U60 làm “cò” lừa “chạy” trường Trung cấp Cảnh sát lĩnh án
Đã hơn 60 tuổi, Dương Thị Tuyết không “an phận” hưởng tuổi già mà còn lên kế hoạch lừa đảo nhiều người bằng cách hứa xin việc làm, chạy trường…
Mái tóc đã ngả màu bạc, người phụ nữ lại đối mặt với bản án 20 năm tù giam
Ngày 11/4, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án Dương Thị Tuyết (1952, Nghệ An) lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 139 BLHS.
Theo đó, Tuyết không có khả năng xin được việc làm nhưng luôn “nổ” rằng mình quen biết rộng rãi có thể “chạy chọt” được để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Tính tới thời điểm bị bắt, Dương Thị Tuyết đã 2 lần nhận tiền với tổng số tiền lên tới 240 triệu đồng. Trong đó, lần một, Tuyết nhận 60 triệu đồng của ông Ngô Gia Thiệu (1962, Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội) để xin cho con ông Thiệu vào Sở quy hoạch xây dựng Hà Nội. Tuyết nói tổng chi phí xin việc là 100 triệu, gia đình ông Thiệu đã đưa trước cho Tuyết 60 triệu đồng nhưng mãi không thấy Tuyết hồi âm lại, cuối cùng Tuyết đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.
Lần 2, Tuyết nhận 180 triệu đồng của ông Nguyễn Đình Nghĩa để xin cho con ông Nghĩa vào trường Trung cấp Cảnh sát và chiếm đoạt luôn số tiền này.
Tại phiên xử, Tuyết khai rằng bản thân là giáo viên đã nghỉ hưu không có tiền chi tiêu, bản thân nợ nần nhiều nên đã tìm cách lừa đảo các đối tượng trên. Số tiền chiếm đoạt là 240 triệu đồng Tuyết đã dùng để trả nợ và chi tiêu việc cá nhân.
Ngoai ra, cơ quan công an còn điều tra ra tháng 5/2011, ông Nguyễn Khắc Hùng (1959, Thanh Oai, Hà Nội) đã đưa cho Tuyết 60 triệu đồng để nhờ xin việc cho con vào làm tại Cục tình báo – Bộ Công an và chiếm đoạt số tiền này, Tuyết còn vay của ông Hùng 315 triệu đồng và hiện chưa trả. (Vụ án này được tách riêng bởi liên quan đến dân sự).
Trước đó, Dương Thị Tuyết đã bị TAND TP. Vinh, Nghệ An xử phạt 11 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời hạn tù tính từ ngày 13/10/2011, bị cáo chấp hành hình phạt tù tại phân trại số 1, Trại giam số 6.
Như vậy, trong vòng hai tháng (từ tháng 7 – 8/2011), Dương Thị Tuyết đã 2 lần lừa xin việc cho các gia đình bị hại và chiếm đoạt 240 triệu đồng. Hiện chưa khắc phục hậu quả của vụ án.
Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên phạt bị cáo 9 năm tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cùng 11 năm tù giam của mức án trước, tổng chung của khung hình phạt là 20 năm. Giọt nước mắt muộn màng của người đàn bà tóc đã ngả màu bạc ấy không làm giảm bớt tội lỗi và mức án dành cho mình.
Theo xahoi
"Nữ quái" lừa chạy việc, chạy trường chiếm đoạt tiền tỷ
Ngày 15-1, TAND tỉnh Đắk Nông đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Thị Hằng (SN 1961, trú tại Thôn 1, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Nguyễn Thị Hằng tại phiên tòa xét xử
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, mặc dù không có công ăn việc làm, không có mối quan hệ quen biết rộng nhưng lợi dụng sự thiếu hiếu biết và tâm lý muốn lo cho con em mình một nơi học tập, công tác tốt để sau này đỡ khổ của một bộ phận người dân chân lấm tay bùn, từ cuối năm 2009 đến tháng 12-2011, Nguyễn Thị Hằng luôn tung tin rằng mình có quen biết với các "sếp" trên tỉnh và "chạy" được các xuất vào học tại Trường Văn Hóa 3 - Bộ Công an và các trường Công an nhân dân, hoặc đi làm trong các cơ quan nhà nước với "chi phí" từ 30 triệu đồng đến 130 triệu đồng/trường hợp. Sau khi nhận tiền và hồ sơ của người dân, Hằng không lo được việc như đã hứa. Biết bị lừa những người dân này đến đòi lại tiền thì Hằng không trả tiền với lý do là đã đưa tiền và hồ sơ cho "đối tác" để lo việc nên không lấy lại được. Bằng thủ đoạn đó, Nguyễn Thị Hằng đã dễ dàng lừa gạt và chiếm đoạt của 25 người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk với tổng số tiền là 1.145.500.000 đồng.
Có mặt tại phiên tòa, bà Trần Thị Nhẫn, ở Suối Tre, xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông kể lại trong nước mắt: Vào cuối năm 2009, Nguyễn Thị Hằng đến gặp gia đình nhà tôi và cho biết mình có quan hệ quen biết với các "sếp" trên tỉnh và có thể lo cho các con tôi đi học tại các trường công an với giá 40 triệu đồng vào Trường Văn hóa 3 -Bộ Công an và 90 triệu đồng vào Trường Trung cấp cảnh sát. Mặc dù gia đình hết sức khó khăn, song vì muốn cho con cái có một nơi học tập tốt, gia đình tôi đã vay mượn rồi đưa cho Hằng nhiều lần tổng cộng 129 triệu đồng. Biết bị lừa, gia đình tôi đòi lại số tiền nói trên, Hằng chỉ trả cho gia đình tôi 45 triệu đồng, số tiền còn lại Hằng chiếm đoạt không trả.
Tương tự như vậy, sau khi nghe thông tin Hằng quen biết rộng và có thể lo được các xuất vào học các trường Công an, cuối năm 2011, bà Vũ Thị Khăng, ở thôn 1, xã Ea Bil, huyện Ma D'rắc, tỉnh Đắk Lắk đã tìm gặp và nhờ Nguyễn Thị Hằng lo cho con bà Khăng đi học Trường trung cấp công an với chi phí 130 triệu đồng. Sau đó bà Khăng đã làm hồ sơ và đưa trước cho Hằng 20 triệu đồng để chi phí. Biết Hằng không lo được việc bà Khăng đòi lại số tiền trên nhưng Hằng không trả.
Qua phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa, căn cứ vào các tình tiết có trong hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo, bị hại và những người có liên quan tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hằng 14 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Buộc bị cáo Hằng phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm được cho các bị hại.
Bản án nghiêm khắc trên là bài học đắt giá cho những ai đã và đang dùng các thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Vụ án cũng là bài học cảnh tỉnh nhiều người, nhất là những người dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa dễ bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo.
Theo ANTD
Tuyên án cảnh sát "dỏm" lừa tiền chạy việc TAND thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) đã tuyên phạt Võ Quang Lân 15 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Giả danh cảnh sát kinh tế, bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Ảnh minh họa) Trước đó, Lân bị TAND TP Huế phạt bốn năm tù về tội danh trên. Tổng hợp hai bản án, bị...