U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Tìm hiểu định nghĩa u nang buồng trứng
1.1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh được coi là lành tính, khối u phát triển bên trong buồng trứng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc bênh.
U nang buồng trứng là gì? U nang buồng trứng có phải mổ không? (Ảnh: Internet).
Hiện nay, theo nghiên cứu khoa học, u nang buồng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi sinh đẻ, tuy vậy sau mãn kinh vẫn có thể xảy ra và đó là những dấu hiệu tiềm ẩn ban đầu của bệnh ung thư, vì thế nên có những xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm.
U nang buồng trứng bao gồm các dạng: U nang chức năng (bình thường, không liên quan đến bệnh tật), u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.
1.2. Đối tượng dễ mắc u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở mọi phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên đối với phụ nữ tiền mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng sẽ thấp hơn các độ tuổi khác.
Không chỉ ở phụ nữ trưởng thành mà các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì cũng có thể là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh u nang buồn trứng. Thậm chí, trong quá trình dậy thì, chưa có kinh nguyệt vẫn có thể có những nang nhỏ xuất hiện trong buồng trứng. Tuy nhiên, nếu biết bệnh u nang buồng trứng là gì các bạn không cần quá lo lắng bởi các nang này cũng là một phần của quá trình dậy thì phát triển. Nếu có thắc mắc gì, hãy tìm đến tham khảo ý kiến của các bác sĩ tư vấn nhé.
2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng
2.1. Các dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng là gì?
Phần lớn các u nang buồng trứng không có triệu chứng và dấu hiệu phát bệnh cụ thể. Trong một vài trường hợp, có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh như:
- Cảm giác căng, tức vùng bụng dưới.
- Đau vùng chậu.
- Đau vùng chậu.
- Đau vùng thắt lưng.
- Đi tiển tiện và đại tiện khó khăn.
- Đau khi quan hệ tình dục.
Video đang HOT
- Tăng cân bất thường.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Căng tức ngực.
Dấu hiệu u nang buồng trứng là gì? Căng tức ngực có thể là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng (ảnh Internet).
Ngoài ra, nếu u nang vỡ, người bệnh có thể bị đau bụng quẳn quại. Nếu u nang làm xoắn buồng trứng, người bệnh sẽ đau bụng nghiêm trọng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
2.2. Bệnh u nang buồng trứng khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào như: căng, tức đau bụng dưới; đau vùng chậu; xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân. Bởi những dấu hiệu trên có thể là của bệnh u nang buồng trứng hay của một bệnh lý phụ khoa nào đó nguy hiểm hơn..
Lưu ý, tùy theo cơ địa của mỗi người mà cùng một bệnh nhưng lại có những biểu hiện bệnh khác nhau ở các bệnh nhân. Do đó, bạn hãy thông báo chính xác với bác sĩ những dấu hiệu bệnh mà bạn gặp phải để qua đó được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân của bệnh u nang buồng trứng
3.1. Nguyên nhân u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây nên, một số nguyên nhân phổ biến ở người mắc bệnh bao gồm:
- Vấn đề về hormone: các khối u chức năng xuất hiện có thể do những vấn đề về hormone hoặc các thuốc hỗ trợ rụng trứng gây ra.
- Lạc nội mạc tử cung: phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ cao mắc bệnh u nang buồng trứng.
- Mang thai: một vài u nang buồng trứng lành tính có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ giúp hỗ trợ cho bào thai cho đến khi nhau thai được hình thành. Tuy nhiên, u nang cũng có thể tồn tại cho đến khi sinh em bé.
- Nhiễm trùng vùng chậu: Vùng chậu bị nhiễm trùng nếu không được điều trị dứt điểm có thể lây lan ra buồng trứng và vòi trứng, từ đó hình thành áp xe.
Nguyên nhân u nang buồng trứng là gì? Mang thai có thể dẫn đến u nang buồng trứng (ảnh Internet).
3.2. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng là gì?
- Có tiền sử bệnh u nang.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Gia đình có người bị u nang buồng trứng.
4. Điều trị bệnh u nang buồng trứng
4.1. Các phương pháp sử dụng điều trị bệnh u nang buồng trứng ?
Bên cạnh việc nắm rõ xem u nang buồng trứng là gì, hãy xem xem có những phương pháp điều trị bệnh nào.
Tùy vào từng loại u nang và nguyên nhân xuất hiện của chúng mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
Theo số liệu thống kê, khoảng 90% các ca mắc u nang buồng trứng ở những phụ nữ trẻ không phải là ung thư dó đó không cần hoặc ít cần đến các phương pháp điều trị bệnh đặc biệt. Thông thường, u nang chức năng không cần phải điều trị, chúng sẽ tự tiêu biến sau khoảng 8 – 12 tuần.
Trong trường hợp bạn bị u nang tái phát thường xuyên, các bacsi sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai cho bạn. Các loại thuốc này có thể giúp giảm nguy cơ tái phát u nang trong tương lai nhưng không giúp làm giảm kích thước khối u.
Ngoài ra, phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau đây:
- Khối u nang phức tạp.
- Khối u nang gây ra các triệu chứng.
- Khối u nang lớn hơn 10 cm.
- Bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh.
4.2. Kỹ thuật y tế được bác sĩ dùng để chuẩn đoán u nang buồng trứng là gì?
Bác sĩ cần khám vùng chậu và siêu âm ổ bụng của bệnh nhân để chuẩn đoán bệnh đồng thời xác định rõ vị trí và và kích thước của các khối u. Ngoài ra, bệnh nhân cần tái khám sau 6-8 tháng để theo dõi khối u.
Một số phương pháp chuẩn đoán khác có thể được áp dụng là chụp CT hoặc MRI.
Đối với một số loại u nang đặc biệt, bệnh nhân có thể phải xét nghiệm máu. Nếu u nang lớn hoặc kéo dài, hay nghi ngờ ung thư, bệnh nhân có thể cần phải được sinh thiết.
4.3. Những thói quen sinh hoạt giúp bạn kiểm soát tốt bệnh u nang buồng trứng?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng cách duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Tái khám đúng hẹn.
- Tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.
- Chú ý chu kỳ kinh nguyệt và báo cáo với bác sĩ nếu thấy cố bất thường xảy ra.
Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần bởi khám phụ khoa định kỳ rất có lợi cho sức khỏe. Điều này không chỉ tầm soát u nang buồng trứng mà còn kiểm tra luôn ung thư cổ tử cung và ung thư vú – vốn là những vị trí ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ.
Những cách điều trị u nang buồng trứng là gì? Phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần (ảnh Internet).
Theo Sức khỏe hàng ngày
Căn bệnh khiến cặp đôi không thể quan hệ tình dục sau bao năm kết hôn
Người vợ đi khám phụ khoa định kỳ đều không có vấn đề gì, hai người cũng hòa thuận nhưng kết hôn sau bao năm họ vẫn không thể quan hệ tình dục như bao cặp vợ chồng bình thường khác.
Vừa qua, một cặp vợ chồng đến từ Nhật Bản đã đến bệnh viện khám vì gặp vấn đề chuyện "chăn gối". Họ yêu nhau từ thời sinh viên, sau đó kết hôn. Tình cảm của hai bên rất hòa thuận, mặn nồng nhưng họ không thể quan hệ tình dục như bao cặp đôi khác. Mỗi khi cố gắng tiến vào bên trong, anh chồng cảm thấy rất chật hẹp, còn cô vợ phải chịu nỗi đau dữ dội. Kết quả là dù kết hôn đã lâu nhưng chưa một lần nào "yêu nhau" thành công.
Dù tình cảm rất mặn nồng nhưng hai vợ chồng vẫn không thể quan hệ một cách suôn sẻ.
Sau khi được gia đình bạn bè động viên, người vợ quyết định đi khám, sau khi kiểm tra bác sĩ chẩn đoán người vợ mắc chứng co thắt âm đạo. Nguyên nhân của nó có thể bao gồm tâm lý căng thẳng, thành âm đạo mỏng.... Sau khi nghe chuyện, người chồng rất bất ngờ cho biết trước đến giờ vợ mình đi khám phụ khoa định kỳ sức khỏe ổn định, hai người cũng hòa thuận, tâm lý luôn thoải mái, lý do gì đã khiến cô ấy bị?
Qua cuộc nói chuyện với người vợ về vấn đề tình dục, bác sĩ kết luận nguyên nhân khiến cô mắc chứng bệnh này là do tâm lý sợ đau, ám ảnh từ lần đầu quan hệ không được tốt. Để điều trị thành công, người vợ phải tập kiểm soát và thả lỏng các cơ vùng âm đạo, uống thuốc an thần trước khi quan hệ, liều lượng giảm dần theo thời gian cho đến khi khỏi hẳn.
Co thắt âm đạo là gì?
Co thắt âm đạo là những co thắt tự động của phụ nữ trong sàn chậu bằng phản xạ khi có vật lạ thâm nhập vào âm đạo. Các cơ thắt gây đau đớn từ mức khó chịu đến bỏng rát. Ở một số người, co thắt âm đạo xảy ra trong mọi trường hợp khi có vật lạ xâm nhập có thể là dương vật, ngón tay, que bông hoặc dụng cụ khám phụ khoa.
Căn bệnh khiến cặp đôi không thể quan hệ tình dục sau bao năm kết hôn
Một số yếu tố tâm lý phổ biến gây ra co thắt âm đạo
- Sợ hành vi tình dục có thể là do trải nghiệm tình dục đầu tiên hoặc quá khứ không tốt, chấn thương thể chất nghiêm trọng do hành vi tình dục bị ép buộc hoặc bạo lực.
- Kiến thức tình dục không đầy đủ, sợ mang thai, sợ rách màng trinh và các nỗi sợ khác.
- Mối quan hệ hôn nhân không hài hòa, người phụ nữ chán đời sống tình dục.
- Cơn đau đẻ quá dữ dội, dẫn đến phản ứng phòng vệ sau khi sinh con.
Co thắt âm đạo gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống gối chăn đôi lứa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến người phụ nữ bị đau trong những lần quan hệ, về lâu dài sẽ dẫn đến sự không hoà hợp tình dục vợ chồng và thậm chí là tan vỡ gia đình.
Vì rất đau đớn mỗi khi dương vật đưa vào âm đạo nên người phụ nữ rơi vào trạng thái tâm lý khó chịu, bực bội, từ đó phát triển tâm lý trầm cảm và tự kỷ ám thị tiêu cực về bản thân. Kết quả, nhiều phụ nữ bị chứng bệnh này tìm cách tránh mọi hoạt động tình dục, nhưng càng tránh, chứng rối loạn càng trầm trọng.
Theo An An - Vietnamnet
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, hội chị em cần lưu ý gì? Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm rõ mình có nguy cơ mắc bệnh gì, từ đó có phương hướng điều trị bệnh kịp thời và tránh để lại di chứng trong tương lai. Tại sao nữ giới nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm? Con gái khi đã trải qua giai...