Tỷ phú tự thân vượt mặt các ông trùm lâu đời ở Hàn Quốc
Một tầng lớp doanh nhân giàu mới đang chiếm lĩnh bảng xếp hạng sự giàu có ở Hàn Quốc, vượt xa những tập đoàn gia đình khổng lồ có tuổi đời hàng thập kỷ – vốn được gọi là “Chaebol”.
Tỷ phú tự thân Bran Kim. Ảnh: Kedglobal
Ông Brian Kim, người sáng lập ứng dụng tin nhắn di động Kakao Corp, với giá trị tài sản ròng 12,9 tỷ USD, là bằng chứng cho sự thay đổi này. Ông đã thay thế ông Jay Y. Lee, người thừa kế Tập đoàn Samsung, để trở thành người giàu nhất Hàn Quốc.
Sự thay đổi này đánh dấu việc nền kinh tế 1,6 nghìn tỷ USD của Hàn Quốc đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng mới, trở nên ít phụ thuộc hơn vào các tập đoàn gia đình có ảnh hưởng to lớn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
“Đây là một sự thay đổi tích cực đối với Hàn Quốc,” Giáo sư Kim Kyonghwan thuộc Đại học Sungkyunkwan đánh giá. “Sự xuất hiện của tầng lớp người mới giàu sẽ là một tin vui cho những người trẻ tuổi vì nó cho họ thấy rằng sự giàu sang có thể được tạo ra một cách độc lập thay vì qua việc thừa kế.”
Video đang HOT
Trong nhiều thập niên trước, Chaebol đã đóng vai trò là trụ cột của “nền kinh tế thần kỳ” châu Á sau khi chiến tranh liên Triều ngừng. Các nhà lãnh đạo chính trị Hàn Quốc đã dựa vào các tập đoàn bao gồm Hyundai, Samsung, LG và Hanjin để tái thiết quốc gia, qua đó làm tăng ảnh hưởng cho các tập đoàn này. Trong những năm qua, một số tập đoàn lớn này trở thành tâm điểm chú ý vì các vụ bê bối và tham nhũng gây xôn xao quốc tế, gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng và các chính trị gia.
Hình ảnh đó của Hàn Quốc đang dần nhường chỗ cho các công ty khởi nghiệp phát triển mạnh.
Sự gia tăng nhu cầu trong đại dịch về các lĩnh vực như thương mại điện tử, giải trí và công nghệ sinh học, các nhà đầu tư đang rót hàng tỷ đô la cho các vòng gọi vốn, IPO và mua lại các công ty khởi nghiệp. Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy các khoản đầu tư mạo hiểm vào nước này đạt 3,07 nghìn tỷ won (2,7 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, mức cao kỷ lục trong khoảng thời gian 6 tháng.
Một số chuyên gia đã nhận xét về sự biến đổi này và cho rằng những người mới giàu đang nhận thức rõ hơn về bất bình đẳng trong xã hội Hàn Quốc và vì vậy sẵn sàng cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Mặt khác, cũng có những ý kiến cho rằng liệu có sự khác biệt nào giữa những tỷ phú mới và thế hệ cũ, là những người xây dựng đế chế của họ qua các mối quan hệ thân thiết với các chính trị gia và quan chức, hay không.
Những tỷ phú mới nổi có xu hướng tham gia vào hoạt động từ thiện nhiều hơn, như Brian Kim của Kakao và Kim Bong-jin, người sáng lập ứng dụng giao đồ ăn Wuwa Brothers Corp. Họ là những người đã cam kết quyên góp tài sản cá nhân. Điều này trái ngược với các gia đình đứng sau Chaebol, những người thường không có đóng góp cá nhân lớn cho hoạt động từ thiện mà thường làm từ thiện thông qua chính các công ty mà họ kiểm soát.
Dù gì chăng nữa, đây vẫn là một sự thay đổi thế hệ rất lớn trong dân số giàu có ở đất nước Hàn Quốc, ông Lim Jung Wook, một quản lý của công ty đầu tư mạo hiểm TBT có trụ sở tại Seoul, cho biết.
Giáo sư Kim từ Đại học Sungkyunkwan cũng nhận xét, “Chưa bao giờ mà các công ty khởi nghiệp lại có cơ hội để phát triển mạnh mẽ lớn như bây giờ. Chúng ta sẽ thấy những trường hợp tỷ phú mới này dần vượt lên những dòng họ giàu truyền thống”.
Tỷ phú tự thân Hàn Quốc hứa cho đi nửa gia sản
Hai tỷ phú tự thân Hàn Quốc cam kết cho đi một nửa gia sản, điều hiếm thấy tại quốc gia nổi tiếng với những doanh nghiệp gia đình trị.
Kim Beom-su, người sáng lập ứng dụng nhắn tin lớn nhất Hàn Quốc Kakao Talk, trong tháng này tuyên bố sẽ quyên góp hơn một nửa tài sản ước tính 9,6 tỷ USD trong nỗ lực "giải quyết các vấn đề xã hội".
Sau đó, Kim Bong-jin, người sáng lập ứng dụng đặt đồ ăn Woowa Brothers và vợ, Mobi Sul, trở thành những người Hàn Quốc đầu tiên ký tên vào sáng kiến Giving Pledge (Cho đi). Sáng kiến từ thiện do vợ chồng tỷ phú Mỹ Bill Gates và tỷ phú Warren Buffett khởi xướng, kêu gọi các tỷ phú cho đi ít nhất một nửa tài sản làm từ thiện.
Kim Beom-su (trái và Kim Bong-jin (phải), hai tỷ phú Hàn Quốc cam kết cho đi một nửa tài sản. Ảnh: AFP
Hành động mà cả hai tỷ phú Hàn Quốc cam kết đều đi ngược với đa số người siêu giàu ở Hàn Quốc. Họ đa phần là con cháu người sáng lập chaebol - các tập đoàn lớn nắm giữ phần lớn nền kinh tế Hàn Quốc và hoạt động theo mô hình gia đình trị.
Không giống những người thừa kế chaebol đầy quyền lực và nhiều mối quan hệ, Kim Beom-su và Kim Bong-jin đều sinh ra trong các gia đình thuộc tầng lớp lao động. Trong cam kết Giving Pledge, Kim Bong-jin đã mô tả khởi đầu của mình xuất phát từ một hòn đảo nhỏ.
Bố mẹ ông điều hành một nhà hàng nhỏ, nơi ông ngủ lại vào ban đêm và khi còn là thiếu niên, ông đã từ bỏ giấc mơ theo học trường nghệ thuật để đăng ký học nghề vì học phí rẻ hơn.
"Của cải có giá trị nhất khi nó được dùng để đem lại lợi ích lớn nhất cho những người kém thuận lợi nhất trong xã hội", Kim Bong-jin nói.
Thay vì giữ lại toàn bộ tài sản, ông và vợ khẳng định "chúng tôi chắc chắn rằng cam kết này là tài sản thừa kế lớn nhất mà chúng tôi để lại cho con cháu".
Cả hai tỷ phú Hàn Quốc đều chưa nói rõ thời gian sẽ cho đi một nửa tài sản của mình, hay chi tiết về tổ chức tiếp nhận tài sản.
Bức tranh đối lập tại các nhà máy châu Á trong dịch COVID-19 Hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu chững lại trong tháng 1 do dịch COVID-19 tái bùng phát. Trong khi đó, tình hình tại các đơn vị sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) được cải thiện. Công nhân tại nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Reuters...