Ứa nước miếng với cách làm món mực khô rim chua ngọt vừa ngon vưa dễ !
Món mực khô lun hấp dẫn bởi hương thơm “không thể lẫn vào đâu được” khi nướng các mẹ nhỉ, chỉ cần “hít hà” thứ hương thơm ” bình dị ấy là đã mún nhào zô rùi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1-2 con mực to
1/2 quả dứa
Vừng, mè rang, tỏi, ớt tươi bằm nhỏ
Phần thực hiện:
Video đang HOT
Bước 1: Mực khô chúng mình có thể nướng bằng cồn hoặc lò vi sóng, lò nướng , nhưng nướng bằng cồn có lẽ sẽ đem lại hương vị thơm ngon nhất. Nhưng để món mực nướngthơm ngon thì các mẹ nên tách rời phần thân và đầu mực nướng riêng, vì phần đầu sẽ cần thời gian chín lâu hơn, nếu nướng cùng phần thân mực sẽ làm phần thân mực dễ bị cháy và khô cứng. Nhưng lưu ý khi nướng bằng cồn các mẹ nên cẩn thận châm lửa bằng mồi giấy thì sẽ an toàn hơn và nên để xa chai cồn nơi nướng mực. Và có 1 điều cực kiêng kị khi nướng mực đó là không được đổ cồn vào lúc lửa còn cháy các mẹ nhé. Cẩn thận hơn chúng mình nên chuẩn bị thêm đôi ba cái đĩa sứ để nướng thì sẽ an toàn hơ. Mực sau khi nướng xong, các mẹ gói lại bằng giấy báo rồi dùng dày chày giã nhẹ (mục đích là để mực được mềm và rơi hết vụn đen bám dính vào thân mực)
Bước 2: Tiếp đó, các mẹ xé nhỏ mực, nhớ xé ngang mình mực cho dễ dàng nhé. Dứa cắt 1/2 quả bằm nhuyễn và vắt lấy nước cốt, phần nước cốt này khi rim với mực sẽ rất thơm và đem lại vị chua ngọt hấp dẫn. Bước 3: Nước sốt dùng để rim mực các mẹ làm như sau: trộn đều 1 thìa canh tương cà, 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh dầu hào, chút ớt băm (đã bỏ hạt ớt), 1 thìa canh đường và 1 thìa canh nước mắm ngon, trộn thật đều cho các gia vị được hòa tan vào nhau nhé.Bước 4: Chuẩn bị chảo nhỏ để rim mực, đun chảo nóng, cho 2 thìa con dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi thì cho tỏi vào phi thơm, cho hỗn hợp nước sốt đã trộn đều ở bước 3 vào, nêm thêm nước cốt dứa, nêm sao cho có vị chua chua ngọt ngọt (nếu chưa đủ độ chua các mẹ có thể cho thêm ít nước cốt me hoặc nước cốt quất đã bỏ hạt, nhưng các mẹ nhớ nêm từ từ đến khi thấy vừa miệng nhé). Tiếp tục cho thêm mực khô vào chảo, đảo đều. Để lửa ở mức nhỏ nhất khoảng vài phút để gia vị bao đều quanh mực, cuối cùng các mẹ tắt bếp và cho vừng rang lên trên
Chỉ với vài bước đơn giản, món mực khô rim chua ngọt đã hoàn thành rồi đấy. Mực ngấm đầy đủ gia vị chua cay mặn ngọn thơm ngon phải biết, măm lai rai trong 1 buổi chiều thèm món ăn vặt thì hợp hơn bao giờ hết ý. Chúc các mẹ thành công và ngon miệng nhé
Giản dị đưa cơm với cách làm muối vừng lạc vừa nhanh vừa dễ !
Mỗi khi chán những món ăn thịt cá hoặc khi nào cảm thấy măm không ngon miệng thì lọ muối vừng đậm đà chính là sự lựa chọn lý tưởng của mình.
Ừ thì muối vừng rất giản dị thôi, chỉ có chút vừng lạc nhưng không hiểu sao, khi rắc lên bát cơm nóng hổi lại có sức hấp dẫn lạ kỳ đến vậy. Với những nàng ăn chay thì muối vừng cũng là một món ăn không thể nào thiếu được phải không nào. Với mình, món muối vừng hấp dẫn chính bởi cái sự đơn giản, vì đơn giản nên không hề ngấy tẹo nào, là sự lựa chọn lý tưởng khi chúng mình thèm một cái gì đó mằn mặn. Muối vừng còn là gia vị không thể thiếu trong các món xôi tự nấu của mình nữa chứ. Thật là nhiều công dụng phải không nào? Nhân cơ hội này, các nàng hãy tranh thủ làm 1 lọ muối vừng nhỏ xinh để ăn dần nhé, không hề phức tạp chút nào cả đâu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
100g vừng
200g lạc1 thìa phở muối hạt
Phần thực hiện:
Bước 1: Để món muối vừng được thơm ngon, chúng mình phải chọn mua được lạc và vừng tươi mới, không bị ẩm mốc. Lạc mình thường chọn những hạt vừa phải, không quá to, đều nhau, không bị ẩm mốc, mối mọt, nhìn rõ thấy hạt còn tươi mới, mình thì thích ăn hạt lạc đỏ hơn vì cảm thấy nó chắc hơn hạt lạc trắng. Vừng cũng tương tự như thế. Thường thì đi chợ mình hay mua ở 1 hàng quen nhất định rùi nên vấn đề lựa chọn thực phẩm có vẻ cũng dễ hàng hơn. Sau khi đã chọn được nguyên liệu rùi, chúng mình bắt tay vào chế biến nhé. Chuẩn bị 1 cái chảo khô (hoặc nếu chảo đang bị ướt, các nàng cho chảo lên bếp đun cho đến khi chảo khô cong, không còn bị dính nước thì cho trút 100 gram vừng vào chảo, rang trên lửa nhỏ để vừng được chín đều. Vừa rang vừa đảo đều để vừng được tơi và không bị cháy nhé. Đến khi nghe thấy những tiếng nổ nhỏ lách tách vui tai, các nàng tiếp tục rang trên lửa nhỏ cho đến khi không còn tiếng nữa thì tắt bếp, trút vừng ra đĩa riêng, để nguội. Cho muối vào chảo rang khô, để nguội. trộn đều muối và lạc.
Bước 2: Cho lạc rang vào chảo, rang nhỏ lửa cho tới khi lạc chín vàng, thơm phức, giòn thì để nguội. Nếu có lò vi sóng, các nàng có thể tận dụng để rang lạc chín một cách rất dễ dàng. Cho lạc vào bát con, quay trong lò vi sóng khoảng 10 phút là lạc chín. KHoảng 3 phút, các nàng lại lấy lạc ra, đảo đều rùi cho vào quay tiếp để lạc được rang chín đều. Lạc rang muốn bóc lớp vỏ được dễ dàng, sau khi được rang chín, các nàng lấy giấy báo, bọc kín, để khoảng 20 phút, lấy lạc ra và xát lớp vỏ đi cực kỳ dễ.
Bước 3: Dùng cối xay đồ khô, xay lạc nhỏ (nhưng các nàng nhớ xay thô thôi nha) vì bản chất lạc có rất nhìu dầu, sẽ rất dễ bị bết và dính. Sau khi xay lạc thô xong, các nàng để riêng ra bát. Nếu không có máy xay, chúng mình có thể dùng cối giã nhuyễn lạc và vừng, cách này thì hơi mất thời gian chút xíu
Cho vừng và muối vào cối xay, xay nhỏ để chất béo trong vừng bọc lấy muối tạo nên tính quân bình (Dương trong, Âm ngoài) sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn ý nhé.
Tiếp đến, dùng cái chảo khô vừa rang lạc, trút vừng và lạc vừa xay nhuyễn vào. Chuẩn bị 1 cái lọ khô (các nàng nên dùng lọ thủy tinh khô ráo thì sẽ an toàn hơn là dùng lọ nhựa). Đậy nắp kín và bảo quản cẩn thận nơi khô ráo để muối vừng lạc được khô ráo, không bị ẩm mốc.
Vị bùi bùi, đậm đà, thơm dịu của muối vừng quả thật rất hấp dẫn. Một bát xôi hoặc cơm nóng mà măm cùng với chút muối vừng giã nhuyễn trộn đều, quả thực rất đưa cơm. Hương vị ấy chính là hương vị đồng quê, dân dã, mà chỉ nhắc đến thôi cũng đủ khiến người ta xao xuyến, bùi ngùi, Với những người xa quê hương thì lọ muối vừng chính là món quà quý giá vô cùng. Cách làm muối vừng không hề khó, các nàng cùng tự tay làm 1 lọ phục vụ cho cả nhà nhé. Chúc các nàng thành công và ngon miệng
Hai loại bánh Tết đặc trưng của người Sán Dìu Bánh tài lồng ệp có hình tròn theo tín ngưỡng thờ trời đất trong quan niệm của người Sán Dìu còn bánh bạc đầu mang tên gọi độc đáo nhờ cách thức chế biến đặc biệt. Dịp lễ tết, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện đang sinh sống ở một số nơi thuộc các huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Hoành Bồ... ở...