UBCK làm rõ quy định về room tại VCG (Vinaconex)
Trước sự băn khoăn của công chúng về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( VCG), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, doanh nghiệp này niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 9/2008. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG thay đổi song song với thay đổi của quy định của pháp luật, chia làm 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1, trước khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/9/2015), tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VCG là 49% (căn cứ vào Điều 1, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch).
Tiếp đó, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định 238/2005 cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng (khoản 1, Điều 2).
Giai đoạn 2, sau khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/9/2015), theo Điều 2a Nghị định này, tỷ lệ sở hữu tại công ty đại chúng thực hiện theo điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành. Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề (mà công ty đó hoạt động) có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Trong Thông tư 123/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam có quy định, công ty đại chúng có trách nhiệm xác định ngành, nghề đầu tư kinh doanh và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty.
Danh mục về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh (nếu có) thực hiện theo điều ước quốc tế, quy định pháp luật đầu tư, pháp luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, Thông tư 123 không quy định cụ thể thời hạn doanh nghiệp phải xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa. Do đó, tương tự VCG, các công ty đại chúng chưa xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa theo ngành nghề kinh doanh vẫn được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chốt sở hữu nước ngoài tối đa ở mức 49% (như giai đoạn trước đây).
Video đang HOT
Tại VCG, do cổ đông SCIC và Viettel muốn thoái vốn nên mới đây, VCG đã đề nghị UBCK hướng dẫn chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước khi SCIC thực hiện thoái vốn. Cơ sở để thực hiện chốt room được căn cứ vào Nghị định 60/2015/NĐ-CP.
Dựa trên thông báo của VCG về sở hữu nước ngoài tối đa là 0% (do Công ty có ngành bán buôn thuốc lá và bán xăng dầu, xuất khẩu lao động), UBCK đã có Công văn số 7521/UBCK-PTTT ngày 8/11/2018 xác nhận tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại VCG là 0%.
Hiện nay, VCG đã có sở hữu nước ngoài thực tế là gần 11%, cao hơn so với mức quy định của pháp luật (0%). Căn cứ theo Khoản 4, Điều 11, Thông tư 123 thì Công ty phải bảo đảm không làm tăng tiếp sở hữu này bằng cách nhà đầu tư nước ngoài không được tiếp tục mua vào cổ phiếu VCG.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Công ty của con trai ông Trịnh Văn Bô cùng 1 doanh nghiệp "lạ" tham gia đấu giá lượng cổ phiếu Vinaconex trị giá 2.000 tỷ đồng
Viettel sẽ bán đấu giá trọn lô 21,28% cổ phần của Vinaconex vào ngày 22/11.
Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô
Ngày 22/11 tới đây, cả SCIC và Viettel sẽ cùng tổ chức bán đấu giá trọn lô toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Theo đó, Viettel đấu giá toàn bộ 94 triệu cổ phần, tương đương 21,3% vốn điều lệ còn SCIC đấu giá 57,7% cổ phần.
Giá khởi điểm là 21.300 đồng/cp và nhà đầu tư phải mua toàn bộ số cổ phần mà SCIC hoặc Viettel đang nắm giữ. Tính theo giá khởi điểm, lô cổ phần của SCIC có trị giá 5.429 tỷ đồng còn lô của Viettel trị giá 2.002 tỷ đồng.
Cả 2 cổ đông lớn nhất của Vinaconex là SCIC và Viettel cùng thoái vốn
Hiện tại, mức giá khởi điểm đấu giá cao hơn 15% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu VCG, đạt 18.600 đồng. Từ tháng 4/2018 đến nay, cổ phiếu VCG đều chưa vượt qua được mức giá 20.000 đồng.
Hội đồng thẩm định đã "chốt" danh sách các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần Viettel tại Vinaconex theo lô là: Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam.
Một trong những tiêu chí xem xét và đánh giá nhà đầu tư là việc phải chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng mua toàn bộ số lượng cổ phần của Viettel. Như vậy, các nhà đầu tư lọt qua danh sách thẩm định chắc hẳn phải có một hồ sơ năng lực tài chính đáng nể.
Đáng chú ý là cả 2 doanh nghiệp này đều khá lạ lẫm. Công ty Bất động sản Cường Vũ được thành lập ngày 7/11/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ sở hữu kiêm Giám đốc Công ty là ông Vũ Xuân Cường, sinh năm 1970.
Vốn điều lệ của Cường Vũ khi thành lập là 20 tỷ đồng và chưa có thay đổi gì mới theo như thông tin trên Cổng đăng ký kinh doanh.
Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26/1/2010 với có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỷ đồng và vốn pháp định 6 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm 6 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Đức là cổ đông lớn nhất chiếm 37% vốn điều lệ, tương đương 44,4 tỷ đồng.
Đến năm 2015, Thăng Long Việt Nam đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng. Đồng thời các cổ đông sáng lập cũng thoái vốn, chỉ còn ông Nguyễn Văn Đức nâng tỷ lệ sở hữu lên 44%.
Người đại diện theo pháp luật của Thăng Long Việt Nam là Tổng giám đốc Trịnh Cần Chính. Địa chỉ của ông Chính tại số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội cũng chính là căn biệt thự 3.000m2 của Nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Được biết ông Trịnh Cần Chính là con trai của ông Trịnh Văn Bô.
Kinh Kha
Theo Trí thức trẻ
Lộ diện những nhà đầu tư đầu tiên muốn mua cổ phần Vinaconex của Viettel: Có cả công ty của con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô Cả 2 cái tên nhà đầu tư tổ chức lọt qua vòng thẩm định mua cổ phiếu Vinaconex do Viettel sở hữu đều là những cái tên xa lạ với phần đông nhà đầu tư. Đáng chú ý trong đó, có cả sự xuất hiện của một pháp nhân được đại diện bởi ông Trịnh Cần Chính - con trai nhà tư sản...