Tỷ phú Thái có phạm luật khi “núp bóng” DN Việt “ôm” Sabeco?
Thương vụ tỷ phú Thái mua Sabeco có cơ chế đấu giá, có chính sách pháp luật cụ thể rồi, nhà đầu tư đảm bảo đúng cơ chế, đúng pháp luật Việt Nam. Các bộ tư pháp, KH&ĐT, Công an đều có ý kiến thẩm tra cho rằng phù hợp với pháp luật Việt Nam” – ông Đặng Quyết Tiến ( Bộ Tài chính) nói.
Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính)
5 tỷ USD thu từ bán cổ phần Sabeco được dùng làm gì?
Tại cuộc báo chuyên đề tổ chức sáng 25.12, xung quanh vấn đề thoái vốn nhà nước và đấu giá cổ phần tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, ngày 18.12, Bộ Công Thương đã tổ chức bán đấu giá thành công 343.662.587 cổ phần, tương đương 53,59% vốn điều lệ của Sabeco qua Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM với mức giá thành công bình quân được xác định là 320.000 đồng/cổ phần . Nhà nước dự kiến thu về khoảng 109.972 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD
Ông Tiến cho biết: “Ngày 28.12 là hạn thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư trúng giá. Số tiền gần 110.000 tỷ đồng thu từ bán cổ phần Sabeco sẽ được chuyển về Quỹ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Điều này có nghĩa số tiền thu được từ bán cổ phần Sabeco nộp về ngân sách Nhà nước”.
Liên quan tới việc sử dụng số tiền gần 5 tỷ USD thu từ bán cổ phần Sabeco, ông Tiến tiếp tục lý giải: “Việc thoái vốn vừa qua ở Sabeco hay Vinamilk và các DN khác trước đó đều là để tạo nguồn cho việc chi đầu tư các dự án theo Nghị quyết của Quốc hội. Danh mục đầu tư cho các dự án trung hạn đều đã có địa chỉ rõ ràng, do Quốc hội quyết định. Việc chi tiêu như thế nào đã có hạch toán rõ ràng và hằng năm được kiểm toán đầy đủ. Số tiền này cũng được Quốc hội giám sát. Việc chi số tiền này như thế nào đều phải có báo cáo rõ ràng
Video đang HOT
Ngoài ra, tiền lãi thu được từ các thương vụ sẽ được hoàn lại Quỹ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Quỹ không chỉ tạo nguồn cân đối ngân sách đầu tư mà còn có nhiệm vụ chi giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau cổ phần hoá”.
Tỷ phú Thái “ôm” Sabeco có phạm luật?
Xung quanh những nghi ngờ về của báo chí và các chuyên gia kinh tế việc tỷ phú Thái Lan lách luật trong thương vụ mua bán cổ phần Sabeco thông qua việc để một công ty đại diện ở Việt Nam đứng lên mua bán cổ phần, ông Đặng Quyết Tiến chia sẻ, đối với các lĩnh vực kinh doanh như bia, sữa, Chính phủ không nắm cổ phần, mà sẽ thoái hết vốn.
Tỉ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi
“Không phân biệt doanh nghiệp thuộc sở hữu trong hay ngoài nước. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vào thành lập công ty ở Việt Nam, có vốn nước ngoài 49%, thì theo Luật Đầu tư được đối xử như nhà đầu tư Việt Nam.
Một thương vụ đấu giá cổ phần như Sabeco có quy chế đấu giá, cáo bạch, tổ chức roadshow ở nước ngoài… Nhà đầu tư tới đây cũng bảo đảm đúng nguyên tắc đấu giá, đúng pháp luật Việt Nam thì chúng ta phải tôn trọng.
Thương vụ tỷ phú Thái mua Sabeco có cơ chế đấu giá, có chính sách pháp luật cụ thể rồi, nhà đầu tư đảm bảo đúng cơ chế, đúng pháp luật Việt Nam. Các bộ tư pháp, KH&ĐT, Công an đều có ý kiến thẩm tra cho rằng phù hợp với pháp luật Việt Nam” – ông Đặng Quyết Tiến nói
Theo ông Đặng Quyết Tiến cho biết, năm 2018, sẽ thực hiện thoái vốn tại một số doanh nghiệp có quy mô lớn như PVN, Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Tổng công ty điện lực dầu khí (PV Power), PVoil, các công ty của Tập đoàn Cao su… Tuy nhiên, năm 2018 sẽ không dồn dập mà làm dần dần, ổn định, chứ không no dồn, đói góp như năm 2017Về Sabeco, tới thời điểm thích hợp sẽ bán nốt 36% cổ phần còn lại. Sau đó, sẽ tính toán tiếp tục chào bán cổ phần của Habeco.
Theo Danviet
Thành công từ việc thoái vốn Sabeco
Chiều 18/12, buổi chào bán cạnh tranh lịch sử ở Sabeco chỉ có 02 nhà đầu tư tham gia đã thành công tốt đẹp. Thông báo của Bộ Công Thương cho biết, tổng số lượng cổ phần mà hai nhà đầu tư này đăng ký mua là 343.682.587 cổ phần - lớn hơn số cổ phần Sabeco mà Bộ Công Thương chào bán, là 343.662.587 cổ phần (53,59% vốn điều lệ).
Hay nói cách khác, cầu đã vượt cung. Mặc dù mức vượt chưa đáng kể nhưng đã đánh dấu sự thành công của phiên chào bán với mức giá lịch sử cao nhất là 320.000 đồng/ cổ phần, vượt xa mức giá do các tổ chức tư vấn xác định 184.000 đồng/cổ phần. Mức giá thành công cao nhất của phiên chào bán là 320.500 đồng/ cổ phần, gấp 4,6 lần giá thành công trong phiên IPO năm 2008.
Thông qua phiên chào bán này, Chính phủ đã thu được khoảng 110.000 tỷ đồng, tương đương với 5 tỷ USD - số tiền kỷ lục cho một phiên thoái vốn.
Phiên chào bán có thể không phải là cuộc so găng quyết liệt nhưng kết quả bán được cổ phần với mức giá "không tưởng" 320.000/cổ phần mà nhiều chuyên gia, hãng bia nước ngoài cho là phi lý là một thành công lớn của Chính phủ và Bộ Công Thương. Mức giá này có thể ví như một bộ lọc "khốc liệt" gạt bỏ nhiều ứng viên tiềm năng là các hãng bia hàng đầu thế giới như Heineken, AB InBev, Kirin, Asahi, San Miguel.... đã nhiều năm "săn đón" doanh nghiệp này.
Không có nhiều nhà đầu tư tham gia phiên chào bán không có nghĩa rằng có ít nhà đầu tư quan tâm đến Sabeco và sự kiên trì của Bộ Công Thương duy trì mức giá này cho thấy chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương là "công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm; đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; theo giá thị trường" hoàn toàn đúng đắn.
Trong vòng 20 ngày chào bán, từng chuỗi và lớp lớp các sự kiện diễn đã ra khiến nhiều nhà đầu tư, những người quan tâm rúng động, ngả nghiêng và lo lắng cho kết quả của phiên chào bán. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến giá cổ phiếu Sabeco có 5 phiên "đổ đèo" liên tiếp và giảm sâu xuống 293.000 đồng/ cổ phần và tiếp đến có thông tin về việc chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký mua trên 25% vốn điều lệ của Sabeco rồi đến những đánh giá ác cảm về nhà đầu tư trong nước đăng ký mua cổ phần....
Không những vậy, để việc bán vốn Nhà nước tại Sabeco mang lại hiệu quả cao nhất, Bộ Công Thương lần đầu tiên đã có văn bản đề nghị Bộ Công An, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện việc giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình giao dịch mã cổ phiếu Sabeco trên thị trường chứng khoán và đảm bảo không có sự thao túng về giá trước thềm phiên chào bán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tích cực tham gia và ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, đã nhiều lần đăng đàn, trả lời phỏng vấn báo chí để giải thích cho nhà đầu tư và người dân hiểu chủ trương của Chính phủ liên quan đến việc thoái vốn Sabeco. Đây là công cuộc "thay máu" doanh nghiệp Nhà nước theo hướng thị trường, công khai và minh bạch. Đây là những lời động viên, liều thuốc định tâm cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Sabeco. Những nỗ lực đó của các bộ ngành và Chính phủ đã được đền đáp xứng đáng bằng kết quả thành công ngày hôm nay.
Có thể nói rằng, sự thành công của phiên chào bán Sabeco và Vinamilk trước đó là sự khẳng định mạnh mẽ của Chính phủ về chủ trương "Chính phủ không bán bia, bán sữa" như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc . Việc thoái vốn này không những tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường chứng khoán mà còn giúp các doanh nghiệp khác có cơ hội để huy động vốn tích cực thông qua thị trường này.
Thực tế ghi nhận rằng sự thành công của phiên chào bán cạnh tranh là tâm điểm chú ý lớn nhất của công chúng. Bán thành công phần vốn nhà nước sẽ là "mảnh ghép" còn thiếu cuối cùng để kích hoạt trở lại dòng tiền của thị trường vốn đang hoạt động cầm chừng để chờ đợi thông tin này. Nói cách khác, đây sẽ là thông tin giúp thị trường xác nhận kết thúc pha điều chỉnh và quay lại với hành trình chinh phục vùng 1.000 điểm, vùng điểm mang rất nhiều ý nghĩa cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy rằng, phiên chào bán đã tạo ra tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư nên ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, rổ VN30- Index hoàn toàn phủ sắc xanh và không chỉ SAB mà hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường như VIC, VNM, VRE, BVH, NTP, SHB... đều đồng loạt tăng giá mạnh. Ở khía cạnh khác, số tiền thu được từ phiên thoái vốn trị giá 5 tỷ USD, tương đương gần 110.000 tỷ đồng, gần bằng 1/3 tổng mức vay của ngân sách Nhà nước năm 2018 rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay để kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng lớn và khắc phục các thiệt hại của thiên tai liên tiếp trong năm nay.
Theo Dantri
Các thương vụ bán vốn tiêu biểu năm 2017 Thị trường vốn Việt Nam đã có một năm thăng hoa, trong đó nhiều thương vụ bán vốn "khủng" gây tiếng vang trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế. Theo số liệu của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, luỹ kê 11 tháng đâu năm 2017, giá trị mua ròng của khôi...