Tỷ phú Chu Lập Cơ ca ngợi bà Trương Mỹ Lan, xin tòa xử ‘mức án thấp nhất có thể’
Trong lời nói sau cùng, ông Chu Lập Cơ không xin giảm án cho bản thân mà chỉ xin cho vợ mình là bà Trương Mỹ Lan.
Ông Cơ khẳng định, bà Lan là một người vợ, người mẹ tuyệt vời.
Chiều nay (26/11), phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục với lời sau cùng của các bị cáo.
Trình bày lời nói sau cùng, bị cáo Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square) không xin HĐXX giảm án cho mình mà chủ yếu nói về người vợ Trương Mỹ Lan. Ông Cơ khẳng định, vợ mình thể hiện phẩm chất tốt đẹp với gia đình và quê hương.
“Tôi đã suy nghĩ suốt 2 năm qua về gia đình, đây là câu chuyện ly kỳ về một số phận. Trong suốt 30 năm, từ một người nước ngoài tôi trở thành con rể ở Việt Nam. Vợ tôi là một người vợ, người mẹ tuyệt vời.
Vợ tôi đã nghe theo lời kêu gọi của cơ quan chức năng để sáp nhập 3 ngân hàng lại thành SCB, nhưng không may rơi vào hoàn cảnh hôm nay. Vì vậy tôi kính mong tòa xin ghi nhận công sức thiện nguyện của cô ấy đối với cộng đồng”- ông Chu Lập Cơ nói.
Bị cáo Chu Lập Cơ. Ảnh: Nguyễn Huế
Đồng thời, ông này cũng khẳng định bản thân cùng vợ và gia đình sẽ tuân thủ phán quyết của toà nhưng xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bà Lan dưới mức thấp nhất có thể.
Video đang HOT
Trước đó, ông Cơ được VKS đề nghị giảm hình phạt từ 9 năm xuống còn từ 7-8 năm tù về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2012, dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, ông Chu Lập Cơ đã lập hồ sơ vay vốn tại SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu. Cả hai vợ chồng bà Lan thống nhất sử dụng tài sản dự án Times Square để đảm bảo cho các khoản vay.
Từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, ông Chu Lập Cơ đã giúp bà Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống, giải ngân tiề.n vay tại SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng. Tổng số tiề.n giải ngân là gần 30.000 tỷ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Số tiề.n này được sử dụng cho mục đích riêng của bà Lan.
Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập “khống”, các khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc và lãi nên các khoản nợ đến hạn không thể trả. Bà Lan lại thuyết phục chồng ký biên bản họp HĐQT Công ty CP Times Square, tiếp tục sử dụng tài sản của công ty thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng. Việc này nhằm gia hạn nợ đang vay SCB.
Cơ quan điều tra xác định, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho vợ rút tiề.n, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 9.116 tỷ đồng.
Tại tòa hôm nay, trong lời nói sau cùng, bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trình bày, đây là vụ án kinh tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử, bị cáo mong sẽ không bao giờ có thêm một Trương Mỹ Lan để xảy ra vụ án như thế này.
Không xin cho bản thân hay cho cô mình thoát án tử như những lần trước, Huệ Vân trầm giọng nói: “Cô Trương Mỹ Lan đã dấn thân, hy sinh để giúp cho hàng ngàn những mảnh đời bất hạnh. Hôm nay, bị cáo không xin gì thêm, bởi nếu xin nữa, bị cáo sẽ không hiểu được hết thế nào là cuộc sống”.
Bị cáo Trương Huệ Vân. Ảnh: Nguyễn Huế
Bản án sơ thẩm xác định, Trương Huệ Vân được bà Lan giao giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Vạn Thịnh Phát và điều hành nhiều công ty khác nhau trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Eurasia Concept và điều hành hoạt động Công ty CP Lavifood, Công ty Tanifood, Công ty CP Sài Gòn Galleria.
Với vị trí được giao, theo chỉ đạo của bà Lan, Trương Huệ Vân đã thành lập 52 công ty “ma”, tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiề.n từ Ngân hàng SCB.
Trương Huệ Vân bị xác định là đồng phạm giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 1 ngàn tỷ đồng của Ngân hàng SCB.
Ông Chu Lập Cơ cho vợ "mượn" tài sản để đảm bảo các khoản vay
Ngày 6/3, phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thinh Phát bước sang ngày thứ 2. Đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.
Trong cáo trạng của đại diện VKS công bố, nổi bật lên trong đó là vai trò, thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan về việc thành lập và điều hành "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp. Trong đó, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.
Đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục công bố cáo trạng, sáng 6/3.
Trong số 86 bị cáo ra tòa trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric - Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square) là bị cáo phải cần tới phiên dịch. Ông Chu Lập Cơ là người có ảnh hưởng và giúp sức không nhỏ cho vợ, bà Trương Mỹ Lan, thực hiện các hành vi phạm tội.
Ông là cổ đông chính (có 99,26% cổ phần), Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty Cổ phần Times Square Việt Nam. Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu sau khi hợp nhất 3 ngân hàng, gồm ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Sài Gòn thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Trương Mỹ Lan đã trao đổi, thống nhất với Chu Lập Cơ và lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng tài sản Dự án Times Square (Quyền sử dụng đất thuê và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê) gồm Cao ốc phức hợp Văn phòng - Khách sạn - Căn hộ cao cấp - Trung tâm Thương Mại Times Square (tọa lạc tại số 22-36 Nguyễn Huệ và 57-69F Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh và Quyền tài sản có liên quan) để đảm bảo cho các khoản vay.
Thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ đã ký Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Biên bản họp Hội đồng quản trị của Công ty Times Square chấp thuận thế chấp tài sản của Công ty bảo lãnh nợ vay cho các cá nhân, tổ chức do bà Lan chỉ định.
Sau khi có tài sản đảm bảo để vay vốn, Trương Mỹ Lan chỉ đạo các cá nhân tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Times Square lập các hồ sơ vay vốn "khống"; nhờ người đứng tên các khoản vay và ký "khống" hồ sơ, thủ tục vay vốn. Bằng phương thức này, từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, Chu Lập Cơ đã giúp Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn "khống" để giải ngân số tiề.n vay tại Ngân hàng SCB cho 73 khoản vay của 67 khách hàng, tổng số tiề.n giải ngân gần 30 ngàn tỷ đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiề.n vay vốn được sử dụng cho mục đích riêng của Trương Mỹ Lan.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa, sáng 6/3.
Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập "khống", khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc, lãi nên các khoản nợ đến hạn nhưng không thể trả được, Trương Mỹ Lan thuyết phục Chu Lập Cơ ký Biên bản họp HĐQT Công ty Cổ phần Times Square, tiếp tục sử dụng tài sản của Công ty Times Square để thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng đang vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm gia hạn nợ. Tổng dư nợ được đảm bảo gần 36 ngàn tỷ đồng.
Các bị cáo tại phiên xử thứ 2, ngày 6/3.
Tính đến thời điểm ngày 17/10/2022, tổng nghĩa vụ các khoản nợ do Chu Lập Cơ ký hợp thức thủ tục còn 46 khoản vay với dư nợ gốc hơn 19,5 ngàn tỷ, đồng; nợ lãi hơn 19,6 ngàn tỷ đồng; tổng cộng dư nợ là 39,2 ngàn tỷ đồng. Sau khi đối trừ giá trị tài sản bảo đảm của các khoản vay mà Chu Lập Cơ đã ký các tài liệu để hợp thức thủ tục vay vốn nêu trên (theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân tại thời điểm ngày 30/9/2022 được SCB chấp nhận có đủ pháp lý để trích lập dự phòng rủi ro được phân bổ cho các khoản vay còn dư nợ nêu trên) là 30,1 ngàn tỷ đồng. Như vậy, ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho vợ, bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiề.n hơn 9,1 ngàn tỷ đồng.
Với hành vi của mình, ông Chu Lập Cơ bị truy tố về tội "Rửa tiề.n" và "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng"
Viện kiểm sát không đồng ý chỉ SCB xử lý dự án 6A của Trương Mỹ Lan Để xử lý dự án 6A ở Bình Chánh của bị cáo Trương Mỹ Lan được hiệu quả, Viện kiểm sát đề nghị tòa phải cân nhắc giao cho nhiều cơ quan cùng tham gia tổ chức xử lý tài sản. Ngày 25.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đối đáp lại phần tranh luận mà luật sư bị cáo Trương Mỹ Lan...