UAV Nga đi sau Mỹ 20 năm về tên lửa dẫn đường
Máy bay không người lái Orion Nga lần đầu phóng tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, gần 20 năm sau đợt khai hỏa tên lửa của UAV Mỹ.
“Máy bay không người lái (UAV) Orion đã phóng một số tên lửa dẫn đường cỡ nhỏ, trở thành UAV đầu tiên của Nga sử dụng loại vũ khí này. Tổ lái cũng luyện tập sử dụng bom lượn có điều khiển”, nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ hôm 28/12.
Nguyên mẫu Orion đầu tiên bay thử năm 2018. Ảnh: Kronshtadt Group .
Một số nguyên mẫu Orion từng thả bom lượn dẫn đường trên chiến trường Syria năm 2018, nhưng đây là lần đầu tiên UAV Nga khai hỏa tên lửa thông minh. Giới chuyên gia phương Tây đánh giá đây là bước tiến đáng kể với chương trình UAV vũ trang của Nga, giúp nước này hoàn thiện và biên chế dòng phi cơ chiến đấu không người lái nội địa đầu tiên.
Trong khi đó, mẫu UAV vũ trang MQ-1 Predator của quân đội Mỹ đã phóng tên lửa dẫn đường đầu tiên vào năm 2001, đi trước Nga gần hai thập kỷ.
Mỹ đã chú trọng phát triển công nghệ UAV quân sự từ cách đây gần 30 năm, với kết quả là nguyên mẫu RQ-1 trinh sát thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 1994, trước khi ra mắt mẫu UAV vũ trang MQ-1. Đến năm 2007, Mỹ đưa vào vận hành mẫu MQ-9 Reaper có kích thước và tính năng vượt trội so với dòng MQ-1.
Trong khi đó, quân đội Nga chỉ chú trọng phát triển UAV tầm trung từ sau cuộc chiến 8 ngày với Gruzia năm 2008. Nhu cầu bức thiết khi đó buộc Nga mua bản quyền UAV Searcher II của Israel để sản xuất dòng Forpost trước khi phát triển được máy bay không người lái nội địa.
Orion là UAV tầm trung có khả năng tự cất hạ cánh, không cần thao tác từ người điều khiển, được công ty Kronshtadt Group phát triển từ năm 2011 và ra mắt năm 2017. Mỗi chiếc có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ với khối thiết bị trinh sát nặng 200 kg.
Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 4 đưa vào biên chế hệ thống Orion đầu tiên gồm ba phi cơ và một đài điều khiển mặt đất. Phi cơ có khối lượng cất cánh tối đa một tấn, thiết kế cánh thẳng và dùng động cơ cánh quạt dạng đẩy, khiến nó được so sánh với dòng MQ-1 Predator của Mỹ.
Hiện chưa rõ loại tên lửa dẫn đường được sử dụng trên mẫu UAV này. Nó có thể là phiên bản dẫn đường của rocket S-5 cỡ 57 mm, hoặc một mẫu tên lửa hạng nhẹ với khối lượng dưới 100 kg đang được phát triển.
Nga thử tên lửa chuyên diệt UAV
Tập đoàn Kalashnikov thử mẫu tên lửa mới cho tổ hợp Strela-10M, trang bị ba chế độ dò tìm mục tiêu để đối phó với UAV hoặc trực thăng.
Tập đoàn Kalashnikov của Nga ngày 24/12 thông báo đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm phóng mẫu tên lửa mới 9M333 từ tổ hợp phòng không tự hành Strela-10M tại bãi thử Donguz, tỉnh Orenburg. Thời gian thử nghiệm cụ thể không được công bố.
Video cho thấy các tổ hợp Strela-10M phóng hàng loạt tên lửa diệt mục tiêu giả định trong đêm, trong đó gồm bài bắn đuổi. Sau cuộc thử nghiệm thành công, Kalashnikov bắt đầu sản xuất loạt mẫu tên lửa mới này cho Bộ Quốc phòng Nga.
Tổ hợp Strela-10M phóng tên lửa diệt mục tiêu giả định trong đêm. Video: Kalashnikov .
Tên lửa 9M333 trang bị trên tổ hợp Strela-10M có khả năng tiêu diệt trực thăng, máy bay bay thấp, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình. Nó có khả năng hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết và có thể vượt mặt một số hình thức gây nhiễu quang học được đối phương dùng để bảo vệ máy bay.
Tên lửa có ba chế độ dò tìm mục tiêu gồm quang dẫn, hồng ngoại và dải quang phổ giao thoa, mang lại lợi thế lớn hơn so với tên lửa khác cùng loại.
"Các tên lửa cùng loại trước đây dùng một hoặc hai loại đầu dò có thể bị vô hiệu hóa khi máy bay hoặc trực thăng phóng mồi bẫy nhiệt. Tuy nhiên, máy bay giờ đây khó đánh lừa được tên lửa 9M333. Một khi đã bám bắt mục tiêu, tên lửa sẽ theo đuôi chúng", Giám đốc Bảo tàng Phòng không Yuri Knutov cho biết.
Tên lửa 9M333 của Strela-10M có thể hoạt động theo cơ chế "bắn và quên", giúp tăng hiệu quả tác chiến của tổ hợp. "Điều này nghĩa là sau khi ngắm mục tiêu và phóng, tên lửa sẽ tự bay đuổi mục tiêu. Bạn không cần điều khiển hay điều chỉnh tên lửa khi bay, cũng không cần phải theo dõi mục tiêu. Sĩ quan vận hành ngay sau đó có thể phóng tên lửa nhằm vào mục tiêu khác", Knutov nói.
Strela-10 được chế tạo trên cơ sở xe bánh xích đa năng MT-LB trong chương trình phát triển tổ hợp phòng không có tốc độ phản ứng nhanh và kháng nhiễu tần số vô tuyến nặng. Liên Xô biên chế Strela-10 từ năm 1976, sau đó Nga phát triển các biến thể mới sử dụng tên lửa hiện đại hơn.
Nga mở lại phòng thí nghiệm vũ khí Bắc Cực Viện nghiên cứu của Nga mở lại phòng thí nghiệm từ thời Liên Xô chuyên thử nghiệm vũ khí và trang bị sử dụng tại Bắc Cực. Viện Nghiên cứu Cơ khí Chính xác Trung ương (TsNIITochMash) mở lại một phòng thí nghiệm đặc biệt chuyên thử nghiệm các loại khí tài có thể được sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc...