UAE và Trung Quốc hợp tác sản xuất vaccine của Sinopharm
Ngày 28/3, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) và Trung Quốc đã công bố kế hoạch sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm tại quốc gia vùng Vịnh này.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Wam của UAE, doanh nghiệp Group 42 của UAE và CNBG – công ty con của tập đoàn dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc – đã triển khai một dự án chung nhằm khởi động dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tại UAE.
Hiện chưa rõ khi nào dây chuyển sản xuất thương mại này đi vào hoạt động. Ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al-Nahyan khẳng định dự án này đang góp sức vào các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tháng 12/2020, UAE đã bắt đầu tiêm phòng quy mô lớn sau khi phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm và vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất. UAE sau đó cũng đã cấp phép sử dụng vaccine của AstraZeneca và trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng nhanh nhất thế giới, chỉ sau Israel.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, UAE đã ghi nhận tổng cộng trên 388.000 ca nhiễm và 1.481 ca tử vong. Vaccine của Sinopharm và vaccine Sputnik V của Nga là hai sản phẩm đã được thử nghiệm giai đoạn ba tại UAE.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp UAE Sheikh Abdullah bin Zayed al-Nahyan đã thảo luận kế hoạch thiết lập các khu tiêm phòng COVID-19 tại UAE để tiêm chủng cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Video đang HOT
Tại cuộc gặp ở thủ đô Abu Dhabi của UAE, ông Vương Nghị nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng sức khỏe và an toàn của công dân Trung Quốc ở nước ngoài, hy vọng có thể thiết lập các khu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Đáp lại, Ngoại trưởng Sheikh Abdullah nêu rõ với tư cách đối tác chiến lược của Trung Quốc, UAE sẵn lòng triển khai các điểm tiêm chủng để thúc đẩy công tác tiêm phòng COVID-19 cho công dân Trung Quốc tại UAE và các nước láng giềng. UAE sẵn sàng thảo luận với Trung Quốc về kế hoạch hợp tác chi tiết.
* Tại Brazil, cơ quan giám sát y tế Anvisa thông báo đã tạm dừng xem xét đề nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga.
Trong thông báo đăng trên trang chủ, Anvisa cho biết Uniao Quimica, công ty dự kiến sẽ sản xuất vaccine tại Brazil, không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết. Cơ quan này nêu rõ mặc dù tạm hoãn hạn chót để xem xét cấp phép, song Anvisa vẫn tiếp tục phân tích các thông tin khác do Uniao Quimica trình lên.
Tuần trước, Anvisa cho biết đã nhận được đề nghị của Uniao Quimica về cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V. Theo Anvisa, hạn chót để cơ quan này xem xét đề nghị phê duyệt khẩn cấp vaccine là 7 ngày hoặc 30 ngày.
Theo trang Our World in Data, sau khi phê duyệt một số loại vaccine phòng COVID-19, ít nhất 6% dân số Brazil đã được tiêm một mũi vaccine.
Vaccine Trung Quốc 'vươn ngoài biên giới'
Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm nghìn liều vaccine Covid-19 cho các nước đang phát triển thông qua Covax, là một phần trong chiến dịch "ngoại giao vaccine".
Ngày 11/2, Bolivia, Philippines và Hungary cho biết sẽ nhận hàng trăm nghìn liều vaccine từ Trung Quốc trong tháng 2. Mexico thông báo đã được hãng dược CanSino cung ứng lô vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Serbia nhận được nửa triệu liều từ Sinopharm vào ngày 10/2, chưa kể một triệu liều đã được giao từ tháng 1.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển phải chật vật để tiếp cận với việc tiêm phòng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ba phần tư trong số 128 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên toàn thế giới ngày 10/2 tại 10 quốc gia.
WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo "vươn ra ngoài biên giới" trong việc tiếp cận và chia sẻ vaccine thông qua Covax - nền tảng phân phối các liều tiêm công bằng toàn cầu của WHO, nhằm tiêm chủng cho người có nguy cơ mắc Covid-19 cao nhất dù họ đến từ đâu.
Ít nhất 337 triệu liều vaccine dự kiến được cung ứng thông qua Covax trong nửa đầu năm nay, việc triển khai dự án sẽ bắt đầu vào cuối tháng này. Ba nhà sản xuất vaccine Covid-19 hàng đầu Trung Quốc có giao dịch thương mại với khoảng 20 quốc gia.
Theo một quan chức chính phủ Philippines, nơi chưa phê duyệt vaccine của Sinovac Biotech, 600.000 liều vẫn sẽ được Trung Quốc tài trợ trong tháng này.
Ngày 11/2, đại diện Guinea thông báo đã nhận được 100.000 liều vaccine tài trợ từ Sinopharm. Lô hàng đầu tiên cũng cập bến Lào và Brunei hồi đầu tuần này.
Tổng thống Bolivia Luis Arce (phải) cầm hợp đồng mua vaccine của hãng dược Sinopharm Trung Quốc, ngày 11/2. Ảnh: Xinhua
Trung Quốc sử dụng "chiến lược ngoại giao vaccine" để khẳng định vị thế toàn cầu. Nước này cam kết cung cấp 10 triệu liều vaccine cho Covax vào tuần trước, trong khi chờ sự phê duyệt từ WHO.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại về quy mô của chương trình tiêm chủng nội địa. Trong một báo cáo được công bố ngày 11/2, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ cho biết Trung Quốc là "ví dụ điển hình" trên toàn thế giới về việc quản lý vaccine mà quy mô không tương xứng với gánh nặng bệnh tật.
Theo báo cáo của Hội đồng Sáng kiến về Sức khỏe toàn cầu, dù số ca nhiễm nCoV chỉ chiếm 0,09% toàn cầu, Trung Quốc đã sử dụng tới 26,77% số liều vaccine sớm trên thế giới. Nước này có tỷ lệ tiêm chủng trên đầu người lớn nhất. Cũng theo báo cáo, dù là nước có tỷ lệ ca nhiễm nCoV lớn trên thế giới (25,46%), Mỹ lại là nguồn cung vaccine lớn toàn cầu (chiếm 29,57%).
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết tính đến đầu tháng 2, hơn 31 triệu người ở nước này đã được tiêm chủng. Cả vaccine của Sinovac và Sinopharm đều được thị trường Trung Quốc chấp thuận.
Theo đại diện của Sinovac, sản phẩm của công ty được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp tại Indonesia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile vào đầu tuần này. Vaccine của Sinopharm cũng đã được triển khai sử dụng tại nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Maroc, Serbia, Campuchia và Ai Cập.
Loại vaccine thứ ba được sản xuất bởi CanSino, dù chưa được phê duyệt rộng rãi tại thị trường Trung Quốc, cũng đã được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp tại Mexico vào ngày 10/2 và Pakistan vào ngày 12/2. WHO cho biết sẽ đưa ra quyết định về vaccine của Sinovac và Sinopharm sớm nhất vào tháng 3.
Campuchia sẽ sử dụng vaccine viện trợ của Trung Quốc Trung Quốc sẽ viện trợ cho Campuchia một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất. Campuchia sẽ nhận để tiêm phòng cho 500.000 người dân và Thủ tướng Hun Sen sẽ là người tiêm phòng đầu tiên. Đó là những thông tin mà Thủ tướng Campuchia vừa công bố trên tài...