UAE nới lỏng các quy định về cư trú với chương trình ‘thị thực xanh’
Ngày 5/9, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) đã công bố thị thực xanh ( green visa) cho phép người nước ngoài đến làm việc tại nước này mà không cần nhà tuyển dụng lao động bảo lãnh, nới lỏng các quy định về cư trú như một trong các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hành khách tại một sân bay ở Saudi Arabia. Ảnh: Aljazeera
Nhìn chung, người nước ngoài ở UAE thường chỉ được cấp thị thực có giới hạn, gắn với chủ sử dụng lao động và rất khó để có được quy chế cư trú dài hạn. Tuy nhiên, những người được cấp loại thị thực xanh sẽ có thể đến UAE làm việc mà không cần một công ty đứng ra bảo lãnh.
Những người này cũng có thể bảo lãnh cho cha mẹ và con cái dưới 25 tuổi đến UAE. Bộ trưởng Thương mại UAE Thani al-Zeyoudi cho biết loại thị thực này sẽ được cấp chủ yếu cho nhóm những lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, doanh nhân, thực tập sinh, những sinh viên và nghiên cứu sinh nổi bật.
Video đang HOT
Các quốc gia vùng Vịnh như UAE đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Nền kinh tế UAE vốn đã đình trệ trong vài năm gần đây do giá dầu giảm và càng thêm áp lực khi đại dịch COVID-19 tác động tới ngành du lịch và hoạt động kinh doanh.
Năm 2019, UAE triển khai chương trình “thị thực vàng” trong 10 năm để thu hút những cá nhân giàu có và lao động tay nghề cao tới nước này. Đây cũng là chương trình đầu tiên được triển khai tại vùng Vịnh. Sau đó, các quốc gia khác trong khu vực như Saudi Arabia và Qatar cũng triển khai các chương trình tương tự.
Hồi tháng 6/2019, Saudi Arabia thông báo sẽ cấp quy chế cư trú dài hạn với chi phí 800.000 riyal (213.000 USD) và quy chế cư trú một năm có thể gia hạn với chi phí 100.000 riyals, cho phép người nước ngoài hoạt động kinh doanh và mua tài sản tại nước này mà không cần một công dân hay tổ chức của nước này đứng ra bảo lãnh.
Qatar cũng mở cửa thị trường bất động sản cho người nước ngoài, với kế hoạch cho những người mua nhà cửa hoặc cửa hàng kinh doanh tại nước này quyền cư trú dài hạn hoặc vĩnh viễn.
Hiện người nước ngoài chiếm tới 90% tổng dân số 10 triệu người tại UAE, nền kinh tế lớn thứ 2 trong thế giới Arab, chỉ sau Saudi Arabia.
IEA nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường đầu tư năng lượng sạch
Nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu đã đề ra, thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng đầu tư ít nhất gấp 7 lần vào năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Đây là khuyến nghị được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra trong báo cáo, mang tên "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển", công bố ngày 9/6.
Nhà máy điện hạt nhân Barakah tại khu vực Gharbiya, Abu Dhabi, UAE, ngày 12/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát đang tăng lên, tỷ lệ nghịch với các khoản đầu tư vào năng lượng sạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nỗ lực của toàn cầu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu và năng lượng bền vững. Báo cáo ước tính để có thể đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, thế giới cần đầu tư cho năng lượng sạch mỗi năm tăng ít nhất gấp 7 lần, từ mức chưa đầy 150 tỷ USD trong năm 2020 lên mức hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Cũng theo cơ quan trên, lượng khí carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng mà các nền kinh tế đang phát triển thải ra môi trường sẽ tăng thêm 5 tỷ tấn trong 2 thập kỷ tới, khiến đầu tư năng lượng sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của thế giới.
Tuy nhiên, ông Birol cũng chỉ ra thực tế tình trạng thiếu vốn và thiệt hại về kinh tế do tác động của đại dịch COVID-19 đã cản trở cuộc chiến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Ông nêu rõ chỉ có 20% các khoản đầu tư vào năng lượng sạch đến được các nền kinh tế đang phát triển - vốn chiếm 2/3 quy mô dân số của thế giới, chiếm hơn 90% lương khí thải gia tăng. Do đó, có khoảng cách rất lớn giữa nơi có lượng khí phát thải nhiều với nơi mà dành đầu tư cho năng lượng sạch. Chính vì vậy, báo cáo "Tài trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển" kêu gọi hành động toàn cầu, đặc biệt là những nước giàu, nhiều nguồn lực, để tạo ra sự khác biệt.
Giám đốc điều hành IEA cũng hy vọng tại cuộc họp thượng đỉnh, dự kiến diễn ra vào ngày 11/6 tới tại Anh, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ đưa ra mức viện trợ cao gấp nhiều lần con số 100 tỷ USD mỗi năm được đưa ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tháng trước, IEA cho rằng các nước không nên tiếp tục triển khai các dự án nhiên liệu hóa thạch mới nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí carbon vào năm 2050.
20 năm nhìn lại đảo nhân tạo lớn nhất thế giới hình cây cọ Palm Jumeirah là đảo nhân tạo lớn nhất thế giới được xây dựng 20 năm trước ở Dubai và là biểu tượng của tiểu vương quốc này. Việc nạo vét và đặt móng cho đảo Palm bắt đầu vào năm 2001 ở tiểu vương quốc Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). 6 năm sau, những cư dân đầu tiên...