Tỷ suất sinh lời đáng mơ ước của HoSE
Từ năm 2018, HoSE duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp trên 90% và biên lãi ròng hơn 50%. Đây là những con số cao hơn nhiều so với kết quả kinh doanh của đa phần doanh nghiệp niêm yết.
Từ cuối tháng 12 đến nay, hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) trở thành tâm điểm của sự chú ý khi liên tục xảy ra hiện tượng nghẽn lệnh, khiến việc giao dịch vào cuối phiên chiều trở nên khó khăn với nhà đầu tư.
Dòng tiền của nhà đầu tư mới chảy vào thị trường chứng khoán tăng mạnh khiến số lượng lệnh đổ vào hệ thống của HoSE cũng tăng vọt, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống. Nhưng cùng lúc đó, khi thanh khoản nhảy vọt, nguồn thu của HoSE cũng tăng lên.
Trong báo cáo kỳ bán niên 2020 (HoSE chưa công bố số liệu tài chính cả năm), doanh thu thuần của HoSE kỳ 6 tháng đầu năm 2020 đạt 382 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lợi nhuận 50%
Trong đó, nguồn thu từ dịch vụ giao dịch chứng khoán tăng 20% đạt 327 tỷ đồng. Trong năm 2020, thanh khoản trên thị trường chứng khoán bắt đầu tăng từ cuối quý II và đạt đỉnh vào quý IV. Do đó, số liệu doanh thu cả năm của HoSE được công bố trong thời gian tới có thể sẽ ghi nhận mức tăng trưởng còn lớn hơn nhiều.
Lợi nhuận gộp của HoSE trong nửa đầu năm 2020 đạt 351 tỷ, tương ứng biên lãi gộp 92%. Đây là tỷ suất mơ ước với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Video đang HOT
Do không có khoản vay nợ nào nên HoSE không phát sinh chi phí lãi vay. Khoản chi phí duy nhất Sở phải chịu là quản lý doanh nghiệp. Trong đó, các khoản lớn nhất gồm phí giám sát hoạt động chứng khoán nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), chi phí nhân sự, khấu hao tài sản cố định.
Sau khi hạch toán các khoản chi phí và thuế, lợi nhuận ròng của HoSE 6 tháng đầu năm 2020 đạt 191 tỷ, cao hơn 19% so với cùng kỳ 2019. Như vậy, bình quân mỗi ngày trong nửa đầu 2020, HoSE có lợi nhuận sau thuế hơn 1 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận ròng của HoSE là 50%, tương đương cứ 2 đồng doanh thu lại tạo ra 1 đồng lãi, con số rất cao với phần lớn doanh nghiệp niêm yết.
Trước đó, lợi nhuận cả năm giai đoạn 2018-2019 của HoSE lần lượt đạt 522 tỷ và 379 tỷ đồng. 2018 là năm HoSE ghi nhận mức thanh khoản cao nhất lịch sử tính đến trước năm 2020, bình quân 5.427 tỷ đồng/phiên. Đến năm 2019, con số này giảm 27% còn 3.953 tỷ theo số liệu của SSC.
Kỷ lục cũ bị phá sâu vào năm 2020 khi giá trị giao dịch trên HoSE đạt trung bình 6.425 tỷ đồng/phiên, vượt 18% so với năm 2018. Như vậy, nhiều khả năng mức doanh thu và lợi nhuận của HoSE năm 2020 sẽ đều lập kỷ lục mới.
Do đặc thù hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV với 100% vốn thuộc Nhà nước nên sau khi giữ lại một phần lợi nhuận để trích lập vào các quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, phần lợi nhuận còn lại đều được HoSE nộp vào ngân sách.
Năm 2018-2019, HoSE giữ lại khoảng 1/3 lợi nhuận trích lập các quỹ và nộp ngân sách 2/3 còn lại.
Chậm tiến độ triển khai phần mềm giao dịch mới
Đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của HoSE đạt 2.075 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn của Sở hơn 1.155 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt của HoSE lên tới 1.055 tỷ đồng, bao gồm 915 tỷ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Trong nhóm tài sản dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của “Thiết bị tin học cho dự án xây dựng HoSE” là 344 tỷ đồng, tăng mạnh 126 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, trong cả năm 2019, phần chi phí hạch toán cho hạng mục này chỉ tăng 2 tỷ.
Đây là khoản chi liên quan đến việc triển khai hệ thống phần mềm giao dịch mới của HoSE do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) làm nhà thầu.
Trong báo cáo thường niên 2019, HoSE cho biết dự án hệ thống công nghệ thông tin mới đã triển khai xong cơ sở hạ tầng, nghiệm thu phần mềm bên thứ ba và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào giai đoạn nghiệm thu phần mềm của nhà cung cấp với sự tham gia của tất cả các bên thụ hưởng.
Tuy nhiên, dự án không thể hoàn thành kịp trong năm 2020 như tiến độ dự kiến trước đó do các chuyên gia của Hàn Quốc không kịp sang Việt Nam như thời hạn trước đó vì dịch Covid-19, theo lãnh đạo HoSE.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, một số chuyên gia hiện đã thực hiện xong các thủ tục cách ly và có mặt tại Việt Nam để hỗ trợ triển khai dự án. Dù số lượng các chuyên gia này không nhiều nhưng các đơn vị đang rất nỗ lực trong việc hoàn thành dự án để sớm đưa hệ thống vào hoạt động.
Đây được xem là giải pháp căn cơ để chấm dứt tình trạng nghẽn lệnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thời gian đó, giải pháp tạm thời là chuyển một số cổ phiếu niêm yết trên HoSE sang sàn Hà Nội (HNX) đang được thúc đẩy. Một ý tưởng khác là nâng lô giao dịch lên 1.000 cổ phiếu/lệnh.
Tuy nhiên, phương án này nhận ý kiến phản biện không ủng hộ của nhiều chuyên gia tài chính và bị coi là biến sàn chứng khoán thành sân chơi xa xỉ của người giàu.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất tư nhân xử lý vướng mắc của HoSE
Ông Trương Gia Bình đã nêu đề xuất này tại cuộc gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045".
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất tư nhân xử lý vướng mắc của HoSE
Chiều 6/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045". Hội nghị có sự tham gia của khoảng 50 doanh nghiệp, trí thức tiêu biểu và lãnh đạo một số bộ, ngành. Các doanh nghiệp tham dự có quy mô tổng doanh thu hơn 26 tỷ USD.
Tại hội nghị, Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Chủ tịch tập đoàn FPT, đề xuất Chính phủ và Thủ tướng đồng ý cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Trước đề nghị này, Thủ tướng nhắc lại câu chuyện khi ông sang Nhật Bản đã thấy có 2.000 người Nhật và người Việt làm việc cho FPT về phần mềm. Thủ tướng cho biết, khi sàn chứng khoán TP. HCM trục trặc, ông đã yêu cầu các cơ quan xử lý ngay kiến nghị của FPT, xử lý ngay các trục trặc của sàn giao dịch chứng khoán mà không cần sử dụng ngân sách.
Đề xuất của Chủ tịch FPT được đưa ra trong bối cảnh Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) đang đối diện với tình trạng nghẽn lệnh nghiêm trọng.
Trước tình trạng trên, các cơ quan quản lý đã đưa ra một số giải pháp tạm thời như nâng lô giao dịch tối thiểu trên sàn HoSE từ 10 lên 100 cổ phiếu/lệnh, chuyển một số cổ phiếu từ HoSE sang HNX trên tinh thần tự nguyện, đề xuất nâng lô lên 1.000 cổ phiếu/lệnh...
Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chưa thể xử lí được triệt để tình trạng nghẽn lệnh. Thậm chí, ý tưởng về việc nâng lô giao dịch chứng khoán tối thiểu lên 1.000 còn vấp phải sự phản ứng gay gắt của giới đầu tư.
Lê Nguyễn
CEO Vietjet: Sàn chứng khoán TP.HCM phải sánh ngang Hong Kong, London Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết đã thảo luận với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn trong nước và sẵn sàng đóng góp phần mềm mới để giải quyết vấn đề của sàn chứng khoán. Tại diễn đàn "Đối thoại 2045" do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với sự tham gia của hàng loạt chủ tịch, tổng...