Tỷ phú Anh mất đứt hơn 500 triệu USD vì chia tay vợ
Tỷ phú ngành tài chính Anh Chris Hohn vừa được tòa án yêu cầu trả 337 triệu bảng (530 triệu USD) cho vợ, trong vụ ly hôn tốn kém nhất lịch sử đảo quốc sương mù. Dù vậy các luật sư của vợ ông dự định sẽ kháng cáo đòi thêm tiền
Tỷ phú Chris Hohn và vợ
Ông Hohn đã được tòa yêu cầu chia tài sản sau khi cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm của doanh nhân này với bà Jamie Cooper-Hohn tan vỡ. Cặp vợ chồng sở hữu nhiều ngôi nhà tại London và Mỹ này từ đầu năm đến nay đã phải viện tới tòa án để phân chia khối tài sản trị giá hơn 1,1 tỷ USD.
Kết luận cuối cùng đã được tiết lộ trong một phiên điều trần hôm 27/11, khi các các luật sư của bà Cooper-Hohn đề nghị tòa cho biết họ có thời hạn bao lâu để kháng cáo.
Các nguồn tin thân cận với bà Cooper-Hohn cho biết người phụ nữ này đang muốn kiểm tra lại xem tỷ lệ tài sản mình được chia là bao nhiêu phần trăm. Trong khi đó, các đại diện của ông Hohn thì chỉ muốn “hoàn tất công việc”.
Vụ kiện ly hôn này đã khiến báo giới Anh tốn không ít giấy mực, với những tranh cãi gay gắt. Ông Chris Hohn từng cáo buộc vợ đòi chi phí chăm sóc một chú chó mà trên thực tế không tồn tại.
Video đang HOT
Chris Hohn, 47 tuổi, đã gặp bà Cooper-Hohn, 49 tuổi, khi hai người cùng theo học đại học Harvard. Họ kết hôn năm 1995 tại Washington DC và có với nhau 4 con, trong đó có 3 đứa sinh ba cùng 12 tuổi, và con lớn năm nay 15 tuổi.
Hai người quyết định ly thân tháng 12/2012, và đến tháng 4/2013 thì bà Cooper đệ đơn ly hôn. Trong khi người vợ muốn chia đôi tài sản, do đây là thành quả của “sự kết hợp” giữa họ, thì ông Hohn cho rằng vợ mình chỉ đáng được hưởng 1/4 gia tài.
Bà Cooper-Hohn cho rằng tài sản chung giữa họ trị giá tới khoảng 1,34 tỷ USD, và còn tuyên bố rằng chồng cũ của mình sở hữu khối tài sản cá nhân 1,37 tỷ USD, ngoài ra còn có một quỹ đầu cơ khác. Tổng tài sản của họ phải là 2,71 tỷ USD.
Dù vậy, ông Hohn tuyên bố mình chỉ sở hữu 105,6 triệu USD tài sản cá nhân.
Con số 530 triệu USD được tòa tuyên được khẳng định là lớn nhất trong lịch sử các vụ ly hôn tại Anh. Chi phí pháp lý của vụ kiện này cũng được tin là lên tới hàng triệu USD, dù vậy đến nay vẫn chưa rõ ai là người phải chi trả.
Theo Daily Mail
Nhật sẽ tung tiền thúc đẩy xuất khẩu vũ khí?
Nhật Bản đang cân nhắc thành lập một cơ quan hỗ trợ xuất khẩu vũ khí do chính phủ hậu thuẫn, trong một động thái sẽ giúp Tokyo củng cố các mối quan hệ an ninh trong khu vực trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày một tăng.
Nhật Bản đang muốn tăng cường xuất khẩu vũ khí
Trong bước đi đầu tiên, chính phủ Nhật có kế hoạch thành lập một cơ quan tư vấn để xem xét những đề xuất cụ thể, trong việc hình thành một cách thức để tài trợ cho hoạt động bán vũ khí của các doanh nghiệp Nhật, và cấp vốn cho hoạt động hợp tác quốc phòng ở nước ngoài, 4 người được tiếp cận những thông tin trên tiết lộ với báo giới.
Một khả năng được tính tới đó là cho ra đời một cơ quan được chính phủ hậu thuẫn, để cũng cấp những khoản cho vay ưu đãi cho các dự án quân sự, theo mô hình tự tài trợ của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các nguồn tin cho biết.
Những người này đề nghị không nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề này, vốn được nhận định có thể khiến Trung Quốc không hài lòng.
Hiện Bộ quốc phòng Nhật chưa có bình luận gì về thông tin này. "Chúng tôi đã cân nhắc một số lựa chọn liên quan tới thiết bị quân sự, nhưng cho đến nay chưa có quyết định nào được đưa ra", một người phát ngôn cho biết.
Ban tư vấn có thể nhóm họp sau cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 14/12 tới, vốn được thủ tướng Abe kêu gọi tiến hành sau khi giải tán quốc hội hồi tuần trước. Đảng Dân chủ tự do của ông cùng các đồng minh dự kiến sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
Ban tư vấn sẽ bao gồm khoảng 10 thành viên, trong đó có một chuyên gia pháp lý và một chuyên gia ngân hàng, cùng các nhà học giả và lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng.
"Ban này sẽ nghiên cứu mọi vấn đề, từ tài chính tới tìm kiếm các thương vụ, tiến trình đàm phán và bảo trì, hỗ trợ", một nguồn tin cho biết.
Hiện tại JBIC tự phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án năng lượng. Chịu sự giám sát của Bộ tài chính, ngân hàng này cũng giúp các công ty công nghiệp Nhật mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách cung cấp các khoản tín dụng để khách hàng nước ngoài mua máy móc của Nhật.
Trong khi đó JICA là cơ quan chính của Bộ ngoại giao Nhật để cung cấp khoản hỗ trợ phát triển lên tới 17 tỷ USD mỗi năm của nước này. Cơ quan này giúp xây dựng trường học, bệnh viện và tài trợ các dự án nông nghiệp, y tế thường có sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư và y tá Nhật.
Một loạt thương vụ tiềm năng đã được thảo luận trong những tháng vừa qua, trong đó bao gồm cả việc bán tàu ngầm tối tấn cho Úc, máy bay tuần tra biển US-2 cho Ấn Độ và cùng nước ngoài phát triển tại Nhật một mẫu máy bay trực thăng vận chuyển binh sỹ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Indonesia: Bùng phát biểu tình vì xăng tăng giá 30%, 1 người chết Ngày 27/11, một người biểu tình đã thiệt mạng sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và đám đông giận dữ trước quyết định tăng giá xăng 30%. Dù vậy chính phủ nước này vẫn khẳng định quyết tâm giảm trợ cấp giá nhiên liệu. Indonesia đã chứng kiến nhiều ngày biểu tình phản đối xăng tăng giá Theo hãng tin AFP,...