UAE và Israel ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên của hai nước
Ngày 20/2, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Israel đã ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên do hai nước này hợp tác chế tạo.
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Israel đã ra mắt tàu hải quân không người lái đầu tiên do hai nước này hợp tác chế tạo. Ảnh: Israel Aerospace Industries
Con tàu trên được chỏa mắt ở ngoài khơi bờ biển Abu Dhabi trong khuôn khổ Triển lãm An ninh Hàng hải và Phòng thủ Hải quân (NAVDEX). Tàu mặt nước không người lái này do hãng Israel Aerospace Industries (IAI) và tập đoàn quốc phòng EDGE (UAE) hợp tác chế tạo. Tàu được trang bị các cảm biến và hệ thống hình ảnh tiên tiến, có thể được sử dụng để giám sát, trinh sát và phát hiện thủy lôi.
Theo ông Oren Guter, người đứng đầu chương trình hải quân của IAI, đây là lần đầu tiên hai công ty công bố một dự án chung chứng tỏ năng lực và thế mạnh của cả hai trong việc bảo vệ bờ biển và chống lại các mối đe dọa từ bom mìn.
Nhiều năm qua, các tuyến vận tải đường biển của vùng Vịnh thường hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái. Từ đầu năm đến nay, Israel đã 2 lần cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công tàu chở dầu của Israel. Trong khi đó, Iran kịch liệt bác bỏ các cáo buộc này.
Video đang HOT
UAE và Israel đang dần tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực quân sự kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 2020 trong khuôn khổ một thỏa thuận do Mỹ làm trung gian. Tháng 1/2022, công ty điện tử quốc phòng Elbit Systems của Israel cho biết công ty con của họ tại UAE đã trúng được hợp đồng trị giá khoảng 53 triệu USD để cung cấp các hệ thống cho lực lượng không quân UAE. Các công ty quốc phòng của UAE và Israel cũng đang nỗ lực phát triển một hệ thống tự động chống máy bay không người lái.
Tình hình Syria: Mỹ khước từ bình thường hóa với Damascus, Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ về thượng đỉnh hòa bình
Syria dưới thời của Tổng thống Bashar al-Assad và Mỹ dường như vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng cho một cuộc gặp thượng đỉnh với Damascus như một phần của nỗ lực tìm kiếm hòa bình.
Con đường đi đến bình thường hóa quan hệ với các nước như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ của Syria không hề bằng phẳng. (Nguồn: DPA)
Trong tuần này, Ngoại trưởng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Sheikh Abdullah bin Zayed đến thăm Syria và có cuộc gặp với Tổng thống al-Assad để thảo luận việc thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước và khôi phục các mối quan hệ.
Ngày 5/1, sau sự kiện trên, Mỹ - quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đối với chính quyền của ông Assad và những người hợp tác với chế độ này, tiếp tục phản đối việc tiếp cận và phục hồi quan hệ với chính phủ Syria hiện tại.
Một quan chức của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ nói với tờ Al Arabiya: "Lập trường của chúng tôi về việc bình thường hóa với chế độ Assad vẫn không thay đổi. Chúng tôi không ủng hộ điều đó".
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản hồi tương tự khi được hỏi về chuyến đi mới nhất của Ngoại trưởng UAE tới Syria.
Trong khi đó, về phía Thổ Nhĩ Kỳ, cùng ngày, Tổng thống nước này Tayyip Erdogan cho biết, ông có thể gặp người đồng cấp Syria al-Assad như một phần của nỗ lực hòa bình sau cuộc đàm phán cấp cao nhất công khai giữa Ankara và Damascus kể từ khi cuộc chiến Syria nổ ra vào năm 2011.
Trong bài phát biểu tại Ankara, ông Erdogan nhấn mạnh, một cuộc gặp ba bên giữa ngoại trưởng của ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Syria sẽ được tổ chức để tăng cường phát triển liên lạc sau cuộc hội đàm mang tính bước ngoặt giữa các bộ trưởng quốc phòng ở Moscow tuần trước.
Cũng theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Syria nên thực hiện các bước "chính trị" để loại bỏ mối đe dọa mà Ankara cho là bắt nguồn từ lực lượng người Kurd ở khu vực biên giới.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về nhiều vấn đề, trong đó có tình hình Syria.
Hai nhà lãnh đạo đã đưa ra đánh giá tích cực về cuộc gặp gần đây giữa các chỉ huy quốc phòng và tình báo của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Thông báo của Điện Kremlin sau cuộc điện đàm nêu rõ: "Hy vọng rằng, việc tiếp tục thực hiện cuộc tiếp xúc ba bên như vậy sẽ cải thiện cơ bản tình hình ở Syria, bao gồm cả việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Syria, giải quyết vấn đề người tị nạn và hoàn thành nhiệm vụ chống lại các nhóm khủng bố quốc tế".
Sau khi nội chiến ở Syria bùng nổ vào năm 2011, Liên đoàn Arab (AL) đã khai trừ tư cách thành viên của Damascus và hầu hết các quốc gia trong khu vực đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.
Trong những năm gần đây, một số quốc gia vùng Vịnh và Arab đã tiến tới khôi phục các mối quan hệ với Syria, bao gồm UAE, Bahrain, Ai Cập và Jordan.
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang tìm cách dàn xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và ông al-Assad trong tương lai gần.
Mỹ không còn là điểm đến hấp dẫn đối với giới nhà giàu toàn cầu Theo nghiên cứu của công ty tư vấn nhập cư Henley & Partners có trụ sở tại London (Anh), số người có giá trị tài sản lớn sinh sống tại Mỹ đã giảm đáng kể vào năm ngoái. Ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có chuyển ra nước ngoài với lo ngại về thuế hoặc an ninh. Ảnh minh họa: Getty Images...