UBCKNN công bố tin nóng về thương vụ M&A cao nhất lịch sử ngành ngân hàng
Giao dịch mua bán cổ phần giữa BIDV và KEB Hana Bank được coi là thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Ngày 25/10/2019, UBCK Nhà nước đã công bố thông tin mới nhất về thương vụ này.
Theo thông tin Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – mã chứng khoán BID) vừa cho biết, ngày 25/10/2019, BIDV đã nhận được văn bản số 6479/UBCK-QLCB của UBCK Nhà nước thông báo nhận đủ hồ sơ đăng ký phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank. Đây chính là cơ sở để 2 bên triển khai các thủ tục cuối cùng tiến tới hoàn tất giao dịch.
Theo đó, UBCK Nhà nước công bố đã nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo Giấy đăng ký chào bán riêng lẻ ngày 02/08/2019 của BIDV và đã công bố trên website của UBCK Nhà nước.
Trước đó, ngày 22/7/2019, Hội đồng quản trị BIDV đã thông qua các văn kiện chào bán hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank với tổng giá trị hơn 20.295 tỷ đồng.
Hiện tại, vốn chủ sở hữu của BIDV đến hết ngày 30/9/2019 ở mức 59.377 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm.
Ngay từ khi thông tin thương vụ KEB Hana Bank được công bố, trên thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu BID đã bắt đầu tăng đều. Chốt phiên giao dịch ngày 25/10, thị giá dừng ở mức 40.200 đồng/cổ phiếu. Tính chung từ đầu quý 3 đến nay, mã BID đã tăng giá tới hơn 28%. Vốn hoá thị trường theo đó vào khoảng 137.774 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong ngày 25/10/2019, BIDV phát đi một tín hiệu mừng cho các Nhà đầu tư khi thông báo về việc chi trả cổ tức, theo đó tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 và 2018 là 14% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận được 1.400 đồng); Ngày chốt danh sách cổ đông là 08/11/2019, ngày thanh toán là 12/12/2019.
Trước đó, ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2019 với kết quả khả quan. Nhờ tiết giảm chi phí hoạt động lên tới 500 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 9 tháng năm nay của ngân hàng này tăng tới tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, BIDV tiếp tục trích lập dự phòng thêm 5.756 tỷ đồng trong Quý III nên lợi nhuận trước thuế lũy kế đến hết Quý III của BIDV ghi nhận ở mức 7.028 tỷ đồng.
R iêng trong quý 3 vừa qua, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 8.752 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong Quý 3 cũng tăng 28% lên mức 1.050 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh từ lỗ 3,2 tỷ đồng chuyển sang lãi hơn 175 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 342 tỷ đồng; thu nhập khác cũng ở mức 1.491 tỷ đồng.
Đặcbiệt, chi phí hoạt động quý 3 giảm tới 17% xuống còn 3.513 tỷ, sau khi trừ đi khoản chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV báo lãi trước thuế riêng Quý 3 đạt 2.319 tỷ đồng, tăng 1,5%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 34.258 tỷ đồng; bên cạnh đó, do chi phí hoạt động giảm 4,6%, tương đương giảm hơn 500 tỷ đồng còn 10.729 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng đạt 23.529 tỷ đồng, tăng 8,8%.
Tính đến hết ngày 30/9/2019, tổng tài sản ngân hàng này ở trên mức 1,42 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6%, đạt 1,07 triệu tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách tăng 9,6%, đạt hơn 1,08 triệu tỷ đồng. Theo phần thuyết minh, hiện nay nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) của ngân hàng này đều giảm.
Không chỉ có kết quả kinh doanh khả quan, ngân hàng này còn đưa ra nhiều chính sách lãi suất, sản phẩm để hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, từ ngày 01/08/2019 đến ngày 31/12/2019, BIDV giảm mức trần lãi suất 0,5%/năm so với trước đó và thấp hơn 1,0%/năm so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dành cho các đối tượng khách hàng ưu tiên theo quy định của NHNN. Trước đó, từ ngày 10/01/2019, BIDV đã giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với tất cả lĩnh vực ưu tiên (từ mức 6,5%/năm về mức 6,0%/năm).
Bên cạnh việc giảm trần lãi suất cho 03 nhóm đối tượng ưu tiên nêu trên, kể từ ngày 01/08/2019 đến ngày 31/12/2019, BIDV triển khai 2 gói tín dụng với quy mô lên tới 70.000 tỷ đồng với lãi suất giảm 0,5%/năm so với hiện nay. Trong đó, gói tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô 60.000 tỷ đồng; gói tín dụng ngắn hạn dành cho Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp khởi nghiệp với quy mô 10.000 tỷ đồng.
P.V
Theo Petrotimes.vn
Lợi nhuận quý 3/2019 của một ngân hàng bất ngờ tăng tới 54 lần so với cùng kỳ
Thu nhập lãi thuần quý 3/2019 của ngân hàng này tăng tới 58% so với cùng kỳ. Nhiều mảng kinh doanh khác cũng có lợi nhuận tăng trưởng rất cao.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019.
Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế quý 3 của ngân hàng tăng đột biến, đạt 497 tỷ đồng, cao gấp 23 lần mức đạt được cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ, gấp 54 lần cùng kỳ.
Trong đó, thu nhập lãi thuần quý 3 của MSB tăng tới 58% đạt 864 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng vọt 110% đạt 162 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 147 tỷ, tăng 72%; lãi từ hoạt động khác tăng gần 5 lần lên 463 tỷ. Chỉ có hoạt động ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh kém khả quan hơn.
Theo đó, thu nhập hoạt động quý 3 của MSB tăng 78% đạt gần 1.700 tỷ. Chi phí hoạt động tăng 23,5% lên 681 tỷ, chi phí dự phòng tăng mạnh 46% lên 506 tỷ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của MSB đạt 1.064 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần cùng kỳ. Mức tăng trưởng ấn tượng này có được nhờ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ tăng mạnh. Ngoài ra, lãi từ hoạt động khác tăng đột biến, tăng 75% đạt 776 tỷ đồng.
Trong khi đó, chi phí hoạt động chung của 9 tháng chỉ tăng nhẹ 2,2% lên 1.671 tỷ, chi phí dự phòng còn giảm 6,3% xuống còn 765 tỷ.
Cuối tháng 9, tổng tài sản của ngân hàng đạt 148.342 tỷ đồng, tăng 7,7% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 18,6% đạt 57.828 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 21,7% đạt 77.343 tỷ đồng.
Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/9 là 1.663 tỷ, tăng 13,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm xuống 2,88%.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
BIDV báo lãi 9 tháng sụt giảm, nợ có khả năng mất vốn vọt lên hơn 12.000 tỷ đồng 9 tháng, mặc dù cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng của BIDV đều tăng, song lợi nhuận sau thuế lại giảm và nợ xấu bật lên 2,1%. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) công bố BCTC hợp nhất quý III ghi nhận thu nhập lãi thuần 8.751 tỷ đồng, tăng 7% so với...