UAV Inspektor-01 được Nga kỳ vọng sẽ bay liên tục hơn 40 giờ
Mátxcơva cuối năm nay sẽ thử nghiệm loại máy bay không người lái ( UAV) có thời lượng hoạt động vượt trội, lên tới 42-45 giờ bay liên tục.
Nga phát triển máy bay không người lái hoạt động liên tục trong hơn 40 giờ. (Ảnh: DR)
Trang tin Defence Russia ngày 24/6 dẫn tuyên bố của Trưởng phòng thí nghiệm Viện lý hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Yuri Dobrovolsky cho biết thông tin trên.
“Mátxcơva đã thử nghiệm thành công loại máy bay không người lái có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 30 giờ, cuối năm nay chúng tôi sẽ thử nghiệm loại máy bay không người lái mới có khả năng bay liên tục trong vòng hơn 40 giờ. Tôi hy vọng máy bay sẽ bay liên tục được trong vòng từ 42-45 giờ”, ông Dobrovolsky phát biểu.
Ông Dobrovolsky cũng cho biết tên của loại máy bay không người lái trên là Inspektor-01. Theo Tass, UAV “Inspektor-01″ do Viện Lý Hoá (thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga), Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất và Viện chế tạo động cơ máy bay Trung ương hợp tác phát triển.
Theo thiết kế, UAV Inspektor-01 được chế tạo bằng các chất liệu đặc biệt và được trang bị động cơ điện, cho phép máy bay hoạt động mà không có tiếng ồn và không để lại dấu vết nhiệt năng.
Video đang HOT
Giới chuyên gia đánh giá Inspektok-01 có thể được sử dụng ở Bắc Cực, bởi chúng được thiết kế thích ứng với các điều kiện tại khu vực này.
“Tại thời điểm này chúng tôi đã chế tạo 3 nguyên mẫu dành cho thử nghiệm”, ông Dobrovolsky nói, dự kiến loại UAV này có thể được sử dụng để trinh sát và giám sát.
“Chúng tôi hy vọng sẽ hoàn thành chương trình này vào năm 2017. Đến lúc đó, các máy bay này sẽ được sản xuất hàng loạt. Bắt đầu từ lúc này, các khách hàng có thể đặt mua UAV Inspektor-01″, ông Dobrovolsky nêu rõ.
Thoa Phạm
Theo Dantrii/ Defence Russia
Trung Quốc đẩy mạnh chế tạo phương tiện tuần tra trên biển
"Báo cáo phát triển biển năm 2015" của Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho tuần tra trên biển.
Tàu hải giám Trung Quốc. (Ảnh: China News)
China News đưa tin, Trung Quốc ngày 23/6 phát hành "Báo cáo phát triển biển năm 2015", do Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc biên soạn và phát hành.
Báo cáo tiết lộ, nhằm đối phó tình hình trên biển ngày càng phức tạp, Trung Quốc sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho công tác tuần tra trên biển.
Theo báo cáo, trong năm 2014, Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiếp nhận thêm 22 tàu chấp pháp mới và 6 ca nô phản ứng nhanh. Trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chế tạo thêm các tàu hải cảnh mới nhằm "đối phó với tình hình bất ổn trên biển, trong đó có Biển Đông".
Báo cáo cho rằng hiện vẫn tồn tại mối đe dọa an ninh truyền thống với Trung Quốc. Điều này chủ yếu đến từ "sự kiềm chế và vây hãm của một số nước lớn" cùng nguy cơ an toàn trên biển trong tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển phân tích: "Chiến lược tái cân bằng", xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã mang lại ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh biển Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng cáo buộc "Mỹ không ngừng nâng cao vị thế của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, với ý đồ kìm hãm Trung Quốc tại khu vực này". Tranh chấp chủ quyền biển đảo đã khiến cho xung đột vũ trang xảy ra giữa một số nước liên quan.
Về tình hình Biển Đông, báo cáo cho biết, từ năm 2014 các quốc gia quanh Biển Đông liên tục tăng cường mua sắm vũ khí trang bị hiên đại.
Trong báo cáo, Bắc Kinh đổi trắng thay đen rằng "các quốc gia như Việt Nam, Philippines tăng cường xây dựng phi pháp tại các đảo chiếm đóng ở Biển Đông để tăng cường quản lý phòng thủ", điều mang lại mối hiểm họa tiềm ẩn đối với an ninh biển Trung Quốc (?)
Sở nghiên cứu chiến lược phát triển biển cũng nhấn mạnh: để hoàn thành mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành "cường quốc biển", cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng hải quân và lực lượng cảnh sát biển, triển khai các đợt tuần tra chấp pháp trên biển; nỗ lực đẩy mạnh phát triển quan hệ lành mạnh với các quốc gia láng giềng xung quanh Biển Đông và các nước lớn.
Trung Quốc rêu rao rằng tình hình bất ổn tại Biển Đông là do các nước tranh chấp biển đảo. Tuy nhiên truyền thông quốc tế đều đánh giá rằng, chính các hoạt động rộng mở rộng tôn tạo đảo trái phép trên các đảo đá của Trung Quốc tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là nguyên nhân khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng.
Các hành động này xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Hiện thế giới đang rất quan ngại trước tuyên bố của Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng các công trình dân sự và quân sự sau khi hoàn thành cải tạo đảo.
National Interest đánh giá các cơ sở này sẽ là công cụ đắc lực nhằm phục vụ ý đồ chiến lược "độc chiếm Biển Đông" của Trung Quốc, núp dưới chiêu bài "thực hiện nghĩa vụ quốc tế".
Hương Giang
Theo Dantri/ China News
Điểm mặt, chỉ tên kho vũ khí ở triển lãm Paris (1) Hầu hết các loại vũ khí tại triển lãm hàng không Paris 2015 đều là máy bay quân sự gồm tiêm kích, cường kích, vận tải cơ, UAV Hầu hết các loại vũ khí tại triển lãm hàng không Paris 2015 đều là máy bay quân sự gồm tiêm kích, cường kích, vận tải cơ, UAV... Triển lãm hàng không Paris 2015 là...