U50 quanh năm mực thước với áo dài vì tôn thờ vẻ đẹp cốt cách người Hà Nội
Lắng nghe cô Chu Kim Oanh trải lòng về tình cảm với áo dài mới thấy tại sao càng về tuổi trung niên, phái nữ lại càng có tình yêu mãnh liệt với quốc phục Việt đến như vậy.
Ai đó đã từng nói rằng, “Ở đâu có phụ nữ Việt, ở đó có Áo dài Việt” và quả thật là đúng như vậy. Là phụ nữ Việt Nam bất kể ở độ tuổi nào, ai nấy ít nhất đều có sự quan tâm đến trang phục truyền thống của nước ta đó chính là áo dài. Chắc hẳn, trong cuộc đời mỗi người, ai cũng ít nhất một lần khoác lên người trang phục truyền thống nền nã này. Tuy nhiên, có một điều lạ là, phụ nữ càng về tuổi trung niên, họ lại càng thích mặc áo dài và luôn ưu tiên cho mỗi lần đi tiệc cưới, liên hoan hay vào các dịp lễ tết…
Mới đây, trong một group nghiện làm đẹp của hội chị em, dân tình thả tim rần rần cho một quý cô xinh đẹp có tủ đồ với hàng chục bộ cánh áo dài. Mỗi lần khoác một bộ lên người đều chỉn chu thực hiện concept chụp ảnh đẹp mê mẩn.
Bài đăng của Chu Kim Oanh nhận về hơn 1.200 lượt thả tim cùng hàng trăm bình luận và nhiều lượt chia sẻ chỉ trong thời gian ngắn đăng tải.
Đó là chị Chu Thị Kim Oanh, sinh năm 1974, là người con của phố cổ Hà Nội và hiện tại đang làm việc cho một ngân hàng nước ngoài.
Nhìn chị Oanh có ai nghĩ người phụ nữ này năm nay đã 47 tuổi và là mẹ của 2 người con không? Không chỉ sở hữu một gương mặt xinh đẹp, dễ gần mà quý cô còn “hút hồn” người nhìn với tà áo dài truyền thống dịu dàng.
Nếu bạn mới chỉ nhìn vài tấm hình và thấy chị Oanh có nét gì đó về vẻ hiền dịu, đằm thắm của NSND Lê Khanh thì đúng rồi, có nhiều người cũng cùng quan điểm như vậy.
Video đang HOT
Ngày nay, có nhiều quý cô tuổi trung niên diện áo dài nhưng để diện đẹp và có hồn mà vẫn chừng mực lẫn nghệ thuật như quý cô gốc Hà Nội thì không có nhiều.
Những set áo dài của chị Oanh đều mang form dáng truyền thống, ít chi tiết cách tân, thế nhưng khi khoác lên người và nhập tâm với cảnh vật xung quanh, U50 thuyết phục người xem tuyệt đối.
Phái đẹp Việt diện áo dài đã không còn là điều lạ nhưng với một người từng chia sẻ nghiện diện áo dài quanh năm suốt tháng thì chắc chắn phải có điều gì đó đặc biệt. Hãy cùng trò chuyện với người phụ nữ Hà Thành này để hiểu thêm hơn về sở thích cũng như cách mặc áo dài ở tuổi tứ tuần sao cho đẹp và sang.
Theo dõi trên trang cá nhân của chị có thể thấy, chị mặc đẹp đa dạng trong các phong cách nhưng nhiều nhất vẫn là áo dài. Đâu là nguồn cảm hứng bất tận đó vậy ạ?
Ai cũng biết rằng áo dài vốn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế thời trang, hoạ sĩ và thậm chí nhiều nhà thơ hay nhạc sĩ cũng đã sáng tác rất nhiều bài hát, bài thơ ca ngợi, tôn vinh nét đẹp của tà áo dài Việt Nam. Tà áo dài Việt vừa mang giá trị truyền thống nhưng vẫn chẳng kém phần hiện đại. Có lẽ vì vậy mà áo dài ngày nay càng được các hoa hậu diện trên các đấu trường nhan sắc quốc tế.
Có rất nhiều bộ trang phục được sáng táo mang nhiều ý nghĩa nhưng chung quy, vẫn là áo dài được bình chọn nhiều nhất. Với bản thân, tôi luôn cảm thấy tự tin hơn khi khoác lên mình áo dài vì nó giúp phụ nữ ngót nghét tuổi ngũ tuần che được khuyết điểm mà vẫn tôn lên được đường cong uyển chuyển.
Áo dài vốn là 1 món đồ tôn dáng dành cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để mặc đẹp nó chắc chắn chị cũng có bí kíp riêng cho mình?
Ngày nay, áo dài đã trải qua nhiều cuộc cách mạng cách tân về form dáng, chất vải và những chi tiết nhỏ. Có nhiều bộ được cắt ngắn phần tà lửng đến gối hay được may thêm gấp đôi phần tà cho bay bổng hệt chiếc đầm dạ hội,… Bản thân tôi thấy dù cách cải tiến như thế nào chăng nữa thì tà áo dài truyền thống, thiết kế đơn giản, không cầu kì và không nhiều chi tiết vẫn là đẹp nhất.
Chị em giờ đây có thể linh hoạt một chút trong việc chọn thiết kế tà rộng, phần ống dài chấm giày cao gót và may bó vừa với cơ thể sẽ rất tôn dáng. Dù chiều cao khiêm tốn nhưng nhờ biết cách mặc mà chị Oanh đánh lừa được thị giác người nhìn một cách thuyết phục.
Đồng thời đừng quên xúng xính thêm phụ kiện là khăn turban/ trâm cài tóc hoặc túi xách bằng cói để diện mạo thêm phần trẻ trung, hiện đại hơn.
Chị Oanh cũng nói không với các loại vải có hoạ tiết lớn mà thường chỉ chọn hoạ tiết trơn, hoa nhí để trông mình mảnh mai hơn. Đồng thời muốn da sáng, hồng hào và ăn hình thì cũng không quên chọn áo dài màu sáng như trắng, be và pastel.
Chi phí may một bộ áo dài của chị trung bình hết bao nhiêu?
Vì đam mê áo dài nên tôi cũng có 1 số mẹo nhỏ cho các chị em nghiện mặc đồ may. Dù đi may có mất công chờ đợi đôi chút nhưng đẹp và ưng ý mình. Thay vì đến cửa hàng may chọn vải thì tôi sẽ trực tiếp đi chọn mua vải ở chợ hoặc đặt hàng trên 1 số website sẽ tiết kiệm được 1 phần chi phí, đồng thời có đa dạng mẫu mã hợp sở thích với mình hơn. Chọn được loại vải ưng ý là đã đỡ 1 phần thiết kế thêu thùa và đính kết ngọc trai rồi.
Với 1 số bộ, chỉ cần may mới phần tà, còn phần quần vẫn có thể tái sử dụng được. Chị em nên đầu tư 1 vài chiếc quần lụa với gam màu sắc cơ bản như trắng, đen vì dễ dàng mix cùng nhiều bộ khác nhau. Phần ống quần nên may chạm gót giày sẽ đứng dáng mà đẹp. Từ những điều trên sẽ giới hạn chi phí cho 1 bộ chỉ rơi vào khoảng 1-1,5 triệu đồng mà thôi.
Theo chị, ở độ tuổi này, chị em có nên phá cách với những khoảng hở trong trang phục không?
Tôi không muốn đưa ra nhận xét nên hay không nên vì mỗi người có một gu thẩm mỹ khác nhau, ví dụ có trang phục đối với tôi là đẹp nhưng đối với người khác chưa chắc đã đẹp. Ở độ tuổi tứ tuần ngót nghét 50, tôi thích những trang phục kín đáo mà vẫn quyến rũ, đơn giản mà vẫn lịch lãm sang trọng. Khi đi biển tôi cũng sẽ mặc những bộ áo tắm không quá hở hang nhưng vẫn đủ quyến rũ.
Thật vậy, không có quy chuẩn nào bó hẹp phạm vi ăn mặc của phái nữ, miễn là chúng ta biết cách ăn mặc phù hợp hoàn cảnh.
Những chiếc váy maxi với phần chân váy xoè bay bổng cùng phần thân dây yếm, hở lưng có lẽ là item phù hợp với chị em tuổi trung niên mỗi dịp đi chơi mà lại rất tôn dáng.
Phụ nữ tuổi tứ tuần, mặc đẹp có nằm ở việc dùng hàng hiệu không ạ?
Tôi nghĩ là hàng hiệu thể hiện đẳng cấp nhưng không nhất thiết phải dùng hàng hiệu mới là mặc đẹp.
Tinh hoa nghề may áo dài truyền thống
Không chỉ tôn vinh vẻ đẹp, những tà áo dài đã trở thành biểu tượng của tâm hồn, cốt cách người phụ nữ Việt. Cũng chính bởi thế, công việc của những người thợ may áo dài trở nên đặc biệt hơn.
Sản phẩm họ làm ra không chỉ đơn thuần là quần áo, là thời trang, mà ý nghĩa hơn đó là nét đặc trưng của bản sắc Việt chứa đựng trong mỗi sản phẩm.
Chị Trần Thị Mai, chủ cơ sở may áo dài Trang Tít (07, Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) cắt may áo dài cho khách hàng.
Nằm ngay trên tuyến phố Tô Vĩnh Diện đầy sôi động thuộc phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, cửa hàng may đo áo dài của gia đình chị Trần Thị Mai, lúc nào cũng tấp nập khách ra, vào. Bên trong cửa hàng, hàng trăm mảnh vải sắc màu, hoa văn sặc sỡ xếp thành hàng dài che phủ các bức tường luôn thu hút sự chú ý của nhiều người ghé qua. Những người thợ miệt mài trong từng công đoạn, người may, người đính đá, người chạy von..., ai ai cũng cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ.
Dừng tay cắt tấm vải trải phẳng đã được kẻ vẽ bởi nhiều đường phấn trên mặt bàn, chị Mai tâm sự: Dành tình yêu cho áo dài khi đang là một thiếu nữ, chị Mai mạnh dạn vào TP Hồ Chí Minh học nghề may áo dài truyền thống. Sau nhiều năm làm thợ, chị quyết định tự mở cửa hàng cho riêng mình. Cho đến nay đã hơn 20 năm làm nghề và có biết bao bộ áo dài mang thương hiệu "Trang Tít" được đưa đến tay khách hàng nhưng mỗi ngày, chị vẫn không ngừng sáng tạo để cập nhật những mẫu mới.
Có những nét đặc thù riêng so với may những trang phục khác, áo dài là một dòng thời trang khó tính đòi hỏi từ thợ chính đến thợ phụ đều phải dày dặn kinh nghiệm. Cái khó của việc tạo nên một chiếc áo dài trải khắp trên tất cả các công đoạn. Để lấy số đo chuẩn xác, thợ may phải cẩn thận đo hàng chục chi tiết từ vòng ngực, eo đến vòng cổ, độ dài cánh tay, vòng cổ tay... Việc cắt vải cũng phải vô cùng khéo léo. Trước khi hạ kéo, thợ cắt phải tính toán thật kỹ từ cách xếp vải phẳng phiu, căn vải để họa tiết ăn khớp rồi mới vẽ từng đường phấn theo số đo của khách. Chị Mai cho biết thêm: Áo dài là loại trang phục phần lớn được may bó sát để giúp nổi bật những đường cong cơ thể người mặc nên việc cắt từng đường vải phải thực sự cẩn thận. Tùy theo từng loại vải để có những tính toán riêng sao cho chiếc áo được dựng lên phải thực sự vừa vặn và nổi bật được nét đẹp riêng của từng chất liệu vải. Với vải lụa thì phải là thật kỹ trước khi cắt may để vải có độ co cố định giúp cho việc "lên áo" chính xác từng mm. Còn với vải co giãn nhiều thì khi cắt cũng phải trừ độ co giãn để áo không bị quá rộng...
Sự "khó tính" ở trang phục áo dài thể hiện trong các công đoạn may áo phần lớn đều phải làm thủ công. Sự cẩn trọng, tỉ mỉ để có một tà áo dài phù hợp với khách hàng là điều hết sức cần thiết. Từ khâu lựa chọn vải, thiết kế, lựa kiểu cắt may đến việc đính đá, thêu họa tiết, xâu hạt ngọc trai trên viền cổ áo, cổ tay... đều phải có sự liên kết hài hòa, tạo điểm nhấn giúp chiếc áo vừa trẻ trung, sinh động vừa sang trọng và thể hiện được gu thẩm mỹ thời trang của người sử dụng.
Ở mỗi thời kỳ, chiếc áo dài lại có những thay đổi, cách tân nhưng về cơ bản vẫn giữ được dáng áo truyền thống mềm mại, duyên dáng. Nếu trước đây, chiếc áo dài chỉ được may đơn giản bằng những mảnh vải một màu và có chiều dài vừa tới đầu gối, ống tay dài, cổ cao truyền thống thì hiện nay độ dài của áo thường tới mũi chân, tà áo rộng, tay có thể dài nhưng cũng có thể may lửng hoặc ngắn tùy theo yêu cầu; cổ áo không nhất nhất là cổ dựng cao mà nhiều người còn yêu thích dáng cổ tròn hoặc cổ thuyền...
Thị hiếu đa dạng, áo dài hiện nay vì thế cũng rất phong phú về mẫu mã, màu sắc, hoa văn, kiểu cách từ truyền thống đến tân thời. Để thu hút khách hàng đến với tiệm mình, người thợ phải luôn cập nhật nhanh các kiểu dáng, họa tiết, phụ kiện trang trí đang thịnh hành. Công việc này không chỉ là sự công phu, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi người thợ may phải có niềm đam mê, sự tinh tế, sáng tạo để thiết kế ra được những tà áo dài vừa truyền thống, kín đáo, thanh lịch nhưng vẫn rất hiện đại, thời thượng và khả năng ứng dụng cao trong cuộc sống.
Được biết, nhiều tiệm may áo dài nổi tiếng tại TP Thanh Hóa luôn đông khách quanh năm. Trước những dịp lễ như Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11..., lượng khách tăng đột biến nên thợ làm nghề phải dốc sức cho kịp đơn hàng. Với những tháng còn lại, cửa hàng tập trung may áo phục vụ mùa cưới, Tết Nguyên đán hoặc nhận may áo đồng phục cho các đơn vị lớn như ngân hàng, siêu thị Việt Lý...
Bằng sự sáng tạo và khéo léo, người thợ nghề đã mang đến những tà áo dài mềm mại, duyên dáng, kín đáo mà gợi cảm, làm nổi bật nét dịu dàng của người phụ nữ. Và những chiếc áo dài cũng chính là tinh hoa văn hóa, là nét đẹp truyền thống từ xa xưa được người Việt gìn giữ, tôn vinh, là niềm tự hào của bất cứ ai dù chỉ một lần được khoác lên mình.
Áo Dài Hoàng Nam - Địa chỉ ưa thích của phái đẹp yêu tà áo dài Việt Tà áo dài Việt Nam luôn có một sức hút đặc biệt với phái đẹp vì không chỉ thướt tha, yêu kiều, áo dài còn trở nên thời trang nhờ những cách tân hợp xu hướng. Và Áo Dài Hoàng Nam tự hào là nơi bồi đắp tình yêu với áo dài thông qua những sản phẩm được nâng niu đến từng chi...