Tỷ phú Nga có thể phải bồi thường ly hôn 7 tỷ USD cho vợ cũ
Vladimir Potanin, tỷ phú giàu thứ hai của Nga, đang bị đề nghị bồi thường ly hôn tài sản giá trị tương đương 50% cổ phiếu tại tập đoàn của ông.
Tỷ phú Nga Vladimir Potanin là người giàu nhất nước Nga với khối tài sản 33,5 tỷ USD (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin Bloomberg, bà Natalia Potanina, vợ cũ của tỷ phú Potanin, đã gửi đơn lên tòa án ở London (Anh) đề nghị tỷ phú này bồi thường ly hôn tối đa lên đến hàng tỷ USD. Ông Potanin sở hữu khoảng 1/3 cổ phần tại tập đoàn Norilsk Nickel, điều này có nghĩa là, khoản đòi bồi thường tối đa có thể vượt 7 tỷ USD.
Nếu đơn đề nghị bồi thường được tòa án chấp nhận, vụ ly hôn của tỷ phú Potanin có thể coi là vụ ly hôn công khai đắt đỏ nhất trên đất Anh. Ông Potanin là người giàu nhất nước Nga với khối tài sản lên đến 33,5 tỷ USD
Theo Financial Times, bà Natalia Potanina và ông Vladimir Potanin ly hôn tại Nga hồi năm 2014 sau 31 năm chung sống. Cuối năm 2014, bà Potanina mua một căn nhà ở Anh. Sau khi ly hôn, bà Potanina cho biết chỉ được chồng chia khoảng 40 triệu USD, trong khi ông Potanin khẳng định đã đưa cho vợ cũ 84 triệu USD. Bà Potanina quyết định kiện chồng ra tòa án Anh để đòi thêm hơn 6 tỷ USD. Bà cho rằng số tiền 40 triệu USD là quá nhỏ.
Năm 2019, Tòa án Cấp cao Anh bác bỏ đơn kiện của bà Potanina với lý do hai vợ chồng không có mối liên hệ đáng kể nào với nước Anh. Thậm chí, một thẩm phán mô tả động thái của bà Potanina là “ du lịch ly hôn”. Tuy nhiên, Tòa án phúc thẩm Anh đã đảo ngược phán quyết này và cho phép bà Potanina đưa vụ kiện tới Tòa án cấp cao London. Hiện chưa rõ ông Potanin có kháng cáo lên Tòa án Tối cao Anh hay không.
Video đang HOT
Rào cản khiến tâm dịch Omicron hụt hơi tiêm chủng
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng Nam Phi đã từ chối nhận vaccine từ Mỹ trong thời gian gần đây, vì nhiều lý do khác nhau, không chỉ về vấn đề nguồn cung.
Một người được tiêm vaccine Covid-19 ở Nam Phi (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Joe Biden ngày 29/11 bác bỏ những chỉ trích về việc Mỹ đang tích trữ vaccine Covid-19, gây thiếu nguồn cung cho Nam Phi và các nước thu nhập trung bình và thấp. Ông Biden cũng chỉ ra rằng, chính Nam Phi đã từ chối nhận vaccine trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, theo Washington, câu chuyện đằng sau sự từ chối này phức tạp hơn nhiều chứ không chỉ là về nguồn cung, nhất là giữa lúc vaccine nổi lên như một vấn đề nóng khi biến chủng Omicron đang lây lan nhanh ở Nam Phi.
Vấn đề mà Nam Phi phải đối mặt còn bao gồm nhiều yếu tố như việc tiếp cận vaccine, hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và khó khăn trong việc bảo quản vaccine Pfizer - vốn đòi hỏi tiêu chuẩn độ lạnh rất khắt khe.
Nam Phi đang phải đối mặt với những thách thức giống như Mỹ trong những ngày đầu của chiến dịch tiêm chủng. Nam Phi khởi động chiến dịch tiêm vaccine từ tháng 5/2021, sau Mỹ và các nước phương Tây 6 tháng. Sau đó, họ lại vật lộn để đưa vaccine đến những người dân ở vùng xa xôi và đối mặt với thực trạng như ở một số nước phương Tây là người dân do dự tiêm chủng.
Trong bối cảnh biến chủng Omicron xuất hiện, các chuyên gia cho rằng đó là kết quả có thể dự đoán trước của sự bất bình đẳng lớn về nguồn tiếp cận vaccine. Họ đã kêu gọi Mỹ, các nước châu Âu và các tổ chức toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) làm nhiều hơn nữa để các nước có thu nhập thấp và trung bình được tiếp cận nguồn vaccine nhiều hơn nữa.
Các chuyên gia cho rằng chừng nào số người dân chưa được tiêm chủng còn nhiều thì virus vẫn có cơ hội đột biến và tiếp tục lây lan. Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc của chủng Omicron.
Thách thức chồng thách thức
Hãng dược phẩm Pfizer cho biết, 5 trong số 8 quốc gia mà Mỹ áp đặt lệnh cấm đi lại gồm Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe, đã yêu cầu hãng này tạm dừng vận chuyển vaccine trong vài tháng qua vì những thách thức trong chiến dịch tiêm chủng nội địa.
"Do chúng tôi có đủ hàng dự trữ trong nước, việc nhận thêm bất cứ đơn hàng nào là vô nghĩa, vì vậy chúng tôi đã lùi một số đơn hàng đó sang đầu năm sau", Ron Whelan, đại diện phụ trách vấn đề Covid-19 tại công ty bảo hiểm sức khỏe Discovery, cho biết. Discovery đã làm việc với chính phủ Nam Phi để quản lý liều lượng vaccine và thiết lập hệ thống phân phối trên toàn quốc.
Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng của Nam Phi chỉ đạt đỉnh khoảng 211.000 lượt tiêm chủng/ngày. Đến tháng 9, tỷ lệ tiêm trên toàn quốc đã giảm xuống còn khoảng 110.000 lượt/ngày. Theo ông, có ba yếu tố tác động: sự do dự của người dân, sự thờ ơ và rào cản về cấu trúc, kể cả việc mọi người không đủ điều kiện để đi đến các điểm tiêm vaccine.
Ông cũng lưu ý việc không có đủ nguồn cung vaccine và Nam Phi mở chiến dịch tiêm sau Mỹ và các nước phương Tây đến 6 tháng. "Tôi có thể nói rằng việc tiếp cận với vaccine là rất khó khăn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia giàu có khác đặt trước vaccine, với số lượng gấp 3-4 lần số lượng họ cần", ông Whelan nhấn mạnh.
Nhà Trắng cho biết, một số cơ quan liên bang đang làm việc với các chuyên gia và tổ chức châu Phi để cung cấp nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật, tài chính trong khu vực nhằm mở rộng khả năng tiếp cận vaccine.
Chỉ có 5 quốc gia châu Phi, ít hơn 10% ở lục địa đen, dự kiến đạt được mục tiêu cuối năm là tiêm chủng đầy đủ cho 40% dân số, trừ khi tốc độ tiêm chủng tăng nhanh hơn nữa.
Châu Phi đã tiêm đầy đủ cho 77 triệu người, tức chỉ 6% dân số. Trong khi đó, gần 60% dân số Mỹ đã được tiêm đầy đủ và hơn 40 triệu người Mỹ đã được tiêm nhắc lại, theo công cụ theo dõi việc tiêm vaccine của Washington Post. Theo Bộ Y tế Nam Phi, khoảng 35% dân số nước này được tiêm đầy đủ, nhiều hơn ở hầu hết các quốc gia châu Phi. Tại Malawi, chỉ 3% dân số được tiêm đầy đủ, theo Our World in Data...
Các nước có thu nhập cao đã cam kết tài trợ 1,98 tỷ liều vaccine trên khắp thế giới trong đó Mỹ đã cam kết hơn một nửa. Khoảng 20% số liều vaccine đó đã được phân phối.
Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả việc giao hàng đôi khi không thể đoán trước từ các nhà sản xuất và năng lực chăm sóc sức khỏe hạn chế, đã tạo ra những thách thức trong việc đảm bảo tỷ lệ tiêm.
Nhiều quốc gia, bao gồm Nam Phi, cũng đã từng không nhận bất kỳ liều nào trong vài tháng và sau đó nhận hàng triệu liều cùng một lúc, tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tại Mỹ, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump từng mở Chiến dịch "Warp Speed" để không chỉ giúp sản xuất hàng triệu liều vaccine mà còn giúp phân phối nhanh những liều đó trên quy mô chưa từng có. Nỗ lực đó đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong những tuần đầu tiên triển khai tiêm chủng, ngay cả khi Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đang làm việc để khai thác cơ sở hạ tầng hậu cần của quân đội.
Nhiều quốc gia châu Phi thiếu hệ thống bảo quản vaccine thích hợp nhất là vaccine Pfizer vốn cần được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh. Các chuyên gia cho biết, với một số đợt lô vaccine hiến tặng gần quá hạn, một số quốc gia cảm thấy họ sẽ không có đủ thời gian để phân phối và quản lý chúng một cách an toàn.
Ông Whelan cho biết, trong khi Nam Phi có đủ kho dự trữ cho các loại vaccine như Pfizer, hầu hết các quốc gia ở châu Phi đều thiếu nguồn lực.
WB dự định giải ngân quỹ ARTF cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan Ngân hàng Thế giới (WB) đang lên kế hoạch giải ngân tới 500 triệu USD từ Quỹ Ủy thác tái thiết Afghanistan (ARTF) cho các cơ quan nhân đạo hoạt động tại nước này. Người dân nhận hàng cứu trợ tại Nahr Shahi, tỉnh Balkh, Afghanistan, ngày 21/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Được thành lập vào năm 2002 và do WB quản lý, ARTF -...