Tỷ phú Vương Kiện Lâm – “ông trùm” bất động sản khuynh đảo thị trường Trung Quốc
Nhắc đến bất động sản, người Trung Quốc không ai không biết đến tỷ phú Vương Kiện Lâm – người đứng đầu Tập đoàn Vạn Đạt.
Ông Vương là một trong số ít những người có khả năng khuynh đảo thị trường bất động sản nước này. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, nhưng bằng bản lĩnh trên thương trường, vị tỷ phú họ Vương đã đưa tập đoàn Vạn Đạt trở thành một đế chế hùng mạnh không chỉ ở thị trường bất động sản mà còn lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác…
Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vạn Đạt – Vương Kiện Lâm – từng nói: “Phải làm thế nào để lập nghiệp thành công? Tôi cho rằng, quan trọng nhất là phải chăm chỉ. Vốn xuất thân từ quân ngũ, lúc mới lập nghiệp không có kiến thức gì về bất động sản nên tôi bị mọi người chê cười rất nhiều. Họ không tin tôi có thể hoạt động trong lĩnh vực này.
Càng bị chê cười, tôi càng quyết tâm, chuyên cần học hỏi tìm tòi. Trong vòng 4-5 năm, tôi không hề nghỉ ngơi, ban ngày đi làm, tối đến lại dành hết thời gian để học. Tôi tin rằng, chỉ cần chịu khó học tập, phấn đấu không ngừng, sẽ có thể nắm chắc thành công trong tay.”
“Người muốn lập nghiệp thành công, dù cơ hội rất thấp cũng phải thử. Rủi ro thấp? Không bao giờ có chuyện dễ dàng như vậy! Đó mới là tinh thần của kẻ lập nghiệp! Đầu tư tài chính, quan trọng nhất cần hai điều, một là dám thử, hai là có thể kiên trì.”
Vương Kiện Lâm từ bỏ việc làm nhà nước để chuyển sang kinh doanh là do ông không muốn sống bình thường đơn điệu, muốn cuộc sống của mình có thêm nhiều điều đặc sắc. Ông từng khuyên: “Nếu muốn thành công, nên đi lập nghiệp. Tất nhiên, cuộc sống của một công chức bình thường cũng ổn, nhưng cuộc sống thế này không có gì đặc sắc”.
Bằng việc bứt phá khỏi các lối mòn cũ, ông đã bán hết được 1.000 căn hộ chỉ trong vòng có một tháng. Tập đoàn của ông nhanh chóng phát triển, là tập đoàn đầu tiên ở Trung Quốc tham gia thực hiện “đổi mới đô thị”. Thành công trong dự án đã mang lại cho Tập đoàn gần 10 triệu NDT. Như đào được rương vàng, ông nhận ra lĩnh vực “đổi mới đô thị” mang lại rất nhiều lợi nhuận. Người khác không dám làm nhưng ông thì dám.
Nếu như muốn ngày càng thành công, nhất định phải không ngừng sáng tạo cái mới, nhất định phải thay đổi liên tục, không thể đi theo lối mòn của người khác. Nếu đi theo lối mòn của người khác, lợi nhuận cùng lắm cũng chỉ bằng người khác. Chỉ có làm khác đi mới có thể thu được siêu lợi nhuận. Bằng việc thực hiện thành công dự án đô thị, ông đã khẳng định chân lý này một cách chắc chắn.
Để thành công, Vương Kiện Lâm luôn “khắc cốt ghi tâm” 10 điều sau:
- Quan trọng nhất là phải suy nghĩ tích cực. Nếu như muốn thành công, bạn phải duy trì sự tích cực. Suy nghĩ sự việc theo hướng tích cực, trở thành người tích cực
- Xác định ước mơ và mục tiêu của bạn, viết ra những mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các bước để đạt được chúng. Mục tiêu phải được ghi ra cụ thể, có thể đo lường, có như vậy mới có thể thực hiện được mục tiêu.
- Hãy hành động và hành động với mục tiêu. Giống như slogan của Nike – “Just Do It” (hãy hành động). Cố gắng hành động mỗi ngày để đạt được mục tiêu. Mặc dù có thể nhỏ, nhưng đó vẫn là một hành động. Bạn đã có hành động nào hướng tới mục tiêu của bạn?
- Không bao giờ ngừng học tập: Học ở trường học hay tự học đều được, miễn là không ngừng học và rèn luyện các kỹ năng. Duy trì việc học không chỉ cho ta mà còn cho cả con cái chúng ta. Mỗi khi học thêm được một bài học mới, bạn sẽ thấy thật hạnh phúc khi được học. Bạn đã học được gì hôm nay?
- Kiên trì và chăm chỉ. Cuộc đời là đường đua dài, đừng mơ thành công khi mới chạy vài bước. Mỗi tấm gương thành công đều có yếu tố kiên trì và chăm chỉ, không có bữa trưa nào miễn phí. Nếu bạn đang cố gắng để đạt được những gì bạn muốn, vì đam mê, hãy theo đuổi nó. Thành công sẽ đến với bạn.
- Học cách phân tích chi tiết, thu thập, xử lý các dữ liệu, học hỏi từ những sai lầm. Bạn phải nhận ra và thấu hiểu được vấn đề từ tất cả các sự kiện và dữ liệu không đầy đủ. Cả hai đều là phẩm chất của một người thành công. Hãy dành thời gian để thu thập thông tin chi tiết và phân tích chúng.
- Tập trung thời gian và tiền bạc. Đừng để người khác làm bạn mất tập trung. Tập trung vào mục tiêu của bạn, tích cực và tin tưởng chính mình. Đừng để những thứ khác làm bạn mất tập trung vào mục tiêu, những điều này không giúp ích cho việc chạm đến thành công.
- Đừng sợ đổi mới. Luôn có ý tưởng của riêng bạn. Tâm lý bầy đàn khiến bạn trở nên tầm thường. Hãy phá vỡ những suy nghĩ theo lối mòn và tự hỏi, nếu đổi mới thì sao?
- Giữ mối quan hệ tốt với mọi người. Không ai có thể tồn tại một mình. Bạn nên học cách hiểu và truyền cảm hứng cho người khác. Những người thành công đều có mối quan hệ rộng khắp, cư xử tốt với mọi người. Đừng vượt qua những ranh giới nhất định. Vậy bạn đã duy trì mối quan hệ với những người khác như thế nào?
- Trung thực và đáng tin cậy: Dám chịu trách nhiệm, nếu không thì chín điều trên trở thành không quan trọng.
Theo người thành công
Elizabeth Holmes "bóng hồng" công nghệ và vụ lừa đảo chấn động thế giới
Trở thành tỷ phú tự thân ở tuổi 20 với khối tài sản ròng lên đến gần 5 tỷ USD, Elizabeth Holmes cùng với startup Theranos của mình đã nhận về không biết bao nhiêu vinh quang và những mỹ từ ca ngợi.
Thế nhưng, tất cả chỉ là quá khứ! Bóng hồng tỷ phú đình đám ngày nào giờ đang phải đối mặt với án tù và kỳ lân startup Theranos cũng phải chấp nhận rời khỏi "sân chơi" kinh doanh ở Thung lũng Silicon. Nhiều người vẫn chưa hết ngạc nhiên và bàng hoàng, thậm chí coi đây là cú sốc.
Những ngày này, Theranos đang hoàn tất công đoạn cuối cùng để đóng cửa các phòng thí nghiệm và trung tâm thử nghiệm của mình.
Tuy nhiên trở lại năm 2014, Theranos từng được ca ngợi là startup mang lại cuộc cách mạng táo bạo về một phương pháp thử nghiệm máu hoàn toàn mới và được định giá hàng tỷ USD.
Nhà sáng lập kiêm CEO Elizabeth Holmes, khi đó 30 tuổi, cũng được tung hô như một thiên tài, phiên bản nữ của Steve Jobs. Cô cũng nghiễm nhiên trở thành nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới với khối tài sản 4,5 tỷ USD.
Nhưng rồi tất cả sụp đổ.
Những sự thiếu sót trong công nghệ của Theranos đã bị vạch trần, cả công ty và người sáng lập bị kiện vì tội gian lận. Theranos phải đóng cửa các phòng thí nghiệm và trung tâm thử nghiệm của mình.
Dù thất bại, cuộc đời của Elizabeth Holmes, cô gái rất trẻ đã bỏ Đại học Stanford để sáng lập startup của riêng mình khi mới 19 tuổi vẫn có nhiều điều thú vị để kể lại.
Elizabeth Holmes sinh ngày 3/2/1984 tại Washington trong một gia đình có cha mẹ cô đều là những công chức làm việc trong các cơ quan Chính phủ Mỹ.
Gia đình Elizabeth chuyển từ Washington, DC đến Houston khi cô vẫn còn nhỏ.
Khi mới 9 tuổi, Elizabeth nói với cha cô rằng: "Điều mà con thực sự muốn trong đời là khám phá những thứ thực sự mới mẻ, điều mà nhân loại không nghĩ sẽ làm được".
Khi còn học trung học, cô bắt đầu tự kinh doanh bằng cách bán các trình biên dịch C cho các trường học Trung Quốc.
Elizabeth Holmes muốn trở thành một bác sĩ phẫu thuật giống người ông Christian Holmes. Tuy nhiên sau đó, cô phát hiện ra rằng mình rất sợ kim tiêm. Đây cũng chính là lý do khiến cô muốn tìm ra một cách thử nghiệm máu hoàn toàn khác và sáng lập Theranos.
Holmes trúng tuyển vào trường Đại học Stanford, chuyên ngành hóa học. Khi mới chỉ là sinh viên năm nhất, Elizabeth vinh dự nhận được danh hiệu "học giả của Tổng thống", cùng với khoản trợ cấp 3.000 USD cho một dự án nghiên cứu riêng.
Holmes trải qua mùa hè sau khi sinh năm nhất đại học tại Viện Genome ở Singapore. Cô ấy nhận được công việc này một phần vì biết nói tiếng Trung đã được học khi còn nhỏ.
Năm thứ hai đại học, Holmes đến gặp một trong những vị giáo sư của mình tại Stanford và nói: "Chúng ta hãy cùng nhau sáng lập một công ty". Startup Real-Time Cures ra đời, sau này được đổi tên thành Theranos.
Startup của Elizabeth Holmes đăng ký bằng sáng chế cho một thiết bị theo dõi máu và phân phối thuốc. Đây là một thiết bị đeo có thể theo dõi sức khỏe, phân tích máu và thông báo cho người sử dụng biết lượng thuốc phù hợp.
Vào học kỳ tiếp theo, Elizabeth Holmes chính thức bỏ học tại trường Stanford, làm việc toàn thời gian cho Theranos trong tầng hầm của một ký túc xá.
Theranos đã gây được sự chú ý lớn, nhờ phương pháp thử nghiệm máu chỉ cần lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, trong khi vẫn có thể phát hiện các tình trạng sức khỏe, thậm chí cả ung thư và lượng cholesterol cao. Ảnh: Steve Jennings/Getty Images.
Holmes bắt đầu kêu gọi vốn cho Theranos từ các nhà đầu tư mạo hiểm như Draper Fisher Jurvetson và tỷ phú Larry Ellison. Tính đến nay Theranos đã gọi vốn được hơn 700 triệu USD.
Holmes lấy tiền của nhà đầu tư với điều kiện là cô sẽ không phải tiết lộ công nghệ của Theranos ngay cả đối với các cổ đông của công ty.
Tất cả các hoạt động của Theranos, từ nghiên cứu cho đến thử nghiệm đều được giữ bí mật tuyệt đối. Thậm chí Elizabeth đã kiện 3 nhân viên cấp cao của mình ra tòa, với cáo buộc làm tiết lộ công nghệ bí mật của công ty.
Thái độ và cách giữ kín bí mật của Holmes làm nhiều người liên tưởng đến huyền thoại Steve Jobs. Cô bắt đầu mặc những chiếc áo len màu đen, trang trí văn phòng giống hệt cựu CEO Apple.
Lúc đó, cô gái này trở thành một biểu tượng mới của Thung lũng Silicon, nơi mà nam giới gần như làm chủ.
Khi 20 tuổi, Elizabeth hẹn hò với Chủ tịch kiêm COO của Theranos là Sunny Balwani. Sau khi cặp đôi này chia tay năm 2016, Sunny Balwani bị đuổi khỏi công ty.
Năm 2014 là thời kỳ huy hoàng nhất của Elizabeth và Theranos. Cô được lên bìa của Fortune và Forbes, xuất hiện trong cuộc đàm thoại với cựu Tổng thống Bill Clinton và tỷ phú Jack Ma, được lên bìa tạp chí Fortune và Forbes.
Capital Blue Cross và Cleveland Clinic đã ký hợp đồng hợp tác với Theranos, để sử dụng phương pháp thử nghiệm máu mới cho bệnh nhân của mình. Startup này cũng đạt được thỏa thuận hợp tác trị giá 350 triệu USD với Safeway.
Elizabeth Holmes trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới, khi mới 20 tuổi nhưng đã sở hữu khối tài sản trị giá 4,5 tỷ USD.
Khoảng thời gian đó, công nghệ của Theranos bị đặt ra nhiều câu hỏi. Ian Gibbons - nhà khoa học trưởng tại Theranos và một trong những công ty thuê đầu tiên của công ty - cảnh báo Holmes rằng các thử nghiệm chưa sẵn sàng và có những điểm không chính xác trong công nghệ. Các nhà khoa học bên ngoài cũng bắt đầu bày tỏ sự quan tâm của họ về Theranos.
Năm 2015, các vấn đề xung quanh công nghệ của Theranos bắt đầu lộ diện. Các nhà khoa học đặt nghi vấn đối với công nghệ thử nghiệm máu mới này.
Tháng 8, FDA tiến hành điều tra Theranos. Các nhà quản lý phát hiện công nghệ thử nghiệm máu mới này còn thiếu chính xác và có nhiều sai sót.
Tháng 10, phóng viên tờ Wall Street Journal là John Carreyrou đã công bố cuộc điều tra của mình. Bài điều tra của John Carreyrou châm ngòi cho sự sụp đổ của đế chế Theranos.
Carreyrou phát hiện ra rằng, máy thử nghiệm máu Edison của Theranos không đưa ra các kết quả chính xác. Các kết quả mà công ty đưa ra được lấy từ những máy thử nghiệm máu truyền thống mà các bệnh viện đều sử dụng.
Elizabeth xuất hiện trên sóng truyền hình CNBC và bảo vệ bản thân, cũng như công ty Theranos: "Đây là những gì xảy ra khi bạn cố gắng làm việc để thay đổi những thứ cố hữu. Họ nghĩ rằng bạn bị điên, sau đó là chống lại bạn".
Tháng 7/2016, Elizabeth bị cấm làm việc trong 2 năm. Tháng 10 sau đó, Theranos phải đóng cửa các phòng thí nghiệm của mình.
Tháng 3/2018, Elizabeth Holmes và Theranos bị buộc tội gian lận, lừa đảo các nhà đầu tư với công nghệ chưa hoàn thiện. Elizabeth bị phạt 500.000 USD và phải trả lại tất cả 18,9 triệu cổ phiếu của công ty.
Bất chấp những sự phản đối, Elizabeth vẫn tiếp tục được phép làm CEO của Theranos. Cô viết tâm thư cho các nhà đầu tư và kêu gọi nhiều tiền hơn để cứu công ty. Trong khi đó, FDA và SEC đều đang tiến hành điều tra Theranos để kết tội.
Theo Bizlive
Theo người nổi tiếng
Bồi bàn được tỷ phú... tip 5.000 USD Cứ ngỡ được tip 50 USD, nữ nhân viên phục vụ trong nhà hàng ở Massachusetts đã bất ngờ khi nhìn lại số tiền. Số tiền tip bất ngờ... Jennifer Navaria là bồi bàn trong nhà hàng Sealass ở thị trấn Salisbury, Massachusetts. Vào tối đầu tháng 1, nơi cô làm việc đón nhóm 4 khách như bao người khác, Navaria phục vụ...