Tỷ lệ tử vong ung thư phổi tại Việt Nam cao do phát hiện ở giai đoạn muộn
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình, Trưởng khoa Ngoại tim mạch – lồng ngực Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ung thư phổi đứng thứ hai về các bệnh ung thư tại Việt Nam và có tỷ lệ tử vong cao do thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình thống kê mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi và hơn 23.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, đã có nhiều biện pháp điều trị tiên tiến giúp cho bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, việc chẩn đoán phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn dẫn đến tỷ lệ tử vong tại Việt Nam còn cao.
ThS.BS. Nguyễn Hữu Trâm Em, Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn phát biểu tại Hội nghị Khoa học Bệnh viện Hoàn Mỹ năm 2023, được tổ chức ngày 21/10.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng cho biết, một nghiên cứu về nốt phổi đơn độc trong 7 năm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho thấy, việc chẩn đoán sớm nốt phổi ác tính giúp nâng cao tỷ lệ sống sau 5 năm, từ 14% lên đến 80% (so với phát hiện ở giai đoạn trễ) và 50% nốt phổi đơn độc ác tính tình cờ phát hiện không triệu chứng, nhất là với người trên 50 tuổi.
“Đối với nhóm bệnh nguy cơ cao, phương pháp cũ sinh thiết không phẫu thuật có thể bỏ sót ung thư phổi giai đoạn sớm, dẫn đến mất cơ hội điều trị cho người bệnh, đồng thời không điều trị được các nốt phổi lành”, bác sĩ Nguyễn Đức Nghĩa nói.
Video đang HOT
Hội nghị có 32 đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực nội khoa và ngoại khoa.
Theo đó, kết quả nghiên cứu khẳng định, phẫu thuật nội soi lồng ngực không những giúp chẩn đoán và điều trị sớm nốt phổi ác tính mà còn giúp điều trị triệt để những nốt phổi lành tính an toàn, hiệu quả, ít biến chứng. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán tức thì và điều trị triệt để nốt phổi trong cùng một lần phẫu thuật, giúp rút ngắn thời gian theo dõi, chẩn đoán, đem lại cơ hội điều trị triệt để các nốt phổi ác tính từ giai đoạn rất sớm.
Bác sĩ Nguyễn Đức Nghĩa thông tin thêm, nguy cơ ác tính tăng cao khi người bệnh có biểu hiện lâm sàng, trong đó ho là triệu chứng thường gặp nhất. Theo đó, khi có triệu chứng ho kéo dài, ho đàm, ho ra máu, người dân cần đến bệnh viện để tầm soát các bệnh lý về phổi.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em, Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng và động lực cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, qua đó giúp đội ngũ này không ngừng học hỏi, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và hiệu quả điều trị. Việc ứng dụng những kỹ thuật mới đã mang lại những kết quả thành công ban đầu và tiếp tục được nghiên cứu sâu để áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Tưởng thoái hoá cột sống, đi khám mới biết bị ung thư giai đoạn cuối
Nhiều người tới khám vì đau lưng hoặc đau đầu nhưng chẩn đoán kết quả là ung thư phổi di căn xương, não.
Chị Nguyễn Thị T. 54 tuổi, trú tại Cao Bằng đến khám tại BV Bạch Mai vì thấy khó thở và đau cột sống cổ. Chị T. ban đầu nghĩ do thoái hoá đột sống cổ nên ở nhà tự điều trị bằng thuốc giảm đau xương. Khi dấu hiệu khó thở, ho khan tăng dần bà mới đi khám.
Tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện bị tràn dịch màng phổi, chị được chọc hút dịch màng phổi và điều trị nội khoa. Các triệu chứng khó thở kèm đau tức ngực trái ngày một tăng dần, chị T. được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp. Tại đây, bác sĩ phát hiện chị bị ung thư phổi trái di căn phổi phải, di căn xương - gan.
Trường hợp khác là chị P.T.L. 25 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Chị này vào viện vì trước đó hai ngày xuất hiện cơn co giật toàn thân khoảng 3 phút sau đó tê yếu nửa người trái, bệnh nhân không sốt, không đau ngực, không khó thở, không ho ra máu. Khi khám, bác sĩ chụp cộng hưởng từ sọ não, phát hiện u não vùng thùy trán phải.
Bệnh nhân được chụp chiếu đánh giá và chẩn đoán ung thư phổi trái di căn não. Trên hình ảnh cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính sọ não bác sĩ thấy có tổn thương chảy máu trong u nên bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy bỏ khối u não cấp cứu.
Theo bác sĩ Hà Hải Nam - giảng viên Bộ môn Ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội, ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư đứng thứ 2 về số ca mắc và tử vong ở Việt Nam, chỉ sau ung thư gan. Theo thống kê, năm 2020, Việt Nam có thêm hơn 26.000 người mắc căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.
Ở giai đoạn đầu, hầu hết người bị ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác. Người bệnh bị bệnh này thường phát hiện qua các biểu hiện như ho, khó thở, ho khan, đau đầu, đau mỏi cơ, ho ra máu thậm chí đau lưng, đau xương do khối u di căn.
BS Nam gặp nhiều bệnh nhân đến khám vì hay đau đầu, khi chẩn đoán ung thư phổi họ đều ngỡ ngàng. Hiện tượng này do khối u phổi chèn ép gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên, khiến người bệnh đau nhức đầu khó chịu. Đây là tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim, nay bị tắc lại, khiến máu ứ lại, sức ép làm người bệnh đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.
Các dấu hiệu của ung thư phổi.
Ngoài ra, khối u ở phổi to dần sẽ chiếm chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Nó chèn cả vào tĩnh mạch, dẫn tới viêm phù, sưng nề. Ung thư di căn ra xương gây đau nhức vùng xương nên nhiều người nhầm với thoái hoá.
Ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị tuỳ thuộc vào từng giai đoạn. Nhưng ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn vẫn là thách thức lớn cho điều trị.
Để phòng ung thư phổi, bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất là bỏ thuốc lá. Ngoài ra, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng - nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, ít chất béo bão hòa,chuyển hóa, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng là cách tốt nhất phòng ung thư.
Mặt sưng, bọng mắt, da mẩn đỏ - dấu hiệu ung thư phổi sớm nhưng ít người biết Nhiều người cho rằng ho ra máu là dấu hiệu sớm của ung thư phổi, nhưng theo nhiều bệnh nhân, các triệu chứng lạ xuất hiện trên mặt khi họ được chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân ung thư phổi thường bỏ qua một số dấu hiệu cảnh báo sớm nhất của bệnh. Thay vào đó, họ chỉ được chẩn đoán bệnh khi gặp...