UAE đóng cửa không phận, dừng dịch vụ bưu chính với Qatar
Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất ( UAE) ngày 8/6 đã quyết định đóng cửa không phận và dừng các dịch vụ bưu chính viễn thông với Qatar trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các quốc gia vùng Vịnh ngày càng căng thẳng.
Một máy bay của Qatar (Ảnh: Qatar Airways)
“Chúng tôi đã đóng cửa không phận đối với tất cả các chuyến bay đi và đến Doha (thủ đô của Qatar) cho đến khi có thông báo tiếp theo”, Cơ quan Hàng không Dân sự UAE thông báo trên mạng xã hội Twitter ngày 8/6. Trước đó, UAE cũng đã đóng cửa tất cả các văn phòng của hãng hàng không quốc gia Qatar, Qatar Airways, đang đặt tại UAE.
Cùng ngày, Tập đoàn Bưu chính viễn thông của UAE thông báo đã ngừng toàn bộ các dịch vụ bưu chính viễn thông tới Qatar sau khi UAE quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao và ban hành lệnh cấm đi lại với Qatar.
“Tập đoàn Bưu chính viễn thông UAE đã đình chỉ các dịch vụ tới Qatar tại tất cả các văn phòng bưu chính viễn thông ở UAE kể từ ngày 6/6, cho tới khi có thông báo mới”, thông báo của tập đoàn cho biết. Theo đó, tất cả các bưu kiện đang được gửi đi sẽ phải trả lại.
Trước đó, UAE đã ban hành lệnh cấm người dân nước này không được công khai bày tỏ sự cảm thông đối với Qatar và cảnh báo bất kỳ ai vi phạm cũng có thể đối mặt với mức án lên tới 15 năm tù giam và nộp phạt ít nhất 500.000 dirham (khoảng 136.000 USD). Ngay sau UAE, Bahrain cũng ban hành lệnh cấm tương tự đối với các công dân của nước này, không cho phép bất kỳ ai ủng hộ hoặc có xu hướng ngả về phía Qatar.
3 nước Ả-rập Xê-út, Bahrain và UAE đã thực thi lệnh cấm đi lại đối với Qatar từ đầu tuần này. Theo đó, các công dân mang quốc tịch Qatar bị yêu cầu phải rời khỏi lãnh thổ 3 quốc gia trên trong vòng 14 ngày, đồng thời Ả-rập Xê-út, Bahrain và UAE cũng cấm công dân nhập cảnh vào Qatar.
Video đang HOT
Hình ảnh của trang FlightRadar24 ngày 6/6 cho thấy các máy bay dân dụng của Qatar chỉ còn môt tuyến hẹp để ra vào lãnh thổ sau khi bị Ả-râp Xê-út đóng không phân (Ảnh: FlightRadar24/BBC)
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát khi 9 nước Ả-rập Xê-út, Bahrain, Ai Cập, UAE, Yemen, Libya, Maurtius, Mauritania và Maldives lần lượt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cho rằng Doha hỗ trợ các nhóm khủng bố và ủng hộ Iran.
Nhiều nước vùng Vịnh đã ngừng mọi kết nối đường bộ, đường biển và đường không với Qatar, gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế của nước này. Cuộc sống của người dân Qatar bị xáo trộn. Nhiều người đã đổ xô tới các siêu thị mua lương thực, thực phẩm dự trữ do lo ngại cuộc khủng hoảng ở nước này sẽ kéo dài.
Lập trường của Qatar
Về phần mình, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho biết ông ủng hộ các biện pháp ngoại giao để giải quyết căng thẳng đang leo thang trong khu vực và không mong muốn các giải pháp quân sự. Qatar cũng lên tiếng phủ nhận cáo buộc cho rằng nước này có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố.
Phát biểu trước các phóng viên tại Doha ngày 8/6, Ngoại trưởng Sheikh Mohammed cho biết Qatar bị cô lập “vì quá thành công và phát triển”. Qatar cũng chưa bao giờ trải qua thời kỳ nào bị “thù địch” như vậy, theo ông Sheikh Mohammed.
“Chúng tôi có nền tảng là hòa bình, chứ không phải khủng bố. Cuộc tranh cãi này đang đe dọa tới sự ổn định của toàn khu vực. Chúng tôi không từ bỏ, và sẽ không bao giờ từ bỏ, sự độc lập trong chính sách đối ngoại của chúng tôi”, ông Sheikh Mohammed nhấn mạnh.
Thành Đạt
Theo BBC
Qatar cho phép Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh lính
Doha khẳng định binh lính Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai ở Qatar để đảm bảo an ninh trong khu vực.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani hôm qua cho biết binh lính Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại nước này để đảm bảo an ninh khu vực, theo Al Jazeera.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng, chúng tôi có sự độc lập trong chính sách đối ngoại", Ngoại trưởng Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani nói. Ngoại trưởng Qatar cũng cho biết đất nước ông sẽ không đầu hàng trước áp lực từ các nước Arab láng giềng và không thay đổi chính sách đối ngoại để giải quyết tranh chấp.
Trước đó, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cho phép quân đội nước này đưa lực lượng tới căn cứ quân sự tại Qatar, được lập năm 2014 theo một thỏa thuận giữa hai nước. Năm ngoái, mới có 150 lính đồn trú tại địa điểm này. Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar Ahmet Demirok cho biết Ankara dự kiến triển khai ít nhất 3.000 binh sĩ tới đây.
Arab Saudi, Bahrain, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Araba thống nhất (UAE) và vài quốc gia khác đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì bị cáo buộc ủng hộ các nhóm cực đoan và Iran, đối thủ của các quốc gia Arab. Doha tuyên bố các cáo buộc là vô căn cứ.
Ngoại trưởng Qatar cho biết Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani sẽ không rời đất nước "bị phong tỏa", nên không thể tham dự cuộc hòa giải do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị tổ chức tại Nhà Trắng.
Sheikh Mohammed bin Abdulrahman nói thêm rằng đất nước ông có thể chịu được các lệnh cấm vận lâu dài do nhận được sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế. "Chính phủ Qatar đã áp dụng các biện pháp để đảm bảo duy trì tiêu chuẩn cho người dân", Ngoại trưởng Qatar cho biết.
Qatar tuyên bố chưa nhận được danh sách các yêu cầu của những quốc gia cắt quan hệ ngoại giao, song nhấn mạnh mọi việc sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng lần này được mở rộng từ tranh chấp trước đây vào năm 2014 khi Arab Saudi, UAE và Bahrain tạm thời triệu hồi đại sứ của họ tại Doha do Qatar ủng hộ Phong trào Anh em Hồi giáo.
Văn Việt
Theo VNE
Qatar tuyên bố không lùi bước trước áp lực bên ngoài Ngoại trưởng Qatar khẳng định quốc gia này sẽ không thay đổi chính sách ngoại giao, bất chấp áp lực từ các nước láng giềng. Ngoại trưởng Qatar khẳng định Doha sẽ giữ vững chính sách ngoại giao. Ảnh: Reuters. "Không ai có quyền can thiệp. Chúng tôi là một quốc gia độc lập có chủ quyền và từ chối mọi sự áp...