Tỷ phú nuôi loài “chuột mốc” sợ ồn, ham ăn tre, mía trong bóng tối
Chúng tôi ngỡ ngàng bởi ông chủ của 3 trang trại dúi đút túi hàng tỷ đồng là chàng trai sinh năm 1991. Lê Văn Lâm, xã Văn Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) khiến người đối diện nhầm tưởng anh đã có hàng chục năm làm chủ trang trại khi nói về những dự định của mình trong tương lai.
Tốt nghiệp đại học GTVT nhưng Lâm nhưng nghe theo tiếng gọi trái tim, trở về tiếp quản trang trại của bố và chuyển đối tượng nuôi sang con dúi. Theo Lâm, đây là loài đặc sản, tương đối mới và đầu ra rộng mở, nhất là khi thực hiện được chuỗi liên kết sản phẩm…
Tỷ phú nuôi dúi Lê Văn Lâm, sinh năm 1991 và đã từng tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải.
Từ một trại nuôi gà, lươn của gia đình, mỗi năm chỉ đem lại nguồn thu 70 – 80 triệu đồng, Lâm đã khiến mọi người trầm trồ với doanh thu vài ba tỷ đồng/năm. Lúc đầu, Lâm chọn mua 15 đôi dúi mốc về nuôi và tự gây giống. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi, một số đôi không sinh sản và số lượng hao hụt chỉ còn 10 đôi.
Không nản chí, Lâm lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, phòng bệnh cho dúi và đến năm 2012 quyết định mở rộng quy mô trang trại lên 300 m2 ngay trong vườn nhà với số lượng 700 chuồng. Thấy đầu ra rộng lại cho lợi nhuận cao, năm 2015, Lâm xây thêm 700 chuồng nuôi tại 1 trang trại ở Bắc Kạn; 3.000 chuồng nuôi tại Đăk Lăk. Các trang trại, nhà hàng của Lâm phải thuê 20 người làm công với mức thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.
Tính ra, mỗi năm các trang trại của Lâm xuất chuồng khoảng 2.000 con giống; 1,5 tấn dúi thương phẩm với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 1 tỷ. Ngoài ra, Lâm còn xây dựng hệ thống trang trại vệ tinh tại Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Nai theo phương thức cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm; xây dựng nhà hàng ẩm thực chuyên các món thịt dúi tại Thái Nguyên.
Lâm chia sẻ: “Thị trường dúi thương phẩm hiện nay cung chưa đủ cầu. Tôi mới chỉ liên kết tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn FLC, hệ thống khách sạn Mường Thanh và một vài mối tại Hà Nội là đã hết nhẵn hàng rồi. Sở dĩ một vài cơ sở nuôi không thành công là do không tìm được đầu ra ổn định chứ con dúi thuộc diện đặc sản được rất nhiều thực khách sành ăn lựa chọn”.
Lâm cho biết, dúi là con đặc sản dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
Video đang HOT
Theo Lâm, trong số các đối tượng vật nuôi đặc sản, dúi là con vật dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian dành cho con dúi ít, mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào chiều tối nên người nuôi rất thảnh thơi. Chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, 100 m2 có thể nuôi được 400 con dúi. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau với kích thước chiều cao 60cm x rộng 50cm x dài 50cm.
Chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Thức ăn của loài gặm nhấm này đơn giản, khẩu phần mỗi con dúi chỉ cần 20 cm tre rộng chừng vài ngón tay, 10 hạt ngô, 20 cm thân mía và cũng chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày. Nên cho dúi ăn vào chiều tối, bởi đặc điểm của loài gặm nhấm là thích ăn trong bóng tối.
Chuồng nuôi dúi được làm khá đơn giản.
Không nên cho ăn quá nhiều khiến dúi tích lũy quá nhiều mỡ sẽ mất khách. Cứ 1 tuần cho dúi ăn thêm xương lợn, trâu bò, ốc bươu vàng (lấy mình ruột) luộc chín hoặc giun đất.
Dúi tự xé tanh tre làm tổ, phân dúi gần như không có mùi hôi thối nên không gây áp lực về môi trường. Đặc điểm của loài dúi là không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên thường 15 – 17 ngày chủ trại mới phải dọn chuồng. Lúc dọn nhớ để lại tổ để dúi ngủ.
Để đảm bảo nguồn cung thức ăn, Lâm trồng gần 1 ha mía, ngô và thu mua tre của người dân trong vùng. Lượng thức ăn của dúi rất ít, chỉ chiếm khoảng 10 – 15% trong tổng chi phí nuôi.
Thức ăn chủ yếu của dúi là tre, thân cây mía…
Dúi chịu lạnh tốt, mùa hè có thể phun sương trên mái che tạo nhiệt độ dưới 330 để dúi sinh trưởng, phát triển tốt.
Dúi phát dục khi nuôi được 6 – 7 tháng. Thời điểm này, cần ghép đôi để dúi giao phối. Sau khoảng vài giờ, nếu hai cá thể đực – cái không xung đột thì ghép đôi chúng. Sau 15 ngày người nuôi tách đôi để dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Dúi mang thai 2 tháng sẽ sinh, nuôi con được 1 tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm; sau 5 ngày lại ghép đôi để dúi giao phối. Mỗi năm dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa 2 – 5 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt 500 – 700 gr; dúi thương phẩm nuôi 7 tháng có thể xuất chuồng (tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng) có thể đạt trọng lượng 1,5 kg.
Theo Võ Văn Dũng (NNVN)
Đưa con răng sắc, giỏi đào hang về phố cho ăn tre già, có 20 triệu/tháng
Thật không ngờ, ông Nguyễn Văn Hiếu đem loài dúi từ vùng rừng núi tỉnh Lâm Đồng về đất Tây Đô-Cần Thơ nuôi bán giống, bán thịt mà lại thành công. Hiện, ông Hiếu đang có đàn dúi hơn 100 con, trong đó có 20 con dúi mẹ sinh sản. Nhờ nuôi loài động vật hoang dã có răng sắc, giỏi đào hang này mà mỗi tháng ông Hiếu có thu nhập 20 triệu đồng.
Chúng tôi đã đến tìm hiểu cách nuôi dúi của ông Nguyễn Văn Hiếu, 63 tuổi ngụ khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP CầnThơ-người đang được xem là nông dân đầu tiên của đất Tây Đô thực hiện mô hình nuôi dúi trong trang trại.
Ông Nguyễn Văn Hiếu là nông dân đầu tiên ở Cần Thơ nuôi dúi-loài vật vốn có nguồn gốc hoang dã nơi núi rừng.
Đưa chúng tôi tham quan cơ ngơi nuôi dúi của mình, ông Hiếu kể, trong một lần tình cờ đi tham quan ở tỉnh Lâm Đồng, ông bắt gặp nhiều hộ dân ở đây làm giàu từ việc nuôi dúi. Không bỏ lỡ cơ hội, ông đã hỏi han, ghi nhớ cách nuôi dúi, kinh nghiệm nuôi dúi, kỹ thuật nuôi dúi cũng như lượng được đầu ra cho loài vật nuôi này.
Năm 2013, ông Hiếu đã mua về Cần Thơ 8 con dúi đầu tiên với giá 900.000 đồng/con. Trong 8 con có 6 con dúi cái, 2 con dúi đực. Sau 3 tháng nuôi và phối giống, 6 con dúi cái bắt đầu sinh sản với mỗi lần từ 3 đến 4 con non. Mỗi năm dúi có thể để từ 3-4 lứa. Từ đó nguồn dúi con của gia đình ông Hiếu phát triển rất nhanh và khỏe mạnh...
Ông Hiếu cho biết, thức ăn ưa thích của loài dúi là thân tre già. Từ khi đưa về đồng bằng đất Tây Đô nuôi, ông Hiếu cho đàn dúi ăn thân cây mía đường, thân cây bắp và hạt bắp.
Ông Hiếu bật mí một số kinh nghiệm nuôi dúi của mình :"Nuôi dúi phải có chuồng trại đặc biệt kiên cố, thoáng mát, không để ánh nắng chiếu vào thường xuyên. Không cho dúi ăn những củ khoai lang có sùng, nếu ăn phải khoai sùng dúi sẽ chết ngay. Người nuôi không để các loại mèo xâm nhập chuồng dúi vì chúng rất thích ăn thịt dúi..."
Riêng 20 chuồng nuôi dúi của ông Hiếu có diện tích hơn 100m2 đều được ông làm kiên cố, nền đổ xi măng. Về thức ăn của dúi, ông Hiếu đang áp dụng 3 món ăn rất độc, lạ nhưng hiệu quả cao là thân tre già; cây bắp và hạt bắp sấy khô.
Ngoài ra, ông Hiếu còn cho đàn dúi ăn cây mía đường. Mỗi ngày đàn dúi chỉ ăn một lần vào buổi sáng. Vốn là loài hoang dã nên khả năng chống chọi bệnh tật của dúi là rất cao.
Thị trường tiêu thụ dúi của ông Hiếu hiện nay mới chỉ là loanh quanh TP Cần Thơ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng của các nhà hàng. Cạnh đó, nghe tin ông nuôi loài "chuột lạ" nên đã có nhiều nông dân tìm đến mua dúi con để nhân giống.
Hiện nay, ông Hiếu giá bán dúi giống là 450.000-500.000 đồng/con (mỗi con có trọng lượng khoảng 0,4kg); giá dúi thịt là 700.000-750.000 đồng/ký ( mỗi con có trọng lượng từ 1,4-1,5 ký). Bình quân mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí, ông Hiếu còn lãi xấp xỉ 20 triệu đồng từ nuôi dúi mà không phải tốn nhiều công chăm sóc.
Dúi vốn là động vật hoang dã sống ở núi rừng, hay ăn tre, nứa, đào hang sâu nên có bộ răng rất sắc.
Một cái hay từ mô hình nuôi dúi của ông Nguyễn Văn Hiếu là ông đã tận dụng nguồn phân dúi pha trộn với đất để bón cho hàng trăm chậu nha đam Mỹ. Những chậu nha đam Mỹ được bón phân dúi phát triển rất xanh tốt. Với giá bán mỗi cây nha đam con là 15.000 đồng; cây trên 5 tháng tuổi là 100.000 đồng (có kèm chậu nhựa), mỗi tháng ông Hiếu đã có thêm từ 5-6 triệu đồng từ nguồn tiền bán nha đam Mỹ mà không phải sử dụng bất kỳ loại phân thuốc nào.
Nhờ nguồn phân dúi, ông Hiếu có thể trồng hàng trăm chậu nha đam Mỹ xanh tốt mà không tốn tiền mua phân.
Ông Hiếu cho biết : "Tôi chuẩn bị tăng đàn dúi lên gấp đôi và sẽ nuôi thử nghiệm khoảng 20 con chồn hương bởi loại thú này đang rất hút hàng và giá rất cao từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng mỗi ký".
Theo Danviet
Xe chở dúi 'đại náo' quốc lộ ở Bình Dương, 1 người bị thương Xe tải chở dúi tông liên hoàn 1 xe tải khác và xe máy rồi lật ngang đường, 1 người đi trên xe máy bị thương nặng được đưa vào BV cấp cứu. Chiều 18/9, Công an TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giữa 2 xe tải và 1 xe máy khiến 1 người...