Tỷ phú…vịt trời
Với tổng đàn vịt trời lên đến 4 vạn con, chủ trang trại Nguyễn Đăng Cường ở Thuận Thành, Bắc Ninh đang dự định biến “ món ăn vua chúa” ngày nào thành món ăn bình dân để ai cũng có thể dễ dàng thưởng thức.
Hoá tỷ phủ với đàn vịt trời
Từ trung tâm huyện Thuận Thành chạy xe khoảng 5 phút qua cổng UBND xã Song Hồ, đi thêm gần 1 km là đến một trang trại xanh mướt mát. Đây chính là trang trại nuôi vịt trời khổng lồ gồm 4 vạn con của anh Nguyễn Đăng Cường sinh năm 1979, thuộc khu Chằm Hồ, Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Từ một chàng trai có xuất thân khó khăn, đã từng có thời kỳ anh Cường phải “dạt” vào miền Nam để kiếm sống. Tại đây anh trải qua nhiều nghề rồi lại quay ra Hà Nội làm việc. Mang trong mình niềm đam mê phát triển kinh tế trang trại nên anh Cường đã quyết định về quê đấu thầu 3 ha ruộng trũng với thời hạn 20 năm của địa phương.
Cũng như bao chủ trang trại khác, ban đầu anh Cường vay mượn của nhiều người số tiền lên tới hàng tỷ đồng để bắt tay vào nuôi những vật nuôi thông thường như gà, lợn… nhưng những năm đầu do chưa có kinh nghiệm, chăn nuôi gặp dịch bệnh chết cả đàn, anh Cường trở thành người trắng tay và phải xin khất nợ để tìm nghề mới.
Một góc nhỏ trong “xứ sở” vịt trời của anh Cường
Anh Cường cho biết, cơ may đến với anh là trong lần tình cờ đi ăn tại nhà hàng ở TP. Bắc Ninh vào năm 2006, anh đã có ấn tượng đặc biệt với món vịt trời, anh cảm nhận đây là một loại thịt rất ngon và hấp dẫn. Thế rồi định mệnh như đã sắp xếp, đúng lúc dãy chuồng của gia đình anh đang bỏ trống, anh lại càng có động lực hơn. Dựa vào mối quan hệ của mình anh đã nhờ người bạn ở trong miền Nam gửi vịt trời giống, sau 3 lần nhận giống, anh Cường có được 64 con vịt giống.
Trong quá trình nuôi, 30 con chết không rõ nguyên nhân. Anh suy nghĩ mãi, có thể do bệnh ký sinh trùng đường máu, bởi lẽ, vịt trời là chim di cư nên ít bị ảnh hưởng vì thời tiết. Bệnh này có thể điều trị được, cái khó là tránh cho 34 con còn lại bay mất.
Nuôi được hơn 3 tháng những đôi vịt trời đã đẻ quả trứng đầu tiên. Cầm những quả trứng nhỏ bé, anh nâng niu ngắm nghía như một báu vật mà bản thân anh đã rất vất vả mới có được. Đợi vài ngày sau, khi có một ổ trứng kha khá, anh đem đi ấp. Quãng thời gian chờ đợi kết quả ấp trứng vịt trời tưởng như dài vô tận. Cứ nghĩ rằng, sẽ đến một ngày nhìn thấy những chú vịt non ngơ ngác chui ra khỏi vỏ trứng, nhưng anh Cường đã thất vọng tràn trề khi tất cả số trứng này đều bị ung.
Ngồi soi lại từng quả trứng bị ung và nhìn đàn vịt gầy gò anh Cường nghĩ có vấn đề trong công tác phối giống. Lại tiếp tục nghiên cứu, mầy mò tìm cách khắc phục. Cuối cùng, anh đã dùng thuốc tẩy ký sinh trùng đường máu, rồi tăng cường những thức ăn có vi lượng cao, gần tháng sau thấy lũ vịt đực khỏe hẳn lên, đàn vịt đã lại cho ra đời được 10 quả trứng.
Video đang HOT
Anh Cường tiếp tục đem đi ấp và thật bất ngờ, trứng đã nở được 9 chú vịt con đầu tiên. Trong niềm vui khôn xiết, anh Cường cảm nhận “ông trời đã cho mình một cơ may” và anh ngày càng tin tưởng mình sẽ làm giàu được từ mô hình nuôi vịt trời này.
Từ những chú vịt trời đầu tiên anh Cường đã làm nên một kỳ tích đó là, nhân giống và phát triển đàn vịt trời của gia đình lên đến gần 4 vạn con. Vịt trời là giống vịt có nguồn gốc tự nhiên, sạch, thịt thơm và hàm lượng dinh dưỡng cao. Gia đình anh thực hiện quy trình nuôi vịt khép kín từ nuôi vịt bố mẹ để lấy trứng, đầu tư hệ thống lò ấp, lò nở vịt con. Hiện tại trang trại của anh Cường có 1600 vịt bố mẹ. Mỗi ngày đẻ khoảng 800 trứng. Toàn bộ số trứng được sàng lọc và đưa vào ấp nở. Trung bình cứ 3 ngày cho ra 1 nghìn vịt con.
Nói về bí quyết nhân giống đàn vịt, anh Cường cho biết: “Ngoài việc tăng cường các loại vi chất, khoáng chất như sắt, canxi và các chất để tạo xương cho con giống có bộ khung chắc khỏe, thì bí quyết quan trọng là phải đánh dấu từng con vịt bố, mẹ ở đàn nào, dòng nào để khi phối giống với nhau tránh bị cận huyết, suy thoái giống”.
Biến ‘món ăn vua chúa” thành món ăn bình dân
Theo anh Cường, hiện trung bình mỗi ngày trang trại của anh xuất bán từ 200 – 500 vịt trời thịt cho các nhà hàng với giá từ 180.000 đồng/con đối với vịt thương phẩm, và từ 70.000-100.000 đồng đối với vịt con chủ yếu ở thị trường Bắc Ninh và Hà Nội. Trang trại cũng chỉ mới phát triển mấy năm gần đây, tuy nhiên riêng năm 2014 anh đã thu được hơn 6 tỷ đồng.
Anh Cường đang chăm sóc cho lò ấp trứng
Mục tiêu của anh Cường là sẽ phát triển quy mô đàn vịt trời lên từ 10 vạn đến 15 vạn con. Anh cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp và nhà khoa học xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm của mình, và “bình dân hóa món ăn vịt trời” từ món ăn đặc sản ở nhà hàng trở thành những món ăn bình dân của người tiêu dùng, với chi phí chỉ khoảng 200 nghìn đồng/con, thậm chí là rẻ hơn nữa.
Được biết, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh có đến trang trại của anh Cường tham quan, học hỏi cách nuôi vịt trời và đã được anh nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm. Anh cho biết, mới đây tỉnh Bắc Ninh cũng đã tặng tỉnh Sơn La 420 con vịt để nuôi thử nghiệm trên lòng hồ thuỷ điện Sơn La, nếu thành công thì rất có thể tương lai lòng hồ thuỷ điện sẽ được bà con biến thành “vương quốc vịt trời”, bởi không gian rộng rãi và dễ dàng kiếm được thức ăn cho vịt.
Theo Huy Hùng
Công Lý
Bò Úc lại đáp phi cơ về Việt Nam
Ngày 20/04/2015, chuyên cơ của hãng hàng không Singapore Airlines đã chở 400 con bò tơ được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam, trong tổng số gần 1.000 con bò sữa mà Vinamilk đã nhập về trong tháng 4/2015 qua cảng Hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài
Các "cô bò" đang được đưa lên máy bay tại Australia. 400 con bò tơ được nhập ngày 20/4/2015 là bò tơ HF chuẩn bị phối giống của Úc
Việc nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn giúp Vinamilk tăng đàn nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty
Trong giai đoạn 2015 - 2017, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới
Chi phí khá cao, nhưng Vinamilk chọn vận chuyển bò sữa bằng máy bay nhằm đảm bảo được độ an toàn cũng như sức khỏe cho đàn bò. Trong thời gian bay, cứ 1 tiếng đồng hồ, chuyên gia lại phải kiểm tra và theo dõi nhiệt độ chung của máy bay để các "cô bò" luôn được ở trong nhiệt độ thích hợp nhất là 18-19 độ C nhằm đảm bảo sức khỏe
Sau khi được đưa từ máy bay xuống, bò được chuyển sang các xe tải để vận chuyển về trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa
Cũi gỗ được thiết kế đặc biệt để bò không bị rung lắc nhiều khi vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo không gian cần thiết để bò có cảm giác thoải mái, không bị mệt
Cát và rơm được trải dưới sàn xe tải vận chuyển bò
Đàn bò nhập về đợt này sẽ được nuôi cách ly tại Trang trại bò sữa Như Thanh, Thanh Hóa - một trang trại mới của Vinamilk vừa đi vào hoạt động từ cuối tháng 11/2014
400 "cư dân" mới sẽ được sự chăm sóc, nuôi dưỡng theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ. Trang trại Như Thanh có tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng, công suất 3.000 con bò vắt sữa
Với số lượng gần 1.000 con bò mang thai và bò tơ đã nhập (từ Australia) và gần 2000 con đã ký hợp đồng (400 con từ Úc và gần 1600 con từ Mỹ) dự kiến nhập trong năm 2015 sẽ bắt đầu cho sữa trong một thời gian tới đây, góp phần tăng nhanh lượng sữa của các trang trại Vinamilk lên khoảng 50 triệu lít/năm.
Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
P.Hải - 2Sao
Theo_2Sao
Hành trình về Việt Nam của 400 "cô" bò Úc Sau khi được đưa từ máy bay xuống, bò được chuyển sang các xe tải để vận chuyển về trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa. Tối 20/4, chuyên cơ của hãng hàng không Singapore Airlines đã chở 400 con bò tơ được Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) nhập từ Úc về Việt Nam qua Cảng Hàng không sân bay Quốc...