UAV Mỹ bị IS bắn hạ bằng tên lửa Stinger
Nhóm khủng bố IS tại Iraq vừa công bố bức ảnh chiếc UAV trinh sát của Mỹ bị nhóm này bắn hạ bằng chính tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Mỹ.
Vụ bắn hạ diễn ra từ hôm 11/11 tại phía Tây Iraq nhưng đến nay mới được nhóm này công bố. Căn cứ vào hình ảnh không khó để nhận ra đây chính là chiếc UAV trinh sát RQ-11B. Hiện không rõ tình huống chiếc RQ-11B bị bắn hạ nhưng Amaq – hãng tin thân IS tiết lộ, các tay súng chiến binh nhóm này đã dùng tên lửa MANPADS Stinger Mỹ sản xuất thực hiện vụ bắn hạ này.
Chiếc RQ-11B bị bắn hạ do IS công bố.
Được biết, hiện RQ-11B đang được lực lượng Mỹ vận hành với số lượng lớn ở Iraq và cả Syria. Mặc dù được Mỹ tin dùng nhưng chưa bao giờ dòng UAV này được giới chuyên gia đánh giá cao. Ngay cả Ukraine, quốc gia được Mỹ chuyển giao trong thương vụ trên 70 chiếc RQ-11B (để đối phó với lực lượng ly khai miền Đông) cũng phán nàn về hiệu quả của RQ-11B.
Reuters dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, số UAV trị giá hàng triệu USD do Mỹ sản xuất đang chứng minh sự không hiệu quả trong việc gây nhiễu và tấn công mạng máy tính của đối phương.
Video đang HOT
Natan Chazin, cố vấn quân đội Ukraine cho biết, những chiếc UAV Raven RQ-11B Analog do Mỹ trang bị cho quân đội chính phủ Ukraine hồi mùa Hè năm nay đang thực sự gây thất vọng. Ông Chazin nhấn mạnh: “Ngay từ đầu, việc sử dụng những chiếc UAV của Mỹ trong cuộc chiến này là một quyết định sai lầm”.
Theo ông Chazin, hiện phần lớn UAV Mỹ đang được cất trong kho vì nhược điểm khi hoạt động khiến cho đối phương nắm được các vị trí đóng quân của quân đội Ukraine, đồng thời dễ dàng bị tiêu diệt.
Ngoài ra, Raven RQ-11B Analog chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn và không đáng tin cậy để thực hiện các nhiệm vụ thu thập tin tức tinh báo về trận địa pháo của phe ly khai. Vị đại diện của Không quân Ukraine khẳng định, RQ-11B Analog của Mỹ có nhược điểm lớn là dễ bị lực lượng ly khai bắn hạ cũng như can thiệp vào hệ thống điều khiển.
Trước thực tế này, James Lewis, giám đốc chương trình công nghệ chiến lược thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, tuyên bố: “RQ-11B Analog về cơ bản đang đưa bạn về thời kỳ đồ đá của thời đại máy bay không người lái”.
Vì vậy, không quá khó hiểu khi IS từng nhiều lần tuyên bố bắn hạ RQ-11B tại cả chiến trường Syria và Iraq. Mặc dù vậy, phía Không quân Mỹ vẫn khẳng định RQ-11B Analog là mẫu máy bay không người lái trinh sát hạng nhẹ đỉnh cao. Một hệ thống RQ-11B Analog bao gồm 4 UAV, hai bộ điều khiển và thiết bị thay thế.
Mỹ bắt đầu cung cấp cho quân đội Ukraine hệ thống loại này gồm tổng cộng 72 UAV RQ-11B từ tháng 8/2016. Nguồn tin quốc phòng Ukraine cho biết, đây là hợp đồng mua bán chứ không phải Mỹ viện trợ miễn phí. Và đây được coi là thương vụ vũ khí sai lầm nhất của Ukraine trong thời gian qua
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Báo Nga chê Iron Beam của Israel không thể chặn tên lửa
Dù Iron Beam được Israel giới thiệu có thể đánh chặn tất cả các mục tiêu trong tầm bắn nhưng theo truyền thông Nga, điều này là không thể.
Hệ thống Iron Beam được nhà thầu quốc phòng Rafael phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Israel nhằm đối phó với những mục tiêu đạn cối, đạn pháo, máy bay không người lái cỡ nhỏ, tên lửa...
Nhưng theo tờ Avia, khi hoàn thành một số cuộc thử nghiệm, Iron Beam đã bộc lộ loạt nhược điểm cố hữu của vũ khí laser, đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt tại Trung Đông khi gặp phải khói bụi, cát bay... sẽ khiến tia laser sẽ nhanh chóng bị giảm năng lượng và nó không thể tiêu diệt được mục tiêu như nhà sản xuất tuyên bố.
Mô phóng hệ thống Iron Beam diệt mục tiêu.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Iron Beam (Tia Sắt) sử dụng chùm tia laser năng lượng cao để bắn hạ các mối đe dọa ở độ cao thấp và có thể phá hủy một quả đạn cối, hoặc một chiếc UAV dễ "như giết chết một con ruồi".
Khi tấn công mục tiêu, Iron Beam phóng ra chùm tia laser và chiếu xạ thẳng vào đạn cối với tỉ lệ chính xác rất cao, theo ông Yaari mô tả thì hệ thống này hoạt động"cực kỳ ấn tượng".
Lần đầu tiên Iron Beam được giới thiệu ở triển lãm hàng không quốc tế Singapore Air Show hồi cuối tháng 2/2014. Mỗi tổ hợp Iron Beam gồm 2 trạm phóng tia laser trạng thái rắn với tầm bắn đạt 2km, cùng một radar cảnh giới và trung tâm điều khiển hỏa lực.
Công suất phát của Iron Beam đã đạt vài chục Kw và trong tương lai có thể tăng lên hàng trăm Kw. Theo kế hoạch ban đầu, quân đội Israel sẽ bắt đầu triển khai Iron Beam từ cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Tuy nhiên đến nay, việc trang bị vũ khí này vẫn chưa được Israel nhắc đến.
Iron Beam được thiết kế để đối phó với những mối đe dọa có kích thước nhỏ, như đạn cối, đạn rocket hay tên lửa bay trên quĩ đạo mà các tổ hợp chống rocket Iron Dome có thể tham gia tấn công. Như vậy, hệ thống vũ khí năng lượng cao này có thể được coi là lá chắn cuối cùng để chặn những mục tiêu khi chúng vượt qua lưới lửa của Iron Dome.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Bà Yingluck bất ngờ tái xuất ở Quảng Châu Các trợ lý của bà Yingluck Shinawatra công bố hình ảnh cựu thủ tướng Thái tươi cười ngồi trên phiên bản thử nghiệm của trực thăng không người lái ở Trung Quốc. Các trợ lý của bà Yingluck Shinawatra ngày 4/11 tiết lộ hình ảnh cựu thủ tướng Thái Lan tái xuất tại Quảng Châu, Trung Quốc. Khaosod cho biết nữ chính khách...