Tỷ phú Thái chi hơn 620 tỷ gom thêm cổ phiếu Vinamilk
Cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk là F&N Dairy vừa mua vào gần 6 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam.
Công ty F&N Dairy Investments thông báo mua thành công gần 6 triệu cổ phiếu Vinamilk theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn từ ngày 3/2 đến 3/3. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của F&N Dairy tại Vinamilk từ 17,3% tăng lên 17,7%.
Trong một tháng qua, giá cổ phiếu Vinamilk dao động từ 104.500 đồng đến 110.200 đồng. Ước tính số tiền mà F&N Dairy chi ra để mua vào 6 triệu cổ phiếu Vinmamilk nói trên không dưới 620 tỷ đồng.
Biến động giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu Vinamilk 6 tháng qua. Ảnh: VnDirect.
Sau khi hoàn tất giao dịch trên, F&N Dairy ngay lập tức đăng ký mua thêm 17,4 triệu cổ phiếu Vinamilk theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn từ 6/3 đến 3/4. Nếu mua thành công số cổ phần này, tỷ lệ sở hữu của F&N Dairy tại công ty sữa lớn nhất Việt Nam sẽ tăng từ 17,7% lên 18,7%.
F&N Dairy là một doanh nghiệp thuộc tập đoàn F&N của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Doanh nhân này còn sở hữu ThaiBev, công ty mẹ của Sabeco.
F&N Dairy hiện là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk với 17,7% cổ phần. Một doanh nghiệp khác cũng thuộc hệ sinh thái của tỷ phú Thái Lan là F&N Bev cũng nắm 2,7% vốn Vinamilk. Như vậy, nhóm cổ đông liên quan F&N đang giữ tổng cộng 20,4% cổ phần Vinamilk.
Trong cơ cấu sở hữu Vinamilk hiện tại, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất với 36% cổ phần. Ngoài SCIC và nhóm F&N, Vinamilk còn một cổ đông lớn là Platinum Victory với tỷ lệ sở hữu 10,6%.
Video đang HOT
Từ năm 2018 đến nay, cả F&N Dairy và Platinum Victory đều liên tục đăng ký mua thêm cổ phiếu Vinamilk nhưng hiếm khi thành công với lý do điều kiện thị trường không phù hợp. Lần gần nhất F&N Dairy mua thêm được cổ phiếu Vinamilk vào tháng 3/2018 còn Platinum Victory là tháng 7/2018.
Năm 2019, Vinamilk đạt 56.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam là 10.581 tỷ đồng, tăng 4%.
Mới đây, Vinamilk đã hoàn tất thâu tóm GTNFoods, qua đó sở hữu thương hiệu Sữa Mộc Châu và đưa các nhân sự chủ chốt đảm nhận những vị trí lãnh đạo, điều hành cao nhất tại công ty con mới này. Trong đó, Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT GTNFoods.
Theo news.zing.vn
'Vua tôm"đáp trả hung tin, kế hoạch mới của bầu Thụy
Bầu Thụy muốn xây dự án 615 triệu USD trên khu đất khách sạn Kim Liên, vợ chồng "vua tôm" đáp trả hung tin... là tin tức nổi bật trong tuần.
Công ty nhà nữ đại gia Chu Thị Bình nhận hung tin
Ngay những ngày đầu năm 2020, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú của vợ chồng "vua tôm" Lê Văn Quang - Chu Thị Bình đã nhận được tin xấu về việc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với MSeafood, công ty con của Minh Phú tại Hoa Kỳ.
Công ty này cũng bị áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của tổ chức "Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Hoa Kỳ" (AHSTEC).
Doanh nghiệp của vợ chồng ông Lê Văn Quang - bà Chu Thị Bình đang gặp rắc rối tại thị trường Hoa Kỳ
Cho biết "hết sức bất ngờ" về quyết định nói trên, lãnh đạo Minh Phú đánh giá, CBP đã chỉ dựa trên các thông tin một chiều được thu thập, cung cấp bởi tổ chức AHSTEC - đại diện cho một nhóm các công ty đánh bắt và chế biến tôm tại Hoa Kỳ, là tổ chức từ lâu đã tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam với tư cách nguyên đơn.
AHSTEC nộp đơn tố cáo MSeafood vào tháng 9/2019. Theo phản hồi từ Minh Phú, vì quy trình điều tra là bảo mật, CBP đã sử dụng các thông tin mà AHSTEC cung cấp cũng như một số thông tin thu thập từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ Internet, được cắt đoạn và đơn phương diễn giải mà không có sự đối chiếu hay kiểm chứng lại với Minh Phú hay MSeafood.
Luật sư của Minh Phú tại Hoa Kỳ đã đăng ký với CBP để Minh Phú chính thức tham gia vào cuộc điều tra và cung cấp thông tin cùng các bằng chứng cụ thể để CBP xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Doanh nghiệp này cho biết sẽ hợp tác đầy đủ với CBP và chứng minh quyết định của CBP là "mang tính chất áp đặt, không minh bạch và chỉ dựa trên thông tin một chiều".
Bầu Thụy muốn xây dự án 615 triệu USD trên khu đất khách sạn Kim Liên
Công ty CP Du lịch Kim Liên - chủ sở hữu khách sạn cùng tên trên phố Đào Duy Anh (quận Đống Đa, Hà Nội), vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường 2020 để thông qua nhiều nội dung quan trọng định hướng phát triển công ty.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng nhất được thông qua là chủ trương đầu tư Dự án Khu phức hợp Kim Liên nằm ngay trên khu đất hiện tại khách sạn đang tọa lạc.
Theo đó, cổ đông Kim Liên đã thông qua và uỷ quyền cho HĐQT tìm kiếm và lựa chọn các nhà đầu tư, đối tác chiến lược để triển khai, hợp tác phát triển dự án Khu phức hợp Kim Liên, dưới hình thức ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), cùng thành lập doanh nghiệp dự án và/hoặc các hình thức hợp tác đầu tư khác nhằm huy động các nguồn vốn khác nhau để triển khai dự án.
Đây sẽ là dự án tham vọng nhất của bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy) với tổng vốn đầu tư lên tới 615 triệu USD.
Để triển khai dự án này, Kim Liên phải tăng vốn điều lệ lên gấp 40 lần để đáp ứng quy định tổng vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư phải tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư dự án. Hiện vốn điều lệ của khách sạn này là 69,6 tỷ, công ty sẽ phải tăng vốn lên 2.786 tỷ.
Tỷ phú Thái sắp nhận ngàn tỷ từ Sabeco
Ngày 9/3 tới, Sabeco sẽ chi cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả 35%/mệnh giá cổ phiếu tương ứng 3.500 đồng/cổ phiếu.
Với 641,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco sẽ chi 2.245 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất của Sabeco là Vietnam Beverage sẽ nhận 1.200 tỷ đồng với 53,59% cổ phần. Bên cạnh đó, Bộ Công thương với 36% cổ phần tại Sabeco cũng sẽ nhận hơn 800 tỷ đồng.
Vietnam Beverage là pháp nhân được ThaiBev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thành lập để mua lại cổ phần của Sabeco trong đợt thoái vốn của Bộ Công thương năm 2017.
Ngoài Sabeco với thương hiệu Bia Sài Gòn, ThaiBev còn sở hữu thương hiệu bia Chang ở Thái Lan. Công ty của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi dự định niêm yết mảng kinh doanh bia lên sàn chứng khoán Singapore trong năm nay để huy động 2,5 tỷ USD, tương đương định giá doanh nghiệp lên tới 12 tỷ USD.
Minh Thái
Theo Báo đất việt
Chờ thị trường qua "nốt trầm" Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu giảm mạnh và không được cải thiện trong nhiều tháng vừa qua đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính liên quan đang được xem là "nốt trầm" của thị trường chứng khoán. Làm thế nào để giải quyết đang là vấn đề "đau đầu" của các nhà...