Uẩn khúc vụ chuyển đất ở thành đất giáo dục ở quận 11
Thật ra, đất này vốn dĩ trước đây là đất ở. Sau đó, quận 11 (TP HCM) quy hoạch chuyển đổi thành đất giáo dục làm ảnh hưởng quyền lợi người dân.
Tại phiên trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa IX, đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa chất vấn về việc quy hoạch trường mầm non nhiều năm nhưng vẫn không thể thực hiện.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu đại diện UBND quận 11 có mặt trả lời thêm.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận 11 Trần Phi Long, khu vực xây trường mầm non ở phường 4 được quy hoạch là đất dành cho mục đích giáo dục từ lâu. Tuy nhiên, có một hộ dân chưa giải tỏa được nên chưa thực hiện được.
Trước câu trả lời của quận 11, bà Tâm hỏi lại: Vì sao không giải tỏa được hộ dân này?
Phó Chủ tịch UBND quận 11 Trần Phi Long trả lời đại biểu.
Ông Long cho biết do Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị, sau đó, UBND TP có văn bản yêu cầu quận 11 phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Xây dựng chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất này từ đất giáo dục sang đất ở để bán cho một cá nhân.
Bà Tâm truy tiếp: “Sở nào tham mưu việc này?” Ông Long nói văn bản do một lãnh đạo UBND TP ký. “Hỏi sở nào tham mưu, quận khai luôn phó chủ tịch ký” – bà Tâm nói.
Có mặt tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết sẽ kiểm tra cụ thể trường hợp này rồi báo cáo lại vì đây là vấn đề pháp lý. Do đó, Chủ tịch HĐND TP đề nghị UBND báo cáo bằng văn bản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thật ra khu vực xây trường mầm non ở phường 4 trước đây vốn đã là đất ở. Đất này đã được cấp thẩm quyền đồng ý bán cho dân theo Nghị định 61, nay là Nghị định 09. Tuy nhiên sau đó, quận 11 lại quy hoạch thành đất giáo dục, không bán cho dân, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nên người dân khiếu nại.
Video đang HOT
Khi có khiếu nại của dân, Bộ Xây dựng không đồng ý quy hoạch thành đất giáo dục vì trước đã đồng ý bán cho dân. Chứ không phải là đất quy hoạch giáo dục rồi cho người dân vô ở mà là đất này đã là đất ở từ trước, sau này quận 11 quy hoạch thành đất giáo dục.
Do đó, UBND TP có văn bản giao UBND quận 11 phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhà đất số 139B đường Tân Khai, phường 4, quận 11 từ đất giáo dục thành đất ở. UBND quận phối hợp với Sở Xây dựng lập thủ tục bán nhà đất cho ông Trịnh Cường theo công văn số 300 của Bộ Xây dựng.
Theo Hoàng Triều
Xử lý ngân hàng yếu kém: "Cơ chế, cơ chế và cơ chế"
Nếu có cơ chế thích hợp, nhiều ngân hàng sẽ tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, Chủ tịch LienVietPostBank nói...
Theo chương trình, chiều 16/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ đăng đàn, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Xử lý ngân hàng yếu kém dự kiến là một nội dung trọng tâm.
Trước thềm phiên chất vấn này, ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết, nếu có cơ chế thích hợp, LienVietPostBank sẵn sàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.
"Phá sản chỉ là biện pháp cuối cùng"
Xoay quanh vấn đề xử lý các ngân hàng yếu kém, một lần nữa phương án cho phá sản được đặt ra. Theo ông đến nay đã có những điều kiện thuận lợi để thực hiện phương án này chưa?
Tôi thấy chúng ta cần nhìn lại giai đoạn vừa qua. Giải pháp Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng có thể nói là lựa chọn, là giải pháp hữu hiệu nhất khi đó.
Ba năm trước, những người trong cuộc, trong ngành ngân hàng chắc chắn không bao giờ quên bối cảnh và tình huống khi thực hiện giải pháp đó. Dù đã vượt qua bờ vực đổ vỡ năm 2011, an toàn hệ thống giai đoạn ấy vẫn rất chông chênh, yêu cầu tái cơ cấu đặt ra quyết liệt và căng thẳng; ở những điểm nóng thì tình hình tài chính nguy hiểm rồi, nếu không nhanh chóng khoanh vùng và ngăn chặn.
Khi đó và cả cho đến nay, không có tiền ngân sách để xử lý. Tôi biết Ngân hàng Nhà nước cũng tránh nói đến việc dùng tiền ngân sách, vì quá nhạy cảm. Trong khi đó các "ngân hàng 0 đồng", dù đã tạo nhiều điều kiện, thời gian, nhưng không có cách gì tự khắc phục được. Nếu càng để lâu, không chỉ những trường hợp đó càng sa lầy, mà rủi ro và ảnh hưởng đối với hệ thống càng có thể loang rộng.
Giai đoạn đó tôi từng nêu ý kiến, mua lại bắt buộc 0 đồng là biện pháp tối ưu, đánh chuột không để vỡ bình. Nên đặt giải pháp tại bối cảnh, tình huống, yêu cầu và thực tế chung lúc đó.
Còn hiện nay, như câu hỏi trên, cho phá sản ngân hàng đã đến lúc thực hiện được chưa, thưa ông?
Tôi không phủ nhận, nhưng phá sản ngân hàng yếu kém chỉ là biện pháp cuối cùng.
Chúng ta tôn trọng nguyên tắc thị trường, tiến tới những bước đi chuyên nghiệp, cho phá sản để dứt điểm, tưởng như sẽ gọn và nhanh chóng những ảnh hưởng trực tiếp của ngân hàng yếu kém đó.
Nhưng đâu có gọn. Ai sẽ đứng ra và lấy đâu cho đủ để trả các khoản tiền gửi của người dân? Những ngân hàng này vẫn đang phải hoạt động, lấy ngắn nuôi dài, huy động những khoản gửi mới trả những khoản gửi cũ..., vì nhiều khoản cho vay đã thành nợ xấu, thất thoát không thu hồi về được.
Khi cho phá sản, không trả được và không trả đủ, thậm chí phải trả nhanh và ngay được tiền gửi của dân, thì điều gì sẽ xảy ra?
Vậy giải pháp xử lý ngân hàng yếu kém hiện nay theo ông là gì, nếu không phá sản?
Theo tôi, giải pháp là cơ chế, cơ chế và cơ chế!
Cơ chế để thu hút những nhà đầu tư mới vào tham gia tái cơ cấu, vực dậy những ngân hàng đó.
Trước hết, nhà đầu tư tham gia cần thuận mua vừa bán. Thứ nữa họ cần cơ chế hỗ trợ hợp lý và hữu hiệu để khắc phục được những hậu quả cũ. Cơ chế chứ không phải dùng tiền ngân sách trực tiếp để xử lý.
Điều này có thể thấy ở Sacombank. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những cơ chế hỗ trợ, quá trình tái cơ cấu giai đoạn mới đã nhanh chóng được triển khai, cơ hội phục hồi ngân hàng này đang mở ra, mà những cập nhật tình hình kết quả hoạt động gần đây cho thấy khả quan.
Thực tế thời gian qua một số nhà đầu tư đã đến tìm hiểu, đặt vấn đề với Ngân hàng Nhà nước để tham gia tái cơ cấu, mua lại ngân hàng yếu kém. Điểm họ cần nữa là cơ chế hỗ trợ.
Mở "room", ưu đãi lãi suất, kéo dài hạch toán...
Những cơ chế đó như thế nào, ông có thể nêu một số yêu cầu cần có?
Thứ nhất, nếu là nhà đầu tư nước ngoài mua "ngân hàng 0 đồng" thì có thể cho cơ chế mở "room" tỷ lệ sở hữu tối đa 100%.
Thứ hai, cùng đó, như với nhà đầu tư trong nước, thì mở các cơ chế ưu đãi lãi suất và thời hạn tái cấp vốn; kéo dài thời gian hạch toán thoái lãi dự thu đến 10 năm; kéo dài thời gian hạch toán chênh lệch giữa sổ sách và thực tế giá trị bán tài sản siết nợ; cho khắc phục lỗ và tình trạng âm vốn trong 10 năm...
Những ưu đãi đó không trực tiếp dùng tiền ngân sách, vay tái cấp vốn ưu đãi thì phải trả cùng lãi vay. Có những cơ chế hỗ trợ thiết thực thì sẽ mở ra được hướng xử lý nhanh, dứt điểm những ảnh hưởng xấu và có triển vọng phục hồi, thay vì cứ loay hoay hơn hai năm rồi.
Mà những trường hợp này không xử lý nhanh, càng loay hoay càng lún sâu hơn vào tổn thất và hệ quả.
Trong trường hợp có được những cơ chế hỗ trợ như ông đề cập, liệu việc mua lại "ngân hàng 0 đồng" có thực sự thu hút được nhà đầu tư không, thưa ông?
Thu hút chứ. Ngay LienVietPostBank sẽ sẵn sàng tham gia nếu Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có những cơ chế hỗ trợ như vậy. Và tôi tin nhiều ngân hàng thương mại khác trong nước cũng sẽ sẵn sàng tham gia.
Theo Hoàng Vũ
Các ngân hàng 0 đồng đã giảm lỗ lũy kế Đây là thông tin mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội chiều nay (16/11) khi đề cập về tình hình hoạt động của 3 ngân hàng đã được mua 0 đồng. Trước câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) đề cập đến 3 ngân hàng thương mại (Oceanbank,...