần thiết”.
Cũng với đó, tăng cường theo dõi giám sát các diễn biến của thị trường để kịp thời đưa thông tin chính thống, minh bạch cho thị trường; trấn an tâm lý nhà đầu tư; xử lý nghiêm những hành vi thao túng, trục lợi do dịch bệnh hoặc tung tin đồn thất thiệt để trục lợi.
Video đang HOT
Chia sẻ tại cuộc họp, ông Bùi Thế Tân – Giám đốc Khối dịch vụ Chứng khoán khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng, nhưng không quá lo ngại và cũng không được chủ quan.
Ông Tân đề xuất, cơ quan quản lý cần có thêm giải pháp để gia tăng thanh khoản cho thị trường như việc sớm nghiên cứu áp dụng cơ chế giao dịch trong ngày. Trước mắt, cơ quan quản lý có thể nghiên cứu để áp dụng margin cho một số cổ phiếu tốt, đủ tiêu chuẩn trên UPCoM để tăng thanh khoản và thu hút thêm dòng tiền của nhà đầu tư vào thị trường.
Khá lạc quan, ông Trần Hải Hà – Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định ở một góc độ nào đó, Covid-19 tạo ra cơ hội cho thị trường và các công ty tái cơ cấu, làm mới mình; đồng thời cũng là cơ hội để thị trường thanh lọc.
Bên cạnh một số vấn đề liên quan tới phí, ông Hà đề xuất cần gia hạn thêm thời gian hợp đồng margin để tạo điều kiện giảm áp lực cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường giảm và biến động lớn.
Ông Nguyễn Quang Bảo – Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) thì kiến nghị cơ quan quản lý cần có chính sách và quy trình rõ ràng hơn để nhà đầu tư ngoại dễ dàng đầu tư hơn vào các mã đang hết room trên thị trường.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các quỹ đầu tư tỷ USD như Eastpring Investments, VinaCapital chia sẻ rằng hoạt động đầu tư, tái cơ cấu danh mục của quỹ vẫn diễn ra bình thường. Quỹ không có ý định giảm tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn cho hay đối với đề xuất kéo dài thời gian hiệu lực của hợp đồng margin, UBCKNN sẽ chỉ đạo đơn vị chuyên môn tổng hợp và xem lại, nếu phù hợp sẽ tạo điều kiện để nới thời gian hợp đồng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán và giảm áp lực cho nhà đầu tư.
Lãnh đạo UBCKNN cho biết đã đề nghị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sớm có báo cáo về việc áp dụng margin cho một số mã chứng khoán đủ tiêu chuẩn trên sàn UPCoM, trong đó cần có luôn danh sách cụ thể.
“Nếu các cổ phiếu này đảm bảo được tiêu chuẩn như sàn niêm yết, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính và nếu được đồng thuận sẽ cho phép triển khai để thị trường có cơ hội gia tăng thanh khoản”, Phó Chủ tịch UBCKNN thông tin.
Ông Phạm Hồng Sơn cho rằng, cũng như nhiều thị trường khác, TTCK Việt Nam sẽ còn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 là khó tránh khỏi, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đã khống chế tốt dịch bệnh và với nền tảng kinh tế vĩ mô tốt, TTCK sẽ sớm ổn định trở lại, việc thị trường giảm sâu chủ yếu là do tâm lý lo sợ chi phối.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Doanh thu và lợi nhuận đầu tư nước ngoài của Viettel khả quan
Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global-Upcom: VGI) vừa cho biết, lũy kế cả năm 2019, doanh thu của Viettel Global tăng lên 17.047 tỷ đồng, so với mức 16.867 tỷ đồng của năm 2018. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 2.154 tỷ đồng, tăng 2.300 tỷ đồng so với mức lỗ 150 tỷ đồng của năm 2018.
Unitel (thương hiệu Viettel tại Lào) tăng trưởng thuê bao năm 2019 gấp 1,7 lần so với năm 2018.
Mytel cán mốc 8 triệu thuê bao sau 1,5 năm kinh doanh và là nhà mạng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Myanmar.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cả năm đạt 34,1%, mức cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu là do thị trường Myanmar đi vào hoạt động ổn định kéo lợi nhuận của công ty liên kết tăng gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2018. Bên cạnh đó, 8/9 thị trường quốc tế của Viettel Global (không tính thị trường Peru vào báo cáo tài chính dù đây là thị trường do Viettel Global vận hành kinh doanh) đều có mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2019; diễn biến tỷ giá thời gian qua thuận lợi; chi phí quản lý và bán hàng được tiết giảm là những nguyên nhân quan trọng giúp hiệu quả kinh doanh được cải thiện. Hiện nay, khi thị trường viễn thông thế giới đã vào tình trạng bão hòa, tăng trưởng trung bình của các công ty viễn thông trên thế giới thường ở mức một con số (dưới 4%).
Movitel (thương hiệu Viettel tại Mozambique) tăng trưởng doanh thu 18,3%, cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Natcom (thương hiệu Viettel tại Haiti) tăng trưởng doanh thu dịch vụ 2 con số liên tiếp trong 3 năm, lợi nhuận trước thuế lũy kế dương.
Với kết quả kinh doanh khả quan, cổ phiếu VGI của Viettel Global đã tăng gần gấp đôi trong một năm qua, hiện dao động quanh mức 26.000-27.000 đồng/CP, tương ứng vốn hóa thị trường đạt hơn 80.000 tỷ đồng, là doanh nghiệp lớn thứ hai trên sàn Upcom. Tại thời điểm 31-12-2019, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của Viettel Global đạt lần lượt là 61.800 tỷ đồng và 25.115 tỷ đồng.
Tin, ảnh: MAI LINH
Theo qdnd.vn
Doanh nghiệp lác đác chào sàn Sau những tháng cuối năm 2019 hút được nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết, cả hai sàn chứng khoán đều đang trầm lại. Dù vậy, vẫn có những tín hiệu sáng khi doanh nghiệp lựa chọn niêm yết từ nhu cầu tự thân và đáp ứng yêu cầu trong các quy định của cơ quan quản lý. Không nhiều doanh nghiệp chào...