UAE chọn người phụ nữ Arab đầu tiên tham gia khóa huấn luyện phi hành gia
Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE) đã lựa chọn người phụ nữ Arab đầu tiên tham gia khóa huấn luyện phi hành gia, trong bối cảnh quốc gia vùng Vịnh này đang nhanh chóng mở rộng lĩnh vực không gian nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.
Nữ kỹ sư Nora al-Matrooshi. Anh: gulftoday.ae
Nữ kỹ sư Nora al-Matrooshi, 27 tuổi, quốc tịch UAE, tốt nghiệp ngành cơ khí, hiện làm việc tại Công ty Xây dựng dầu khí quốc gia của Abu Dhabi, sẽ tham gia khóa huấn luyện phi hành gia 2021 của Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) tại Mỹ. Matrooshi sẽ cùng với một ứng cử viên khác là Mohammed al-Mulla tham gia nhóm theo chương trình huấn luyện phi hành gia của UAE.
Theo đó, nhóm này gồm 4 người, trong đó có Hazza al-Mansouri, người UAE đầu tiên lên vũ trụ vào năm 2019 khi được lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Matrooshi là một trong 4.300 ứng cử viên đăng ký tham gia nhóm trên và đã trải qua những đánh giá về năng lực khoa học, trình độ và kinh nghiệm thực tế, sau đó được đánh giá về thể lực và tâm lý.
Video đang HOT
UAE đã khởi động một Chương trình Không gian Quốc gia năm 2017 nhằm phát triển trình độ khoa học và kỹ thuật, qua đó giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Tháng 2 vừa qua, một tàu thăm dò không gian của UAE đã được phóng lên quỹ đạo Sao Hỏa, thực hiện cuộc thám hiểm liên hành tinh đầu tiên của thế giới Arab. UAE có kế hoạch phóng một tàu thăm dò lên Mặt Trăng vào năm 2024 và hướng đến Sao Hỏa năm 2117.
Phái đoàn UAE, Qatar gặp nhau lần đầu sau khi khôi phục quan hệ
Hãng thông tấn nhà nước WAM của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đưa tin phái đoàn của UAE và Qatar đã gặp nhau tại Kuwait trong ngày 22/2.
Đây là lần đầu tiên giới chức hai nước gặp mặt kể từ khi thoa thuân Al-Ula vê hoa giai giữa thế giới Arab vơi Qatar được ký kết hồi tháng trước nhằm chấm dứt rạn nứt trong quan hệ kéo dài hơn 3 năm qua.
WAM nêu rõ: "Hai bên (UAE và Qatar) đã thảo luận về các cơ chế và quy trình chung nhằm thực thi tuyên bố Al-Ula. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì mối tương đồng giữa các nước vùng Vịnh và thực hiện hành động chung vì lợi ích của các nước thanh viên Hôi đông Hơp tac vung Vinh (GCC) và các công dân của họ". UAE và Qatar cũng cảm ơn Saudi Arabia và Kuwait vì vai trò của các nước này trong việc chấm dứt căng thẳng tại vùng Vịnh.
Tháng 1 vừa qua, tại thành phố Al-Ula của UAE, các nước Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao, thương mại và đi lại với Doha, vốn bị đóng băng từ năm 2017 vì cáo buộc Qatar bảo trợ khủng bố, điều mà Doha luôn bác bỏ.
Lãnh đạo các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) chụp ảnh chung trước phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 41 của GCC tại al-Ula, Tây Bắc Saudi Arabia ngày 5/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi thỏa thuận Al-Ula được ký kết, các hoạt động hàng không và đi lại giữa Qatar và 4 nước trên đã được nối lại. Mỗi nước sẽ sắp xếp các cuộc gặp song phương với Qatar để giải quyết các vấn đề riêng.
Một quan chức UAE cho biết việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Qatar sẽ cần thời gian bởi các bên phải hợp tác để xây dựng lại lòng tin.
Cũng trong ngày 22/2, hãng thông tấn WAM đưa tin UAE đã ký hợp đồng quốc phòng trị giá 7,293 tỷ dirham (1,99 tỷ USD) vào ngày thứ 2 của Triển lãm quốc phòng quốc tế IDEX 2021 tổ chức tại thủ đô Abu Dhabi.
Hợp đồng lớn nhất được công bố ngày 22/2 đã được ký kết với công ty SAAB (Thụy Điển) để mua máy bay cảnh báo sớm G6000, trị giá 3,742 tỷ dirham (1 tỷ USD). Hợp đồng lớn thứ hai là mua tên lửa Patriot từ Raytheon (doanh nghiệp của Mỹ), với giá 2,614 tỷ dirham (714 triệu USD).
Ngoài ra, UAE cũng ký hợp đồng với một số công ty khác, bao gồm Safran và DTec.
Thủ tướng Israel hủy công du vì lo ngại tên lửa phiến quân Thủ tướng Netanyahu hủy chuyến đi tới UAE vào phút cuối vì không thể bay qua Arab Saudi do lo ngại lực lượng Houthi tại Yemen tập kích tên lửa. Chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đầu tiên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, dự kiến diễn ra hồi cuối tuần trước, bị hủy hôm 11/3. Thủ tướng Netanyahu...