U19 Việt Nam và 5 nguyên nhân thất bại
Thầy trò HLV Guillaume Graechen được kỳ vọng nhiều nhưng nhanh chóng sụp đổ khi bước vào cuộc chơi chính.
U19 Việt Nam sớm chia tay giấc mơ giành vé dự vòng chung kết U20 thế giới khi chưa đá trận cuối cùng gặp Trung Quốc vào ngày mai, 13/9. Việc thể hiện bộ mặt không như các giải đấu trước, lọt lưới 9 bàn, chỉ ghi một bàn… để lại cho thầy trò HLV Guillaume Graechen nhiều bài học kinh nghiệm.
1. Không vượt qua sức ép tâm lý
Bầu Đức thừa nhận, ông là phần nguyên nhân quan trọng trong thất bại nặng nề 0-6 của U19 Việt Nam trước Hàn Quốc. Tưởng chừng sự có mặt của mình ở cabin sẽ giúp toàn đội thêm tự tin nhưng kết quả lại ngược lại. Các cầu thủ dạn dày nhất của U19 Việt Nam, từng có 7 năm liên tục tập cùng nhau, trải qua rất nhiều chuyến tập huấn, giải đấu trước hàng chục nghìn khán giả cũng bị “ngợp” và đánh mất mình quá dễ dàng.
Tâm lý, tăng thêm hưng phấn hay giảm tải áp lực, luôn là bài toán đặt ra với các đội tuyển Việt Nam khi dự giải đấu. U19 được chăm sóc, bao bọc rất kỹ cũng không ngoại lệ.
2. Thua những bàn đáng tiếc
Sức ép lớn và sai lầm xuất hiện là điều bình thường. Ảnh: Kỳ Lân.
Video đang HOT
Thầy trò ông Giôm có lẽ không có trận thua đậm Hàn Quốc hay trắng tay trước Nhật Bản nếu không có những bàn thua đáng tiếc vào thời điểm quan trọng của trận đấu. Thủ môn Văn Trường có “dấu ấn” trong cả hai bàn thua đó. Ở trận gặp Hàn Quốc, tình huống ra vào không tốt của anh khiến đội bạn có bàn mở tỷ số ở phút 45, qua đó mở ra trận đại thắng. Trận gặp Nhật Bản, khi tỷ số đang là 1-1, Trường lại sai lầm để U19 Nhật có bàn nâng tỷ số ở phút 90 4.
Ngoài sai sót của thủ môn, hàng phòng ngự của U19 Việt Nam tại giải còn khá chệch choạc, đặc biệt hành lang trái. Việc Đông Triều vắng mặt có thể là nguyên nhân bởi anh như thủ lĩnh nơi hàng phòng ngự.
3. Bài toán muôn thuở ‘làm sao để ghi bàn’
U19 Việt Nam có nhiều cơ hội để ghi bàn chứ không chỉ đưa lưng để đối thủ “đấm”. Nhưng các cơ hội cứ lần lượt trôi qua đáng tiếc, thậm chí là những cơ hội rất rõ ràng ở trận gặp U19 Hàn Quốc. Không có chân sút tốt ở hàng công, đoàn quân của thầy Giôm rơi vào ức chế, đặc biệt khi “công chưa làm, thủ đã phá”. Kết quả, U19 Việt Nam chỉ ghi được một bàn sau hai lượt trận và lọt lưới 9 bàn.
4. Nhiều cầu thủ có dấu hiệu quá tải
Trước khi bước vào giải, thầy Giôm thường sử dụng một đội hình cho các giải đấu và rất ít khi thay đổi. Vì vậy, nhiều chuyên gia nói rằng “nhắm mắt cũng biết ông sử dụng đội hình với những cái tên nào”. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc U19 Việt Nam luôn bị áp lực phải thi đấu hay, đẹp, cống hiến bằng với những cái tên như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều….
Điển hình như trận gặp U19 Nhật Bản ở vòng bảng giải U19 Đông Nam Á trên sân Mỹ Đình. Trận đấu này, U19 Việt Nam không cần tung đội hình tốt nhất ra sân để gặp Nhật bởi đã có trận thắng U19 Australia và cầm vé vào bán kết. Nhưng với mong muốn chơi cống hiến, các cầu thủ thường đá chính lại vào sân để “cày”. Trong khi đó, nhiều cầu thủ dự bị ít có cơ hội ra sân thể hiện.
Tại giải đấu này, trung vệ Đông Triều bắt đầu có dấu hiệu quá tải nhưng anh vẫn được sử dụng. Trước ngày lên đường sang Myanmar, trong buổi tập dưới cơn mưa lớn tại TP HCM, Triều dính chấn thương và không thể ra sân hai trận đầu ở vòng chung kết châu Á.
Chỉ sau trận thua đậm U19 Hàn Quốc, trước thực tế nhiều cầu thủ xuống sức và đánh mất mình, HLV Guillaume Graechen mới thay bằng hàng loạt cầu thủ thường ngồi ghế dự bị vào sân gặp U19 Nhật Bản. U19 Việt Nam đã thể hiện bộ mặt khác, rất tươi mới, mạnh mẽ.
5. Chưa hiểu đối thủ
Thầy Giôm động viên các học trò sau thất bại. Ảnh: Kỳ Lân.
U19 Hàn Quốc có băng ghi hình và trận đấu mà U19 Việt Nam thi đấu với tất cả nhân sự tốt nhất của mình khi gặp U19 Nhật Bản ở chung kết U19 Đông Nam Á. Vì vậy, như HLV Kim Sang Ho thừa nhận, ông nắm khá rõ đối thủ và thành công trong việc hóa giải Công Phượng. Ngược lại, sự mày mò của thầy Giôm về đối thủ qua Internet khiến ông và cả đội có phần “ngợp” khi giáp mặt thực tế.
Sau vòng chung kết U19 châu Á, U19 Việt Nam có thêm cơ hội nhìn lại chính bản thân mình. Các cầu thủ đều rất có triển vọng và điều quan trọng hiện nay là rút tỉa kinh nghiệm để phát triển hơn trên chặng đường dài về sau.
Theo VNE
Cầu thủ U19 Việt Nam mất ngủ trước trận chiến U19 Nhật Bản
Đêm trước trận gặp đối thủ đã khá quen thuộc U19 Nhật Bản, một số học trò của HLV Graechen bị mất ngủ, một số khác thì có dấu hiệu đau họng cần sự giúp đỡ điều trị của bác sĩ.
Luật bất thành văn ở đội U19 Việt Nam đó là buổi tối trước trận đấu, các cầu thủ đều tự giác mang nộp điện thoại, laptop, máy tính bảng tới phòng HLV phó Nguyễn Thành Lợi. Ngày hôm qua cũng không ngoại lệ khi các học trò HLV Graechen hoàn thành nhiệm vụ trước 21h tối, sau đó về phòng nghỉ ngơi từ sớm chuẩn bị cho trận đấu gặp U19 Nhật Bảnchiều nay.
Tuy nhiên buổi sáng nay khi các bác sĩ kiểm tra sức khỏe của toàn đội mới biết đêm qua nhiều em bị mất ngủ tới 2-3 giờ sáng. Mặc dù gặp đối thủ đã rất quen thuộc là U19 Nhật Bản, nhưng sự kỳ vọng quá lớn từ người hâm mộ nước nhà đã phần nào gián tiếp tạo áp lực lên các cầu thủ mới đang chập chững trưởng thành.
Các cầu thủ U19 Việt Nam đôi chút mệt mỏi khi có một đêm dài tại khách sạn Royal, Nay Pyi Taw.
Trao đổi với bác sĩ Đồng Xuân Lâm, ông cho biết các cầu thủ trẻ mất ngủ tối qua sẽ đồng nghĩa với việc bị mất nước nhiều, chính vì vậy các bác sĩ lập tức tìm mọi biện pháp để bổ sung nước từ hoa quả, nước ép trái cây...để các học trò kịp chuẩn bị cho trận đấu chiều nay.
Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng lên tới gần 40 độ ở ngoài trời trong khi điều hòa nhiệt độ tại khách sạn bật quá lạnh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của một số cầu thủ. Cụ thể Anh Tài và Thanh Tùng đã có dấu hiệu đau họng nhẹ, cần phải sử dụng thuốc điều trị sớm.
Tuấn Anh và Hồng Duy có tâm lý rất thoải mái trước trận đấu với U19 Nhật Bản. 2 cầu thủ trẻ chơi game bóng đá cầm tay để giải trí trong buổi sáng nay.
Theo Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, BTC sẽ không chấp nhận đổi giờ thi đấu lúc 15h30 thành 16h30 theo lời đề nghị của U19 Việt Nam vì nhiều lý do khách quan. Tuy nhiên tác động của phía chúng ta sẽ khiến các quan chức AFC phải lưu ý để bố trí thời gian thi đấu hợp lý hơn ở những giải đấu tiếp theo mà Việt Nam tham dự. Tại VCK U19 châu Á, cả 3 trận đấu của U19 Việt Nam đều diễn ra lúc 15h30 (giờ địa phương) dưới trời nắng nóng như đổ lửa.
Theo Zing
Bộ tứ của U19 Việt Nam 'tan đàn, xẻ nghé' Xuân Trường và Đông Triều ngồi ngoài trong trận đấu chiều nay, bộ tứ rất được kỳ vọng ở U19 Việt Nam chỉ còn Công Phượng và Tuấn Anh. Ngoài Đông Triều dính chấn thương, ba cầu thủ còn lại trong bộ tứ đi vào truyện tranh này chưa thể hiện được phong độ thường thấy. Đông Triều dính chấn thương ngay buổi...