UAE công bố bản đồ hành tinh ‘có thể có sự sống’
Lần đầu tiên, mục tiêu hàng đầu của các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh được phơi bày trước mắt người Trái Đất thông qua dữ liệu từ tàu vũ trụ của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Bản đồ được tạo ra bởi nhóm nghiên cứu từ Đại học New York Abu Dhabi (NYUAD) và Trung tâm Khoa học vũ trụ UAE, dựa trên dữ liệu của tàu quỹ đạo Emirates Mars Mission ( EMM), còn được gọi là tàu Hy Vọng.
“Hy vọng rằng công cụ tiếp cận này sẽ biến nó thành một công cụ tuyệt vời cho các nhà nghiên cứu và cả sinh viên để tìm hiểu thêm về Sao Hỏa và giới thiệu những khả năng mà ngành khoa học vũ trụ UAE có thể mang lại” – trưởng nhóm khoa học Dimitra Atri từ NYUAD nói.
Bản đồ Sao Hỏa hứa hẹn cung cấp nhiều cơ sở thú vị cho các nghiên cứu khoa học về hành tinh được giới khoa học vũ trụ quan trọng hàng đầu – Ảnh: NYUAD
Bản đồ này, một dạng “atlas Sao Hỏa”, được kỳ vọng sẽ giúp giải mã cả điều bí ẩn vì sao Sao Hỏa từ một hành tinh xanh giống Trái Đất trở nên khô cằn như hiện nay.
Trước đó, các bằng chứng khoa học đã củng cố giả thuyết rằng hành tinh nằm trong vùng sự sống Goldilocks của hệ Mặt Trời này được sinh ra để sống, với sông, hồ, đại dương như Trái Đất. Thậm chí có thể nó đã từng có sự sống. Sự sống này có thể đã tuyệt chủng hoặc ẩn nấp đâu đó.
Video đang HOT
Sự hiện diện của một bản đồ chi tiết sẽ giúp định hướng cho nhiều sứ mệnh tương lai, đưa ra cái nhìn tổng quan để tìm hiểu những cấu trúc phù hợp với mục tiêu của từng sứ mệnh.
Để tạo ra bản đồ, nhóm đã thu thập hơn 3.000 hình ảnh quan sát từ hệ thống hình ảnh hiện đại EXI trên tàu EMM với khoảng thời gian tương đương 2 năm Trái Đất và ghép chúng lại để tạo một bản đồ hỗn hợp.
Bản đồ cho thấy rõ ràng các chỏm băng cực, núi và núi lửa đã ngừng hoạt động, tàn dư của sông hồ và thung lũng cổ đại cách đây khoảng 3,5 tỉ năm, mà các nhà khoa học tin chắc rằng đã từng tràn ngập nước.
EMM vẫn sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của cơ quan vũ trụ UAE là cung cấp một bức tranh toàn cầu về khí hậu Sao Hỏa, với sự thay đổi theo mùa được phản ánh thật chi tiết.
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
Tàu Magellan, còn gọi là Venus Radar Mapper, là tàu thám hiểm Sao Kim được phóng từ năm 1989 của NASA và đã kết thúc nhiệm vụ năm 1994, nhưng bộ dữ liệu khổng lồ của nó vẫn không ngừng tiết lộ những điều thú vị khi các kỹ thuật phân tích hình ảnh, tín hiệu dần hiện đại hơn.
Lần này, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà địa vật lý Robert Herick từ Trường Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ) và chuyên gia về kỹ thuật radar Scott Hensley từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA đã phân tích các hình ảnh mà tàu Magellan thu thập đầu những năm 1990 cho đến năm 1991.
Phối cảnh 3D của khu vực Maat Mons trên Sao Kim - Ảnh: NASA
Trong báo cáo hôm 15-3, NASA cho biết họ đã xác định được sự thay đổi hình dạng rõ ràng của một lỗ thông hơi núi lửa trên bề mặt Sao Kim chỉ trong vòng 8 tháng, bằng chứng sống động cho thấy Sao Kim vẫn đang hoạt động địa chất!
Sở dĩ phát hiện bị phủ bóng lâu như vậy một phần do quỹ đạo elip của tàu vũ trụ này khiến dữ liệu hình ảnh về từng khu vực của nó mang nhiều sai số phải được phân tích thủ công thay vì bằng máy.
Núi lửa nhỏ này nằm gần 2 trong số những siêu núi lửa của Sao Kim là Ozza và Maat Mons. Nó có thể là một phần của Mat Mons với dữ liệu ngày 2-10-1991 cho thấy nó dường như vừa trải qua một đợt phun trào, khiến hình dạng gần tròn diện tính 2,2 km 2 trước đó thành méo và rộng ra thành 4 km 2.
Địa hình xung quanh cũng thay đổi, giống như bị dung nham tươi tàn phá ngay trước đó.
Ở Trái Đất, hoạt động địa chất của hành tinh thường xuyên gây ra những thảm họa, tuy nhiên cũng cực kỳ cần thiết cho sự sống bởi cung cấp những yếu tố giúp ổn định nhiệt độ, môi trường, thành phần hóa học của bầu khí quyển...
Vì vậy, tìm kiếm được một hành tinh có hoạt động địa chất là giấc mơ của các nhà thiên văn. Đó là một trong những yếu tố cốt lõi cho thấy hành tinh đó còn có khả năng nuôi dưỡng sự sống.
Trở lại với Sao Kim, nó từ lâu được chứng minh đã ra đời như người anh em song sinh của Trái Đất với đầy đủ các điều kiện để sống - và vẫn đang nằm trong "vùng sự sống" của hệ Mặt Trời - nhưng lại bị nhiều yếu tố thiếu may mắn trong quá trình tiến hóa hành tinh khiến nó quay chậm lại, ngừng hoạt động địa chất và bị bao trùm bởi hiệu ứng nhà kính khốc liệt.
Một điều khiến người ta từng tin Sao Kim đã chết là thạch quyển của nó là một lớp vỏ liền mạch, thay vì gồm nhiều mảng kiến tạo như Trái Đất. Núi lửa Trái Đất thường phun ở rìa các mảng kiến tạo. Tuy nhiên phát hiện mới cho thấy núi lửa trên hành tinh khác có thể đã hoạt động theo một cách khác.
Địa điểm này sẽ là nơi bí ẩn để các sứ mệnh tiếp theo của NASA khám phá. Nhiều nghiên cứu vài năm gần đây đã tìm ra các dấu hiệu sinh học tiềm năng trong quang phổ của hành tinh, điều mà cơ quan vũ trụ của Mỹ thể hiện rõ sự quan tâm.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Science.
Sinh vật mới từ "thế giới mất tích": Có đồng loại ngoài hành tinh? Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sinh vật bé nhỏ, chưa từng biết trên Trái Đất, có khả năng cũng tồn tại trên các thế giới đại dương ngoài hành tinh như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ. Theo tờ Space, "quái vật" nhỏ được đặt tên Sulfurimonas pluma, thuộc một họ sinh vật...