Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: “Hãy cho đi và đừng mong chờ nhận lại điều gì”
Nổi tiếng với vai trò là CEO hãng hàng không Vietjet nhưng ít người biết nghề chính của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là lãnh đạo ngân hàng. Bà được đào tạo bài bản ở Nga về ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng; kinh tế và trở thành tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi. Người phụ nữ Việt Nam này được Forbes ghi nhận là 1 trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á.
Nhắc đến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hẳn không ai là không biết. Bà Thảo là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, mới đây tiếp tục được Forbes vinh danh là một trong 25 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á với khối tài sản ròng khổng lồ lên đến 2,5 tỷ USD, tương đương khoảng 58.000 tỷ đồng.
“Madam” Phương Thảo còn là nữ tỷ phú tự thân duy nhất ở Đông Nam Á. Bà thường xuất hiện trên truyền thông với vai trò là CEO Vietjet Air – người làm nên cuộc cách mạng Hàng không Việt Nam với mục tiêu ai cũng có thể bay. Sau 7 năm cất cánh, hãng đã tăng trưởng vượt bậc, đóng góp 70% tăng trưởng ngành hàng không, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần (khoảng 44% thị phần nội địa), liên tục khai trương các đường bay nước ngoài…
Nổi tiếng với vai trò là CEO hãng hàng không Vietjet nhưng ít người biết nghề chính của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là lãnh đạo ngân hàng. Bà được đào tạo bài bản ở Nga về ngành Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng; Kinh tế; Nghệ thuật hiện đại và trở thành tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi. Từ năm 26 tuổi bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã được xem là một bóng hồng quyền lực trong giới tài chính ngân hàng khi là thành viên Hội đồng quản trị của Techcombank.
Sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học sau kỳ thi xuất sắc vào Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Sau đó bà sang Đông Âu du học, trải qua 3 trường đại học danh giá với chuyên ngành Tài chính, Tín dụng, Ngân hàng; Kinh tế; Nghệ thuật hiện đại và trở thành tiến sĩ kinh tế vào năm 27 tuổi.
Ngay từ khi còn đi học, ngoài thành tích xuất sắc về học tập, bà còn bộc lộ tài năng kinh doanh thiên bẩm khi mới ở năm thứ 2 đại học tức là lúc 18 tuổi, bà đã bước vào thương trường. Bà kể, khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.
Trong giới doanh nhân thành đạt trở về từ Đông Âu, bà Thảo là nữ doanh nhân bước vào thương trường và thành công sớm. Không nhiều người biết bà tham gia sáng lập và quản trị những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam là Techcombank và VIB. Giới trong ngành đánh giá bà là một lãnh đạo ngân hàng giỏi và trẻ nhất Việt Nam.
Tới năm 2008, bà đầu tư vào HDBank và trở thành Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị. Cùng với chủ tịch ngân hàng Lê Thị Băng Tâm, bà Thảo vẫn luôn là linh hồn của chiến lược đổi mới, tăng tốc toàn diện ở nhà băng này.
Nhắc tới bà Thảo làm ngân hàng, giới trong ngành thường nói tới hai thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) đình đám, đó là vụ sáp nhập DaiABank vào HDBank và mua công ty tài chính SGVF từ ngân hàng Société Générale (Pháp) rồi liên doanh với đối tác Nhật thành công ty tài chính HD Saison ngày nay.
Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HD Saison, HDBank đã lọt vào top 8 ngân hàng lớn và mạnh nhất tại Việt Nam, theo đánh giá của tạp chí The Asian Banker hồi tháng 9 vừa qua. Trong chặng đường phát triển từ 2011-2019, ngân hàng của bà Thảo liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, nợ xấu thấp, các chỉ số về hiệu quả hoạt động luôn ở top đầu ngành.
Những nhân viên của ngân hàng này hầu hết đều rất ngưỡng mộ “Madam” của mình. Bởi, hơn ai hết, họ là những người chứng kiến bà Thảo đã miệt mài tâm huyết mỗi ngày, để HDBank từ một ngân hàng nhỏ, nay đã chuyển mình trở thành 1 trong những ngân hàng tư nhân hàng đầu của Việt Nam.
Không chỉ điều hành ngân hàng với hơn 11.000 nhân viên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn được biết đến là một phụ nữ nhân hậu, thường xuyên đi làm từ thiện và khích lệ cán bộ, nhân viên của mình sống hướng thiện, biết cho đi trước khi mong được nhận lại. Bà Thảo luôn đặt hoạt động kinh doanh song song với hoạt động cộng đồng, tạo nên nét văn hóa rất riêng của nhân viên HDBank. Trên khắp cả nước, người HDBank vẫn miệt mài với các hoạt động cộng đồng như trao thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, chăm lo đời sống cho những mảnh đời kém may mắn tại các mái ấm, nhà mở, bệnh viện, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hiến máu nhân đạo…
Video đang HOT
Đối với thế giới, trong lịch sử gần 120 năm của ngành hàng không, những nữ phi công đã hiếm, nữ CEO của một hãng hàng không lại càng hiếm hơn. Còn ở Việt Nam, một CEO thành công đã khó, nữ CEO thành công cùng một lúc ở nhiều lĩnh vực lại càng khó bội phần, và cái tên Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong số vô cùng hiếm ấy.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không vốn thuộc về phái mạnh khi là nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại của riêng mình – Vietjet Air. Từ một vài chặng bay nội địa khi mới ra mắt, Vietjet đã dần mở rộng và đến thời điểm tháng 10/2019 đang thực hiện gần 400 chuyến bay mỗi ngày, đã vận chuyển hơn 90 triệu lượt hành khách với 129 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Campuchia…Ở thị trường nội địa, Vietjet đang chiếm khoảng 44% thị phần.
Những thành tựu có được từ Vietjet giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành một đại diện tiêu biểu trong danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất – tôn vinh những người dám thách thức và phá vỡ mọi rào cản – trong suốt nhiều năm qua.
Với vị trí là người giàu thứ hai ở Việt Nam sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đầu tư đa ngành nghề và hiện đang lên kế hoạch mua thêm máy bay để tận dụng lợi thế từ sự bùng nổ thị trường du lịch hàng không trong khu vực và đưa Vietjet ra toàn cầu. Để đạt được mong muốn ấy, bà Thảo sẽ phải vượt qua những trở ngại tới từ cơ sở hạ tầng của Việt Nam, tình trạng thiếu phi công trên thế giới và những quy định trong ngành hàng không. Dù còn nhiều rào cản phía trước nhưng bà tự tin sẽ làm được. Hãng đang muốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và còn chờ Chính phủ phê duyệt, còn việc thiếu phi công cũng sẽ được giải quyết sớm.
Khi đề cập về ngành mang lại rất nhiều thành công cho bản thân, bà Thảo cho biết, hàng không có khả năng phản ánh sức sống của nền kinh tế. Bởi cứ 1% tăng trưởng của hàng không thì đồng hành kéo theo 0,5% tăng trưởng GDP. Bà cũng tự hào rằng hãng hàng không tư nhân của bà đã đóng góp tới 70% kết quả tăng trưởng chung của cả ngành suốt từ 2012 tới nay. “Và chúng tôi cũng cho rằng những gì đã làm trong 6 năm qua bằng cả ngành hàng không Việt Nam đã phát triển trong 63 năm qua”, nữ tỷ phú đô la tự thân của Việt Nam nói.
Theo bà, trong năm 2018, Vietjet Air đã đóng góp tăng trưởng hơn 23 triệu lượt khách trong tổng số 49 triệu lượt khách của ngành hàng không, thực hiện 118.923 chuyến bay an toàn với 39 đường bay nội địa, 66 đường bay quốc tế tới Nhật, Hàn, Thái, Singapore, Camuchia… Thu hút khách trong các chuyến bay quốc tế được đánh giá cao. Tổng doanh thu đạt 52.000 tỷ đồng. Hãng hàng không tư nhân này thuộc nhóm nộp thuế lớn nhất cả nước với số tiền thuế và phí lên 6.192 tỷ đồng, tương đương đóng góp ngân sách 1 tỉnh trung bình của Việt Nam.
Bên cạnh đó, bà Thảo cũng nhấn mạnh việc Vietjet Air đã mang đến cơ hội bay cho hàng triệu người và là nhân tố thúc đẩy đổi mới tích cực cho ngành hàng không trong nước về nhiều mặt.
Chia sẻ về triết lý kinh doanh, bà Thảo hay nói về chữ Tín và sự chăm chỉ. Kín tiếng nhưng bà cũng rất nổi tiếng khi chia sẻ năm 21 tuổi đã trở thành triệu phú với vốn liếng ban đầu chỉ là chữ tín, sự trung thực và biết giữ niềm tin cho đối tác.
“Thời điểm ấy, thị trường Đông Âu thiếu thốn và khan hiếm nhiều thứ, nên mình buôn bán các mặt hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong sang Đông Âu, đồng thời cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm như phân bón, sắt thép, thiết bị…Thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc trung thực theo cách ngày nào giá bao nhiêu, và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm đấy mình đều thông báo cho người ta rất cẩn thận, nên người ta có niềm tin, và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”, bà Thảo chia sẻ.
Triết lý kinh doanh này được duy trì bền bỉ trong tất cả các lĩnh vực bà Thảo đầu tư, từ hàng không, bất động sản cho tới ngân hàng. Riêng lĩnh vực ngân hàng, hai thương vụ M&A đình đám mang tính chất lịch sử – DaiABank sáp nhập vào HDBank là thương vụ sáp nhập tự nguyện đầu tiên trong ngành ngân hàng, và ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mua lại một công ty tài chính 100% vốn nước ngoài – rồi nhanh chóng đưa ngân hàng sau M&A đi vào ổn định, thống nhất và tăng trưởng nhanh vượt bậc đã khẳng định được uy tín, năng lực của vị doanh nhân này.
Mới đây, chia sẻ với báo chí quốc tế, bà Thảo cho biết bà sẽ tập trung cho mục tiêu kế hoạch năm năm 2017-2021 đưa HDBank trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng hàng đầu, ưu tiên phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng này cũng hướng tới mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng đầu với các nền tảng đặc thù mà không nhà băng nào có được, đó là hệ sinh thái khách hàng dồi dào tới hàng chục triệu người của không chỉ bản thân ngân hàng mà còn ở công ty con HD Saison và Vietjet – công ty do góp phần HDBank sáng lập.
Đã gần 30 năm gắn với ánh hào quang của doanh nhân thành đạt từ Đông Âu trở về nhưng người phụ nữ gần 50 tuổi này vẫn duy trì dung mạo trẻ trung, xinh đẹp và tâm thái trong sáng, dù ít ai biết bà đã phải làm việc rất cật lực, dành rất nhiều thời gian cho công việc. Bà từng chia sẻ, một ngày bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc vào 2h sáng hôm sau là chuyện bình thường.
Năm 2017, Tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Trong năm này, bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes. Bà tiếp tục ghi tên trong danh sách tỷ phú của tạp chí lừng danh này ở cả năm 2018 và 2019. Mới đây nhất, Forbes công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 trong đó ghi nhận bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD.
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ, dù công việc bận rộn song bà vẫn cân bằng mọi thứ rất tốt. Đó chắc chắn là lý do khiến người phụ nữ này trông lúc nào cũng trẻ trung và căng tràn sức sống.
Sự cân bằng của bà là mang chất phụ nữ vào kinh doanh, mang công việc vào thực tiễn điều hành nhân sự. Cái gì tốt nhất thì lại mang về nhà.
“Có thể mọi người nghĩ tôi bận rộn nhưng tôi vẫn xem phim với con lớn, tắm và bế ẵm con bé. Ngày nay, mọi người nói nhiều đến bình đẳng giới để phụ nữ được trân trọng. Có người hỏi tôi suy nghĩ thế nào về triết lý của Khổng Tử về việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Cách của tôi là Khổng Tử hay triết lý phương Đông hay phương Tây thì cũng đều là: Hãy cho đi và đừng mong chờ nhận lại điều gì” – người phụ nữ 3 con chia sẻ về triết lý cuộc sống.
Vị tỷ phú cho biết thêm, khi cho đi với tất cả tâm và bao dung của người phụ nữ thì hy vọng cộng đồng, đối tác, bằng những năng lực, kinh nghiệm, văn hóa, tâm của mình thì sẽ được ghi nhận. Khi đó chúng ta sẽ đạt được sự bình đẳng. Nếu chỉ kêu gọi được công nhận thì chỉ là một chiều. “Cá nhân tôi không gặp nhiều lắm sự bất bình đẳng. Tôi chỉ nghĩ là mình nên làm gấp 3 lần người thường và nếu không đạt được thì cũng bằng lòng”.
Nhìn lại con đường đã đi qua, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được sự quyết liệt và nhạy bén trong kinh doanh của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn này. Đáng trân trọng hơn, trong cuộc sống thường nhật, bà Thảo được biết là người rất sôi nổi trong các hoạt động đoàn thể và rất chăm đi làm từ thiện. Những chuyến đi trao quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh nghèo khó, các em bé đang chờ phẫu thuật, người dân các bản vùng cao, vùng khó khăn… thường xuyên có sự góp mặt âm thầm của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo. Những mái ấm tình thương tại huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình, hay Làng trẻ em SOS Nha Trang, Khánh Hòa, Nghệ An… không thể thiếu bà chủ Vietjet- vị phó chủ tịch HDBank đến trao quà tận tay, tận tình thăm hỏi, trao quà và thậm chí hát phục vụ người dân.
Bài: Tùng Lâm
Thiết kế: Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ
Top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt sở hữu bao nhiêu tiền?
Người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng hiện có khối tài sản trị giá 220.092 tỷ đồng. Vợ ông, bà Phạm Thu Hương đứng thứ 5 với khối tài sản 17.824 đồng. Người còn lại, bà Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) hiện đứng thứ bảy với giá trị tài sản 11.903 đồng.
Với việc thị trường hồi phục nhẹ trong tuần qua (VN-Index tăng 4,25 điểm ( 0,4%) lên 991,84 điểm), phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu cũng có sự đi lên. Nhóm cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh nhất với 1,6% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức tăng của trụ cột trong ngành là VJC của Vietjet Air ( 1,3%). Tiếp theo là nhóm cổ phiếu ngân hàng với mức tăng 1,3% giá trị vốn hóa, với các mã tiêu biểu như VCB ( 2,8%), CTG ( 2,7%), BID ( 0,7%), ACB ( 1,7%), SHB ( 1,5%), HDB ( 1,8%)...
Việc VJC và HDB cùng tăng giá khiến nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đón niềm vui lớn nhất trong top 10 khi tích lũy thêm 382 tỷ đồng. Hiện tổng tài sản của người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán đã đạt xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, cụ thể là 29.195 tỷ đồng.
Bên cạnh nữ Chủ tịch Vietjet, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, đón nhận niềm vui sau khi kết thúc tuần giao dịch. Dù cổ phiếu HPG chỉ tăng giá 1 phiên duy nhất nhưng cũng đủ để khiến ông Long có thêm 105 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Hiện giá trị tài sản của người giàu thứ 6 trên sàn chứng khoán là 15.050 tỷ đồng.
3 người còn lại trong top 10 là bộ ba quyền lực của Vingroup đều không có sự biến động về tài sản do cổ phiếu VIC đứng giá so với tuần trước (118.000 đồng).
Người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng hiện có khối tài sản trị giá 220.092 tỷ đồng. Vợ ông, bà Phạm Thu Hương đứng thứ 5 với khối tài sản 17.824 đồng. Người còn lại, bà Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) hiện đứng thứ bảy với giá trị tài sản 11.903 đồng.
Sau chuỗi phiên tăng giá ấn tượng kể từ đầu năm và xác lập mức đỉnh 108.500 đồng/cp vào tuần trước, cổ phiếu VCS của Công ty cổ phần Vicostone đã quay đầu giảm giá trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư trong tuần vừa qua.
Kết thúc tuần, VCS giảm 11,4% khi đóng cửa tuần ở mức giá 94.000 đồng/cp. Ở mức giá này, giá trị cổ phiếu VCS do ông Hồ Xuân Năng (Chủ tịch VCS) nắm giữ đã giảm mạnh 1.462 tỷ đồng, còn 11.363 tỷ đồng.
Mức sụt giảm trên cũng kéo ông Năng từ vị trí thứ 7 trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán trở lại vị trí thứ 9.
Như vậy, ở top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, ông Hồ Xuân Năng chỉ còn đứng trên Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Cố phiếu FLC và ROS của ông Quyết đều giảm giá trong tuần vừa qua, FLC chỉ còn 3.300 đồng/cp.
Sau một tuần giao dịch, giá trị cổ phiếu FLC và ROS do ông Quyết nắm giữ đã giảm 105 tỷ đồng, còn lại 8.539 tỷ đồng. Thực tế việc Chủ tịch Tập đoàn FLC mới đây đã bán 70 triệu cổ phiếu ROS cũng đã khiến cho tổng giá trị cổ phiếu của ông giảm gần 2.000 tỷ đồng so với trước.
Ông Trịnh Văn Quyết (trái) và ông Hồ Xuân Năng vừa trải qua một tuần giao dịch không như ý.
Chịu thiệt hại không nhỏ trong tuần vừa qua còn có ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland. Việc cổ phiếu NVL giảm giá còn 61.900 đồng khiến tài sản của ông Nhơn giảm 324 tỷ đồng, còn 11.815 tỷ đồng và đứng thứ 8 trên BXH.
Hai người còn lại trong top 10 đều bị sụt giảm về giá trị tài sản là bộ đôi Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang, những người lần lượt đứng ở vị trí thứ ba và thứ tư.
Trong khi TCB của Techcombank đứng giá 23.600 đồng thì cổ phiếu MSN của Masan Group giảm nhẹ 400 đồng còn 77.000 đồng/cp. Do đó, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh mất đi 99 tỷ đông từ việc MSN giảm giá. Hiện tổng tài sản của ông Hùng Anh còn lại 19.969 tỷ đồng.
Còn Chủ tịch MSN Nguyễn Đăng Quang, mức giảm trong tuần qua là 101 tỷ đồng, còn lại 19.640 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Không phải Elon Musk hay chị em thừa kế tập đoàn BMW, đây mới là tỷ phú giàu nhất trong ngành công nghiệp ô tô! Danh sách 7 người giàu nhất thế giới trong ngành công nghiệp ô tô của Bloomberg có gồm những cái tên rất quen thuộc như: Elon Musk hay Larry Ellison. Ngoài ra cũng có những tỷ phú ít nổi bật hơn nhưng thành công không kém, như Pallonji Mistry. Hai chị em bà Susanne Klatten và Stefan Quandt nắm giữ một nửa cổ...