UAE, Mỹ cảnh báo căng thẳng leo thang tại Gaza làm suy yếu an ninh Trung Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 21/10, hãng thông tấn nhà nước WAM đưa tin Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm nhằm thảo luận về tình hình Dải Gaza.
Những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza, ngày 10/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố được hãng WAM đăng tải, Tổng thống UAE và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đề cập tới những diễn biến mới tại Dải Gaza, đồng thời khẳng định căng thẳng leo thang trong khu vực có nguy cơ làm trầm trọng thêm bạo lực và bất ổn, làm suy yếu an ninh ở Trung Đông và làm suy giảm khả năng đạt được hòa bình giữa người Palestine và Israel.
Ông Sheikh Mohammed nhấn mạnh ưu tiên bảo vệ mạng sống dân thường theo luật nhân đạo quốc tế và sự cần thiết phải đảm bảo các hành lang nhân đạo khẩn cấp để cung cấp cứu trợ và viện trợ y tế cho Dải Gaza, trong bối cảnh điều kiện nhân đạo ngày càng xấu đi khi quân đội Israel đang chuẩn bị cuộc tấn công trên bộ vào khu vực này.
Nhà lãnh đạo UAE cũng nhấn mạnh cần tăng cường các nỗ lực khu vực và quốc tế, nhằm tìm ra giải pháp chính trị để đạt được nền hòa bình công bằng và toàn diện, vì lợi ích của tất cả người dân trong khu vực, đồng thời giúp duy trì an ninh và ổn định khu vực.
Trong diễn biến liên quan, Mỹ ngày 21/10 đã đề xuất một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), trong đó kêu gọi bảo vệ dân thường chịu ảnh hưởng trong cuộc xung đột Hamas – Israel. Dự thảo cũng nhấn mạnh Israel có quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương LHQ, trong đó quy định các quốc gia có thể tự vệ mang tính đơn lẻ hoặc tập thể trước cuộc tấn công vũ trang và phải ngay lập tức thông báo cho HĐBA về bất kỳ hành động tự vệ nào.
Video đang HOT
Văn kiện này cũng hối thúc các nước tuân thủ luật pháp quốc tế khi đáp trả các cuộc tấn công, đồng thời kêu gọi đảm bảo tạo điều kiện cho việc cung cấp hàng viện trợ liên tục và đầy đủ cho Dải Gaza. Dự thảo nghị quyết cũng kêu gọi các nước nỗ lực ngăn chặn tình hình bạo lực tại Gaza lan rộng sang các nơi khác trong khu vực, trong đó có yêu cầu phong trào Hezbollah tại Liban và các nhóm vũ trang khác chấm dứt ngay lập tức mọi cuộc tấn công.
Hiện chưa rõ liệu Mỹ có kế hoạch đưa dự thảo nghị quyết này ra biểu quyết hay không và vào thời điểm nào. Để được thông qua, một dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không có phiếu phủ quyết của một trong 5 ủy viên thường trực HĐBA gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Anh.
Trước đó, cùng ngày, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thông báo quân đội nước này đang “tiếp tục chuẩn bị cho giai đoạn chiến tranh tiếp theo, bao gồm cả tác chiến trên bộ”.
Quân đội Israel đã công bố hình ảnh tập trận bắn đạn thật, trong bối cảnh lượng lớn xe tăng và binh lính đã được tập trung gần khu vực giáp giới với Dải Gaza. Trên 300.000 lính dự bị cũng đã được triệu tập.
Trong diễn biến mới nhất, máy bay Israel ngày 22/10 đã tấn công khu phức hợp bên dưới đền thờ Hồi giáo Hồi giáo al-Ansar ở Bờ Tây, được cho là nơi Hamas sử dụng để tổ chức các cuộc tấn công. Các bác sĩ Palestine cho biết ít nhất 1 người đã thiệt mạng. Đây là cuộc không kích thứ hai của Israel trong những ngày gần đây nhằm vào Bờ Tây, nơi bạo lực gia tăng kể từ khi các tay súng Hamas từ Dải Gaza tiến hành tấn công vào Israel hôm 7/10.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc nhở về 'cái giá' của Chiến tranh Triều Tiên
Ông Lloyd Austin cho rằng, người Mỹ cần phải ghi nhớ hệ quả của Chiến tranh Triều Tiên - sự kiện lịch sử khép lại 70 năm về trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhắc nhở về 'cái giá' của Chiến tranh Triều Tiên. (Nguồn: AP)
Ngày 27/7, phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh: "Tất cả người Mỹ nên ghi nhớ cái giá thảm khốc của Chiến tranh Triều Tiên và lòng dũng cảm của những người đã chiến đấu, đối mặt với những đối thủ quyết liệt, địa hình và điều kiện khắc nghiệt".
Triều Tiên tiếp đón 'nồng nhiệt' các phái đoàn Nga và Trung Quốc, ông Kim Jong Un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Ông lưu ý, hơn 36.000 người Mỹ đã thiệt mạng trọng cuộc chiến này, "cùng hàng trăm nghìn người khác" từ Hàn Quốc và các quốc gia đối tác phục vụ trong Bộ Chỉ huy Liên hợp quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nêu rõ: "Ngay cả ngày nay, khoảng 7.000 quân nhân Mỹ tham gia cuộc chiến này vẫn chưa được tìm thấy. Chúng tôi có nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho các gia đình Mỹ có người thân vẫn mất tích trong 7 thập kỷ qua".
Theo ông, kể từ đó đến nay, "liên minh thép" giữa Washington và Seoul vẫn mạnh mẽ và sẽ tiếp tục như vậy.
Cùng ngày, Triều Tiên đã tiến hành duyệt binh ở Bình Nhưỡng vào 20h cùng ngày. Không rõ liệu Chủ tịch Kim Jong Un có tham gia sự kiện này hay không.
Trước đó, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên, ngày 26/7, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã bắt đầu chuyến thăm Bình Nhưỡng, hội kiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Hai bên đã cùng tham quan một triển lãm quốc phòng trưng bày các tên lửa đạn đạo bị cấm của Bình Nhưỡng, cùng các loại vũ khí và thiết bị quân sự mới. Trong đó, một số mẫu máy bay không người lái (UAV) được giozis chuyên gia đánh giá có vẻ ngoài tương đồng với các UAV của Mỹ như mẫu RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper.
Theo KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã bày tỏ cảm ơn Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã cử một phái đoàn quân sự do ông Shoigu dẫn đầu, đồng thời cho biết thêm cuộc gặp đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ "chiến lược và truyền thống" Nga-Triều. Ông Kim cũng đã chia sẻ với ông Shoigu những bình luận về xu hướng phát triển vũ khí trên toàn thế giới và chiến lược của Bình Nhưỡng.
Cũng trong ngày 27/7, Triều Tiên cho biết phái đoàn Trung Quốc, do Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Hồng Trung dẫn đầu, đã đến Bình Nhưỡng hôm 26/7 để tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng.
Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Đông Theo hãng thông tấn Kyodo, ngày 16/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lên đường công du Trung Đông trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày với các điểm đến Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar nhằm thúc đẩy quan hệ với các quốc gia ở khu vực giàu năng lượng này. Thủ tướng Nhật Bản...