Uất nghẹn khi biết sự thật vợ và bố nuôi ngoại tình với nhau
35 tuổi, tôi đã hai lần bị người thân khước trừ. Lần thứ nhất là mẹ ruột vứt bỏ. Lần này là người vợ tôi yêu thương, tin tưởng.
Tôi là đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi khi mới sinh. Người ta phát hiện rồi đưa tôi vào một trại trẻ mồ côi. Sống ở đó khoảng hai năm, tôi được ba mẹ mới nhận làm con nuôi.
Lúc nhận tôi là con, ba đã bước qua tuổi 40. Trước đây, ông đi bộ đội. Hòa bình lập lại, ba lấy mẹ. Từng bị bệnh hiểm nghèo nên mẹ không thể sinh được con. Dù nhà nội khuyên nên bỏ mẹ để lấy vợ khác, nhưng ba luôn ở bên, bảo vệ mẹ trước gia đình. Tôi là con nuôi, nhưng ba nói với nhà nội do mẹ sinh ra.
Tôi được nhà nội rất thương. Hiện tôi đã 35 tuổi. 4 năm trước, tôi cưới vợ. Là kỹ sư cầu đường nên tôi thường xuyên phải xa nhà.
Vợ chồng tôi sống chung nhà với bố mẹ. Khoảng hai năm nay, mẹ dọn về quê ở hẳn với em gái. Chỉ đến khi nhà có việc mẹ mới về rồi đi ngay. Tôi hỏi, sao mẹ không ở nhà. Mẹ nói, mẹ thích không khí ở quê. Một phần, mẹ đang theo đạo Phật, thường phải vào chùa đọc kinh và làm công quả. Gần nhà dì có ngôi chùa, mẹ ở dưới đó cho tiện.
Tôi không ngờ, đó là lý do mẹ muốn trốn khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh chồng và con dâu ngoại tình với nhau. Họ đã qua lại với nhau lúc tôi đi vắng, suốt hai năm qua.
Cả ba chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau. Cả ba và vợ đều thú nhận họ đã qua lại. Bây giờ, họ muốn ly hôn để được sống cùng nhau.
Tôi nghỉ việc về quê ở với mẹ một tuần. Mẹ khóc rất nhiều. Mẹ nói, mẹ biết chuyện khi họ mới bắt đầu. Ban đầu, mẹ muốn đưa câu chuyện ra ánh sáng, nhưng không thể. Tình nghĩa vợ chồng của mẹ và ba trước đây quá lớn. Mẹ chỉ còn cách trốn chạy.
Suốt hai năm qua, mẹ chỉ biết khóc thầm. Bây giờ, mẹ muốn tôi hãy im lặng và chấp nhận ly hôn để tìm hạnh phúc mới. Con trai tôi hãy để mẹ nuôi. Còn con gái là kết quả tình yêu của vợ tôi và ba thì để họ nuôi.
Đơn ly hôn tôi đã ký, nhưng sao tôi đau lòng quá. 35 tuổi, tôi đã hai lần bị người thân khước từ. Lần thứ nhất là mẹ ruột vứt bỏ. Lần này là người vợ tôi yêu thương, tin tưởng. Tôi thật mệt mỏi và không biết tương lai mình sẽ đi về đâu…
Theo Việt Nam Net
Video đang HOT
Sự thật cuộc gặp định mệnh giữa Bảo Đại và Nam Phương
Quyết lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại khi về Huế đã chống lại cuộc hôn nhân được hoàng tộc sắp đặt. Nhà vua lớn tiếng: "Lấy vợ cho tôi hay cho triều đình?".
Trong lịch sử Việt Nam, Nam Phương là bà hoàng hậu đặc biệt không chỉ vì sau bà, vĩnh viễn không còn người phụ nữ nào được phong danh hiệu này nữa, mà còn vì trong suốt sự tồn tại của vương triều Nguyễn, bà là người phụ nữ duy nhất được phong hậu khi còn sống.
Dòng bài này có sử dụng tư liệu từ các nguồn: Hồi ký "Một nửa đời hư" (Vương Hồng Sển); Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn (Phạm Khắc Hòe); Hỏi chuyện đời bà "thứ phi" Mộng Điệp với Cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân); Chuyện nội cung cựu hoàng Bảo Đại (Nguyễn Đắc Xuân).
Kỳ 1: Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Bảo Đại và Nam Phương
Nam Phương (khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan) đặc biệt còn vì con người bà trái ngược với người đàn ông bà lấy làm chồng, thậm chí cá tính và sự sâu sắc của bà được đánh giá cao hơn Bảo Đại rất nhiều. Bởi thế, những yếu tố dẫn đến cuộc nhân duyên giữa họ vẫn luôn được hậu thế quan tâm tìm hiểu.
Cuộc gặp gỡ của vua Bảo Đại và cô gái sau này trở thành hoàng hậu của ông trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam được cho là có bàn tay của định mệnh. Nhưng sự thực, định mệnh "không có trách nhiệm" trong chuyện này.
Trời xe duyên hay người tính toán?
Trong hồi ký, Bảo Đại viết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và Nam Phương diễn ra tại Đà Lạt vào mùa hè năm 1933 trong bữa tiệc của quan Đốc lý người Pháp.
Hoàng hậu Nam Phương kể: "Hôm đo ông Darle, Đôc ly thanh phô Đa Lat co gơi giây mơi câu Denis Lê Phat An (cậu ruột hoàng hậu) va tôi đên dư da tiêc ơ Hotel Palace. Tôi không muôn đi nhưng câu An tôi năn ni va hưa vơi tôi la chi đên tham dư môt chut, vai chao nha vua xong la vê nên tôi phai đi môt cach miên cương va cung chi trang điêm sơ sai thôi. Chung tôi đên trê nên buôi tiêc đa băt đâu tư lâu. Câu tôi keo ghê đinh ngôi ngoai hiên thi ông Darle trông thây, ông ta chay đên chao chung tôi rôi nắm tay câu tôi keo chung tôi vao nha. Vưa đi ông vưa noi 'ông va cô phai đên bai yêt Hoang thương mơi đươc".
"Khi canh cưa phong khach mơ ra, tôi thây vua Bao Đai ngôi trên chiêc ghê banh chinh giưa nha. Ông Darle bươc tơi bên canh Vua rôi nghiêng minh cui chao va kinh cân noi:
'Tâu Hoang thương, đây la ông Lê Phat An va ngươi chau gai, cô Marie Therese'.
Bảo Đại và Nam Phương
"Nhơ cac nư tu ơ trương Convent des Oiseux khi trươctưng chi day nên tôi biêt phai lam gi đê to long tôn kinh đôi vơi bâc quân vương, vi vây tôi đa không ngân ngai đên trươc măt Hoang đê quy gôi va cui đâu sat nên nha cho đên khi thây ban tay câu tôi keo tôi dây mơi đưng lên. Vua gât đâu chao tôi đung luc tiêng nhac vưa trôi theo nhip Tango, Ngai ngo lơi mơi va diu tôi ra san nhay rôi chung tôi băt đâu noi chuyên".
"Vê sau, khi đa trơ thanh vơ chông, Ngai mơi cho tôi biêt hôm đo Ngay rât chu y cach phuc sưc đơn sơ cua tôi. Tôi nghi răng tôi đươc nha vua lưu y môt phân do trong suôt buôi da tiêc chi co tôi la ngươi đan ba Viêt Nam duy nhât noi tiêng Phap va theo cung cach lê nghi Âu tây đôi vơi ngai".
Bảo Đại thì kể: "Sau lần gặp đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau để trao đổi tâm tình... Cung như tôi, Marie Therese (tên Pháp của Nam Phương hoàng hậu) rât thich thê thao va âm nhac. Cô ta co ve đep diu dang cua ngươi miên Nam pha môt chut Tây".
Mấy ngày sau, Bảo Đại về Huế và lập tức tuyên bố cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. Các sử gia thì tin rằng, buổi dạ tiệc ấy không phải lần gặp gỡ đầu tiên mà chỉ là cuộc gặp "chốt" để Bảo Đại đưa ra quyết định dứt khoát, và sự thực là hai người đã biết nhau từ một năm trước (1932), từng ở bên nhau khá nhiều ngày trong chuyến hải trình từ Pháp về Việt Nam, khi Bảo Đại kết thúc việc học tập ở "mẫu quốc" để về nước chính thức cai trị, còn cô Nguyễn Hữu Thị Lan cũng hoàn tất 6 năm du học.
Một số tài liệu viết, Bảo Đại 19 tuổi và Nguyễn Hữu Thị Lan 18 tuổi tình cờ cùng có mặt trên chuyến tàu đó mà không gặp mặt nhau, nhưng các nhà sử học tin rằng, họ chẳng những đã gặp gỡ, trò chuyện mà cuộc gặp đó còn không thể là tình cờ, nó là sự sắp đặt rất công phu của người Pháp với mục đích đưa cô gái Tây học đất Gò Công theo đạo Thiên Chúa này lên ngôi hoàng hậu nước Việt, để dễ "nắm đầu" nhà vua.
Tác giả của kịch bản này chính là ông Charles, cựu khâm sứ Pháp, cha nuôi của Bảo Đại, người "bảo trợ" hoàng đế suốt những năm học tập ở Pháp, có quen biết với gia đình Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu nhất nước Nam, ông ngoại của Nguyễn Hữu Thị Lan. Charles đã thu xếp với gia đình họ Lê để đôi trẻ về nước trên cùng một chuyến tàu. Được giới thiệu với nhau, hai người trẻ tuổi vốn tiếp thụ văn hóa Tây phương đã dễ dàng chuyện trò, tìm hiểu.
Đôi trai gái này thậm chí được cho là đã gặp nhau trước đó nữa, cũng do sự sắp đặt của Charles. Ông đã thỏa thuận với trường nữ sinh Couvent des Oiseaux tai Paris nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học để hoàng đế nước Nam đến dự lễ bế giảng năm học 1932 và một nữ sinh người Việt lên tặng hoa cho ngài. Nguyễn Hữu Thị Lan là thiếu nữ được chọn, và vẻ xinh tươi của cô đã khiến vị hoàng đế chú ý.
Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con
Các sử gia cho rằng, cô thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan có thể không biết về chuyện "mối lái" này trong những lần gặp đầu tiên, nhưng Bảo Đại thì chắc hẳn đã được trao đổi trước về gia thế và bản thân cô gái, đã cảm thấy đây là người vợ phù hợp, và khi gặp mặt thì nhan sắc và cách thể hiện của cô càng khiến nhà vua vừa lòng.
Ông Phạm Khắc Hoè, cựu Đổng lý Ngự tiền Văn phòng của Bảo Đại, đã phân tích về cuộc hôn nhân này trong hồi ký "Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc" như sau: "Trong cuộc kết hôn giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan, lý trí nặng hơn tình cảm nhiều. Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ.
Về mặt tình cảm, nếu có thì cũng chỉ là bề ngoài: hai người đều khoẻ mạnh, yêu thể thao và quen sống lối phương Tây, còn về tính tình, tâm tư thì hầu như trái ngược nhau. Bảo Đại nông cạn, ngây thơ, nhu nhược, thích ăn chơi hơn là quyền bính. Ông ta có thể phục thiện nhưng rất dễ bị bọn cơ hội lợi dụng. Trái lại, Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, có cá tính, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nguyên cứu hơn là ăn chơi ... thích uy quyền và có nhiều tham vọng chính trị".
Nguyễn Hữu Thị Lan đã đánh bật "tình địch" như thế nào?
Nếu như người Pháp muốn làm mối cho Bảo Đại một thiếu nữ Tây học theo Thiên chúa giáo thì Hoàng tộc Huế, theo truyền thống, lại muốn cưới cho nhà vua con gái của một trong các đại thần, và người được chọn là Bạch Yến, ái nữ của quan thượng thư Nguyễn Đình Tiên. Để chuẩn bị cho vai trò vợ vua, cô Bạch Yến đã được dạy dỗ về đàn ca, thơ phú, cung cách đi đứng, nói năng, giao tiếp, hằng ngày được tắm bằng sữa để có làn da trắng mịn...
Thế nhưng, hoàng đế trẻ tuổi khi trở về đã từ chối lấy Bạch Yến mà đòi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan, người mà cha mẹ chẳng những không có chức tước gì mà còn theo Công giáo, lại quen thói tự do của phương Tây, làm sao giữ khuôn phép của một cô dâu hoàng tộc. Nghĩ vậy, Thái hậu Từ Cung và các đại thần, nhất là Tôn Thất Hân, người đứng đầu Viện Cơ mật và Tôn Nhân phủ, kiên quyết ép, còn Bảo Đại liên quyết chống lại. Nhà vua lớn tiếng: "Trẫm cưới vợ cho trẫm chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình đâu!".
Thuyết phục không nổi, bà Từ Cung và triều đình đành chấp nhận, và lễ cưới được diễn ra vào tháng 3 năm 1934. Vì không ủng hộ đám cưới này nên đoàn nhà trai đi rước dâu chẳng những trễ mất một ngày mà thành viên hoàng tộc còn chỉlèo tèo có vài người. Họ nhà gái đưa cô dâu đến đèo Hải Vân phải chờ một ngày mới thấy đoàn nhà trai đến đón về Huế.
Về đám cưới, Bảo Đại viết trong hồi ký: "Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia chưa từng có trong cung đình. Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình.
Nam Phương mặc chiếc áo rộng thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu báu óng ánh. Nàng đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào. Với một vẻ đẹp tuyệt vời nàng đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi ngồi ở cái ngai bên phải của tôi. Buổi lễ ngắn ngủi chấm dứt. Hoàng hậu đã ở bên tôi, chúng tôi sánh vai nhau bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung - nơi ở và làm việc của chúng tôi".
Ngay sau đám cưới, Bảo Đại ra chỉ dụ phong vợ mình làm Hoàng hậu với tên hiệu là Nam Phương, tức hương thơm của phương Nam. Để Nguyễn Hữu Thị Lan có thể làm vợ một hoàng đế theo đạo Phật, người Pháp xin phép Vatican cho phép đôi vợ chồng này ai giữ đạo riêng của người ấy, nhưng tòa thánh không chấp nhận, và vì đám cưới vẫn được tiến hành nên hoàng hậu Nam Phương bị giáo hoàng Pius XI rút phép thông công, đến khi giáo hoàng kế nhiệm lên ngôi mới tha phạt vạ bà Nam Phương, chấp nhận việc Bảo Đại không cải đạo, nhưng các con của họ đều phải theo Thiên chúa giáo.
Còn cô Bạch Yến, người vợ hụt của Bảo Đại, sau được gả cho ông Phạm Đình Ái, người gốc Quảng Nam, một kỹ sư hoá học được đào tạo ở Pháp về nước. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc.
Anh Thi
Theo Khám phá
Clip Công Vinh phóng sinh cá bị fan 'bóc mẽ', Thủy Tiên nổi đóa lên đáp trả cực gắt Đăng clip thả cá phóng sinh, bà xã Công Vinh - Thủy Tiên vấp phải ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Vốn là Phật tử thuần thành, thích đi chùa, ăn chay và làm từ thiện, hai vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên luôn khiến cộng đồng mạng ngưỡng mộ với tấm lòng nhân ái. Có lúc cả hai phải...