UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất ( UAE) đã rút ngắn các bài giảng vào mỗi thứ Sáu tại các thánh đường Hồi giáo để đảm bảo sức khỏe của các tín đồ, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt.
Một nhà thờ Hồi giáo được nhìn thấy trên con đường ven biển Jumeirah ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, ngày 8/12/2021. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố ngày 27/6, giới chức tôn giáo UAE đã yêu cầu các nhà truyền giáo giới hạn các bài giảng vào thứ Sáu trong 10 phút từ nay đến tháng 10, khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn. Tuyên bố nhấn mạnh quyết định này nhằm đảm bảo sự an toàn của các tín đồ, đặc biệt là trong những tháng Hè.
Các bài giảng trong buổi cầu nguyện vào thứ Sáu hằng tuần thường kéo dài ít nhất 20 phút. Tín đồ thường tụ tập bên ngoài thánh đường Hồi giáo vào giữa trưa để cầu nguyện vào mỗi thứ Sáu.
Video đang HOT
Quyết định trên được đưa ra phù hợp với nỗ lực của nhà chức trách UAE nhằm giảm thiểu tác hại của nắng nóng khi nhiệt độ lên tới 50 độ C ở nhiều nơi trên đất nước. Từ tháng 6 đến tháng 9, UAE cấm làm việc dưới ánh nắng trực tiếp và ở những khu vực ngoài trời từ trưa đến 3h chiều. Đây là một phần của chính sách “nghỉ trưa” được áp dụng lâu nay trên khắp vùng Vịnh.
Khu vực sa mạc, vốn là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới, đang phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng từ nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu. Đầu tháng này, hơn 1.300 người đã tử vong khi tham gia cuộc hành hương Hajj hằng năm của người Hồi giáo tới Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Chuyên gia Karim Elgendy tại tổ chức nghiên cứu Chatham House cho rằng nhiệt độ tăng cao trong khu vực, kết hợp với độ ẩm cao, đang tạo ra các điều kiện thời tiết nguy hiểm. Ông nhấn mạnh: “Điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người ở môi trường ngoài trời”.
UAE viện trợ cho các tổ chức LHQ giải quyết khủng hoảng nhân đạo ở Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/6, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã ký thỏa thuận tài trợ 8 triệu USD cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cùng một thỏa thuận khác trị giá 20 triệu USD với Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan.
Người tị nạn Sudan sơ tán tránh xung đột tại các trại tạm ở Koufroun, CH Chad. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hai thỏa thuận này lần lượt được ký tại trụ sở của WHO và UNHCR ở Geneva (Thụy Sĩ) giữa trợ lý Ngoại trưởng UAE phụ trách các vấn đề phát triển quốc tế Lana Zaki Nusseibeh với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Giám đốc phụ trách quan hệ tài trợ và dịch vụ huy động nguồn lực của UNHCR Mark Manly.
Thỏa thuận với WHO hướng tới tài trợ cho các sáng kiến y tế quan trọng ở Sudan nhằm giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt mà người dân nước này phải đối mặt. Khoản viện trợ này nằm trong cam kết lớn hơn của UAE đối với hoạt động cứu trợ nhân đạo toàn cầu và hỗ trợ các nỗ lực của WHO trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Các khoản hỗ trợ trên sẽ nhắm mục tiêu cụ thể vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, khả năng ứng phó khẩn cấp và các chương trình phòng chống dịch bệnh.
Còn thỏa thuận với UNHCR sẽ hỗ trợ cải thiện nơi ở, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cơ bản cho hàng nghìn người phải di dời ở cả Sudan và Nam Sudan.
Trợ lý Ngoại trưởng UAE Nusseibeh nêu rõ: "Công việc của WHO ở Sudan đang cứu sống nhiều sinh mạng mỗi ngày và chúng tôi tin rằng việc hỗ trợ sứ mệnh này là điều cần thiết. UAE và WHO có mối quan hệ đối tác lâu dài, mang lại lợi ích cho người dân trong các tình huống khủng hoảng trên toàn khu vực. Chúng tôi cam kết sát cánh cùng người dân Sudan".
Trong khi đó, ông Ghebreyesus nhận xét: "Với sự hỗ trợ từ các đối tác và nhà tài trợ, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhu cầu y tế khẩn cấp của người dân Sudan và người tị nạn ở các nước láng giềng. Chúng tôi cảm ơn UAE vì cam kết này. Chúng ta phải cùng nhau hành động để bảo vệ cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất".
Về thỏa thuận với UNHCR, bà Nusseibeh cho hay: "Cam kết của chúng tôi đối với các hoạt động nhân đạo được củng cố thông qua quan hệ đối tác chiến lược như mối quan hệ này với UNHCR. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra tác động đáng kể trên thực tế ở Sudan, mang lại sự cứu trợ và hy vọng cho những người dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi vẫn kiên định sát cánh cùng người dân Sudan trong cuộc khủng hoảng này". Bà cho biết thêm: "Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các đối tác khác để đảm bảo các cam kết đưa ra ở Paris (Pháp) được thực hiện trên thực tế".
Đóng góp của UAE cho WHO và UNHCR là một phần trong cam kết lớn hơn trị giá 70 triệu USD nhằm giải quyết các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp ở Sudan, thông qua các cơ quan của LHQ và các tổ chức nhân đạo. Thỏa thuận này nâng tổng số tiền viện trợ của UAE cho Sudan trong 10 năm qua lên hơn 3,5 tỷ USD.
EU điều tra chống trợ cấp liên quan một tập đoàn viễn thông lớn của UAE Ngày 10/6, Liên minh châu Âu (EU) thông báo mở cuộc điều tra chính thức về việc chống trợ cấp nhằm vào một công ty viễn thông của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Đây là hành động đầu tiên theo các quy định mới nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu mua lại tài sản của EU. Tập...