Tỷ phú kỳ công nuôi cá chình giữa bưng biền Cà Mau
Không những nổi tiếng từ lâu là tỷ phú cá chình, ít ai biết rằng ông Nguyễn Hữu Ánh, phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) còn là một trong những người tiên phong trong chuyển đổi đất kém hiệu quả sang mô hình đa canh, cho lợi nhuận tiền tỷ.
Ông Ánh phấn khởi vì cá chính nuôi mau lớn, mẫu mã bắt mắt, thương lái ưa chuộng.
Mang tiếng “khùng” vì bỏ lúa đào ao nuôi cá chình
Vốn là một nông dân tri điền, mấy chục năm trước ông Ánh canh tác trên vùng đất kém hiệu quả, trồng lúa quanh năm mà chỉ đủ ăn. Sau nhiều lần suy tính thiệt hơn, ông đã quyết định chuyển 3,5ha đất trồng lúa sang mô hình đa canh, lấy con cá chình làm căn bản.
Ông Ánh cho biết, bắt tay vào chuyển đổi, thông qua người quen tôi đã biết đến mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng nên mạnh dạn đầu tư. Ban đầu vùng này chưa có nhiều người nuôi 2 loại cá này, có người còn cho rằng sẽ không hiệu quả. Thậm chí có người còn cho rằng tôi “bị khùng đột xuất” vì lao vào đầu tư mô hình quá mới mẻ. Nhưng với quyết tâm cao, tôi cùng với người thân trong gia đình làm cho thành công. Vì qua tham khảo thông tin nhiều nguồn, tôi biết mô hình nuôi cá chính này rất phù hợp với vùng đất này.
Sau 5 tháng nuôi ông Ánh tát ao tuyển chọn cá để nuôi theo từng cỡ.
“Khởi đầu tôi nuôi 5 ao cá, mỗi ao 1.000m2, sau 18 tháng tôi thu hoạch, tính các chi phí đào ao, con giống, thức ăn…còn lời khoảng 300 triệu đồng. Thấy vậy vợ con rất phấn khởi vì biết tôi đã đi đúng hướng, nhờ vậy tôi phát huy thêm, dần dần mua thêm đất, đến năm 2014 tôi có 2,5ha để làm 25 ao nuôi cá chình” – ông Ánh chia sẻ.
Nói về kinh nghiệm đầu tư vào mô hình, ông Ánh cho hay, bước đầu tiên là phải đào ao cho thật “chuẩn”. Mỗi ao nuôi có diện tích từ 1.000m2 trở lên, đây là nuôi theo cách thả thưa từ 1,5 – 3 con/m2, mỗi ao thả 250 – 280 con cá giống. Kế đến nguồn nước rất quan trọng phải kiểm soát tốt độ phèn. Nếu độ phèn cao quá thì cá không lớn, sinh bệnh, bỏ ăn. Ao nuôi luôn đảm bảo có mực nước phải từ 1,5m trở lên. Nước cạn quá cá cũng không lớn. Khi chăm sóc cá chính, phải thường xuyên theo dõi thức ăn, xem tỷ lệ cá ăn như thế nào để có cơ sở đánh giá cá lớn nhanh hay chậm, có bệnh hay không mà kịp thời xử lý.
Cũng theo ông Ánh, khâu tuyển lực con giống cá chính rất quan trọng, quyết định đến sự thành – bại của mô hình. Phải chọn giống mạnh khỏe, nhớt nhiều, cá giống chính vừa nuôi có trọng lượng khoảng 20 con/kg. Với trọng lượng này, cá được coi là cứng cát nên ít hao hụt, đem về mình nuôi sẽ lớn nhanh. Đặc biệt, nuôi cá chính khoảng 5 tháng phải tát cạn ao, tuyển lớn theo lớn, nhỏ theo nhỏ rồi nuôi riêng từng loại tại ao riêng để tiện chăm sóc, cho ăn. Ngoài ra khi tát cạn cũng là dịp phơi nắng làm sạch hầm giúp cá chình mau lớn.
Video đang HOT
Ông Ánh thường xuyên cải tạo ao nuôi cá chình, đưa đất lên vườn để trồng cây ăn trái, rau màu các loại lấy ngắn nuôi dài.
Nói về chi phí đầu tư cho 1 ao cá chình (1.000m2), ông Ánh phân tích, mỗi ao cá đầu tư nuôi khoảng 280 con, thức ăn, thuốc phòng bệnh và một số chi phí khác khoảng 50-60 triệu đồng. Đến khi thu hoạch, trừ tỷ lệ hao hụt còn khoảng 196 con, bình quân mỗi con từ 1,5-1,7kg, như vậy mỗi ao đạt khoảng hơn 300kg cá chình thành phẩm. “Mỗi ao tôi lãi từ 60-80 triệu đồng, tùy theo thời giá thị trường…”, ông Ánh cho hay.
Câu lạc bộ của những nông dân 500 triệu/ha/năm
Nói về tính hiệu quả của mô hình, ông Ánh cho rằng: “Nghe nói thì vẻ kỳ công, nhưng nếu bắt tay vào làm thiệt thì cá chình dễ nuôi, lợi nhuận cao gấp 5 lần so với trồng lúa và hoa màu khác. Còn so với con tôm và con cá bống tượng thì lại dễ nuôi hơn, bởi tránh được nhiều rủi ro về dịch bệnh hàng loạt. Tuy nhiên, nông dân đầu tư nuôi cá chình thì phải đầu tư đến nơi đến chốn và có chăm sóc bài bản thì mới đạt hiệu quả kinh tế như mong muốn”.
Bên cạnh nuôi cá, ông Ánh còn tận dụng bờ ao để trồng các loại cây ăn trái. Với quan điểm “tấc đất, tấc vàng”, ông không để trống một khoảnh đất nào. “Tôi trồng 1.000 gốc mãng cầu chạy dọc theo bờ ao, cây phát triển rất tốt trên nền đất được bồi đắp lên. Bên cạnh đó còn trồng thêm 700 gốc dừa. Mô hình này nhìn đơn giản nhưng thực ra phải chăm sóc tốt mới cho thu nhập khá. Hiện, tôi bán dừa thường xuyên tại các chợ hoặc bỏ mối các hàng quán với giá 100.000 đồng/chục…” – ông Ánh nói.
Trên các bờ bao nuôi cá chình, bống bớp, ông Ánh trồng hàng ngàn cây mãng cầu, dừa, đu đủ, rau màu với tổng thu nhập mỗi năm từ các loại cây này khoảng 80 triệu đồng giúp gia đình có tiền tiêu thoải mái hàng ngày.
Ngoài các loại cây lâu năm và nuôi cá chình, cá bống tượng, ông Ánh còn trồng thêm 800 gốc tắc và 200 gốc đu đủ. Dưới mé bờ các ao, ông trồng các loại cây màu như: rau má, dưa gang, cà chua, khổ qua và dưa hấu. Nhờ đầu tư có hệ thống, bài bản và “chổ nào cũng có tiền” nên chỉ riêng việc trồng trọt mỗi năm gia đình ông Ánh thu về trên 80 triệu đồng.
Theo ông Ánh, bên cạnh những cây lâu năm thì nhà nông phải tận dụng đất trống để trồng thêm các loại cây ngắn ngày, thu hoạch thường xuyên nhằm lấy ngắn nuôi dài, trang trải chi phí trong gia đình thường nhật. “Nhiều người nhìn vào bảo tôi là “đa mang”, cái gì cũng muốn làm, nhưng thời buổi này tôi tin rằng phải linh động thì mới khấm khá được…”.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Ánh cho hay, những năm đầu khi mới chuyển dịch, ông gặp nhiều khó khăn khi dự định thì nhiều nhưng vốn liếng, kinh nghiệm thì ít. Như khi nuôi cá chình, về kỹ thuật ông học hỏi nắm vững nhưng chất lượng nguồn giống khó kiểm chứng. Ông Ánh chia sẻ: “Thấy vậy, tôi quyết định ươm cá chình giống trong hầm đất tại nhà, vừa cung cấp giống cho mình vừa hỗ trợ cho những ai cần nguồn giống tốt…”.
Gia đình ông Ánh ươm cá giống hầm đất tại nhà, vừa cung cấp giống cho mình vừa hỗ trợ cho nhiều nông dân khác
Hiện, gia đình ông Ánh có 42 ao cá với diện tích 5,5ha đất, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Khu nuôi thuỷ sản kết hợp vườn cây ăn trái, rau màu của ông Ánh được nhiều người khắp nơi đến tham quan, học hỏi, bởi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn rất bền vững.
Là người có dày dạn kinh nghiệm trong nuôi cá chình, ông Ánh đã khuyến khích, hỗ trợ nhiều nông dân khác cùng làm theo. Theo đó, vào tháng 8.2012, câu lạc bộ Cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm ở phường Tân Thành đã được thành lập. Câu lạc bộ trở thành nơi tập hợp những nông dân có mô hình cho thu nhập từ 200 triệu đồng/ha/năm trở lên. Câu lạc bộ có 12 thành viên, với diện tích canh tác hơn 20ha, chủ yếu là nuôi cá chình, cá bống tượng, trồng cây ăn trái và rau màu. Đáng chú ý là có tới khoảng 2/3 số hộ trong câu lạc bộ có thu nhập từ 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.
“Từ khi thành lập, câu lạc bộ đã có những cách làm hiệu quả khi thống nhất kỹ thuật lấy nước, chọn mua cá chình giống và chăm sóc ao đầm ” – ông Ánh bộc bạch.
Cũng theo ông Ánh, thông qua mô hình liên kết nhau trong sản xuất, Câu lạc bộ cánh đồng 200 triệu đồng/ha/năm đã khai thác tốt tiềm năng sản phẩm chủ lực của địa phương là con cá chình, cá bống tượng. Nhờ vậy, diện tích sản xuất được mở rộng, đặc biệt nông dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Đáng chú ý là các năm gần đây, 100% thành viên câu lạc bộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Riêng ông Ánh, nhiều năm liền ông được tặng danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Năm 2014, ông được Hội Nông dân tỉnh Cà Mau khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Ông Ánh còn được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thành tích trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011-2013.
Ông Phan Minh Thúy – Chủ tịch Hội ND phường Tân Thành, đánh giá: “Dù đã bước qua tuổi 60 nhưng ông Ánh luôn hăng hái tham gia sản xuất và là người đi đầu trong phong trào nuôi cá chình, cá bống tượng tại địa phương. Ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ bà con xung quanh từ kỹ thuật, đến hỗ trợ nguồn vốn khi gặp khó khăn”.
Theo Danviet
Thu nhập tăng gấp 4 khi trồng khóm trên đất chua phèn
Với mục đích chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, nhiều nông dân ở xã Lâm Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn áp dụng trồng cây khóm (dứa) trên đất trũng phèn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả cao
Là vùng đất trũng phèn nên trước đây ở xã Lâm Tân trồng lúa không hiệu quả. Sau đó, một số hộ dân trên địa bàn đã chuyển đổi sang trồng khóm. Bà Trương Thị Gọn ở ấp Tân Lộc là một trong những hộ tiên phong trồng khóm ở xã cho biết: "Năm 2009, gia đình tôi trồng 5 công khóm, sau hơn một năm cho thu hoạch, thấy có hiệu quả, nên mở rộng thêm diện tích, đến nay đã trồng được hơn 3ha khóm.
Mô hình trồng khóm của anh Sang cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: C.L
Tỉnh Sóc Trăng hiện đang có khoảng 19 mô hình khuyến nông có hiệu quả, trong đó huyện Thạnh Trị đang triển khai 6 mô hình. Từ khi phát hiện mô hình trồng khóm trên vùng đất trũng phèn đạt hiệu quả, huyện đã chủ trương vừa quan sát, vừa hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, vừa chủ động nhân rộng mô hình ở những vùng phèn, mặn.
Trồng khóm đầu tư nhẹ nhưng thu lợi nhuận hàng năm ổn định hơn so cây lúa rất nhiều. Trung bình một công khóm sẽ thu lãi được từ 9 - 10 triệu/năm, gấp 4 lần lúa. Hơn nữa, đây là vùng đất phèn nên khóm rất ngọt, được người mua ưa chuộng".
Cùng suy nghĩ, anh Trần Thanh Sang cùng ngụ ấp Tân Lộc cho biết: "Thấy người bà con trồng khóm có hiệu quả nên tôi cũng trồng theo, lúc đầu tôi chỉ trồng 3 công, sau đó trồng thêm 2 công nữa. Sau khi trừ chi phí, thu lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/năm. Tôi đang dự định chuyển diện tích 5 công trồng hoa huệ kém hiệu quả sang trồng khóm". Theo nhiều nông dân ở xã Lâm Tân, đối với đất phèn trồng lúa hay trái cây, mía đều trụ không nổi, chỉ có cây khóm là thích ứng tốt và còn có thể chịu được mặn. Cây khóm dễ trồng, chi phí đầu tư thấp, chăm sóc đơn giản. Sau khi trồng khoảng 14 - 18 tháng, khóm sẽ cho thu hoạch quanh năm. Ở đất có độ mặn cao, một vườn khóm có thể cho thu nhập đến 10 năm; còn ở đất phèn có độ mặn thấp thì vườn khóm cho thu nhập từ 5 - 7 năm.
Phù hợp với địa phương
Ông Liêu Sơn Nhì - Chủ tịch UBND xã Lâm Tân thông tin: "Cây khóm bén duyên trên vùng đất trũng phèn ở xã Lâm Tân đã được 8 năm. Qua thời gian theo dõi, bước đầu đánh giá đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư nhẹ. Hiện nay, toàn xã có gần 10ha diện tích trồng khóm. Thời gian tới, nếu tập hợp đủ dân, xã sẽ mở lớp tập huấn và hỗ trợ cho người dân vay vốn, chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khóm".
Ông Trần Trang Nhã - Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thạnh Trị cho biết thêm: "Trước đó, người dân trên địa bàn trồng theo kiểu tự phát, lấy giống từ Tắc Cậu (Kiên Giang) về trồng. Năm 2014, huyện phát hiện mô hình, thấy bước đầu có hiệu quả nên đầu tư trên 3ha về vốn và giống cho người dân. Bước đầu nhận thấy giá khóm ổn định, người dân đều có lãi, huyện sẽ nhân rộng ra trên địa bàn ở hai xã Lâm Tân và Thạnh Tân".
"Mô hình trồng khóm trên đất trũng phèn được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Mong rằng mô hình này mở ra hướng sản xuất bền vững cho người dân" - ông Nhã nhấn mạnh.
Theo Danviet
"Kỳ tích" trồng màu trên vùng biển mặn Đối với những vùng đất ven biển, nước mặn quanh năm tại tỉnh Cà Mau, người dân không còn độc canh con tôm mà đã biết biến khó khăn thành lợi thế khi phát triển mô hình trồng màu, mang lại hiệu quả cao. "Xanh hóa" vùng đất mặn Mô hình trồng màu tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là một...