Tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, nước Anh đã sai ở đâu?
Thủ tướng Boris Johnson cho rằng biến thể mới độc lực mạnh hơn của SARS-CoV-2 là nguyên nhân, nhưng các chuyên gia lại chỉ ra sai lầm khác, khiến tỷ lệ tử vong do COVID ở Anh đang ở mức cao nhất thế giới.
Nhà thờ Salisbury, xứ England, được chuyển thành trung tâm tiêm vaccine COVID. Ảnh: AFP/Getty Images
Ngày 20/1, Vương quốc Anh ghi nhận số ca tử vong mới do COVID-19 cao kỷ lục, với 1.820 trường hợp. Ngày tiếp theo, con số này là 1.290 ca. Chỉ trong 2 ngày đó, số người thiệt mạng đã nhiều gấp hai lần người chết trong thảm kịch Titanic và tương đương 10 chiếc Boeing 777 gặp tai nạn cùng lúc.
Tính đến ngày 22/1, Vương quốc Anh có tỷ lệ tử vong hàng ngày trên dân số cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và gấp khoảng 2 lần so với Mỹ – theo số liệu của Đại học Oxford.
Trong khi đó, số liệu thống kê của Đại học John Hopkins công bố ngày 23/1 cũng cho thấy Anh hiện dẫn đầu danh sách các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới/100.000 dân. Với dân số 66 triệu người, Vương quốc Anh ghi nhận tỷ lệ 142,53 người tử vong do COVID/100.000 dân; tiếp theo là Séc (140,91), Italy (139,34), Mỹ (125,35) và Tây Ban Nha (117,80).
Vậy sai lầm gì đã xảy ra ở Anh dẫn đến tình cảnh hiện tại?
Theo NBC News, trrong nỗ lực lý giải về bi kịch số ca tử vong hàng ngày quá cao, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhắc tới biến thể virus mới có khả năng lây nhiễm cao hơn, xuất phát từ đông nam nước Anh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng, mặc dù ông Johnson đã phải đứng trước một ván bài nan giải, nhưng ông cũng xử lý nó không tốt. Đối với họ, sai lầm quan trọng là quyết định cho phép hàng chục triệu người đi du lịch và hoà trộn lẫn vào nhau trong dịp Lễ Giáng sinh vừa qua, trong khi biết rằng một biến thể mới đang hoành hành.
Video đang HOT
“Chúng ta không nên để các ca bệnh tiếp tục tăng lên khi gần đến Giáng sinh. Và sau đó, việc cho phép mọi người hoà vào nhau ở Lễ Giáng sinh là sự điên rồ thực sự”, bà Nicola Stonehouse, giáo sư về virus học phân tử tại Đại học Leeds bức xúc.
Tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Johnson nói với người dân Anh rằng, chính phủ cho phép tối đa 3 gia đình có thể tụ họp trong 5 ngày vào dịp lễ hội. Các xứ còn lại trong Vương quốc Anh là Scotland, Wales và Bắc Ireland có quyền riêng với hệ thống y tế của họ và đã thực hiện các biện pháp tương tự vào thời điểm đó.
Khi biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện, ông Johnson đã cắt ngắn thời gian nghỉ Giáng sinh của bản thân, ra lệnh cho 18 triệu người tại các điểm nóng dịch ở London và phía đông nam đất nước phải ở trong nhà.
Tuy nhiên, trên hầu khắp đất nước người dân vẫn được đi du lịch, tụ họp trong không gian kín vào đúng ngày Giáng sinh. Một số chuyên gia cho rằng, chính quyết định này đang dẫn đến hậu quả nghiệt ngã hiện tại, như nhiều người đã cảnh báo từ trước.
Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London, cho rằng biến thể mới đã “tấn công vào một hệ thống gần như đã bị hỏng và thổi bay nó thành từng mảnh”.
Biển báo ở Glasgow kêu gọi người dân ở nhà để bảo vệ tính mạng. Ảnh: AFP/Getty Images
Tới sáng ngày 24/1 (theo giờ VN), hơn 97.300 người Anh đã chết vì COVID-19. Cơ quan Y tế quốc gia (NHS0 đang gặp khó khăn chồng chất, các xe cấp cứu chờ kín ngoài bệnh viện và nhiều ca phẫu thuật ung thư bị huỷ bỏ.
Kỳ nghỉ Giáng sinh cũng không phải là sự kiện gánh vác hết các sai lầm. Nó khép lại một năm Thủ tướng Johndon bị cáo buộc quá chậm trong việc áp dụng các hạn chế, không xây dựng được mạng lưới “kiểm tra, theo dõi” đầy đủ; và làm xói mòn lòng tin của công chúng khi từ chối sa thải cố vấn hàng đầu, người dường như đã phá vỡ các quy tắc phong toả.
‘Những tuần khó khăn còn ở phía trước”
Hôm 20/1, ông Johnson gọi số người chết hàng ngày tăng theo vòng xoáy là “kinh hoàng” và cảnh báo “sẽ có những tuần khó khăn sắp tới”.
Nhưng tất cả không phải đều là tin xấu. Vương quốc Anh đang triển khai tiêm chủng cho mọi người nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế lớn khác. Theo Đại học Oxford, quốc gia này đã tiêm vaccine COVID cho 8% dân số, chỉ sau Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Bahrain. Trong khi Mỹ mới tiêm được khoảng 5% dân số.
Điều trị bệnh nhân COVID tại Bệnh viện trường Đại học Milton Keynes, Anh. Ảnh: Reuters
Chính phủ Anh cũng muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là một cuộc khủng hoảng quốc gia mà là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, với nhiều nước khác đang gặp khó khăn ngay cả khi không đối mặt với biến thể mới của SARS-CoV-2.
Trên thực tế, các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh từng cảnh báo rằng, tới tháng 3, biến thể ở Anh có thể cũng trở thành chủng virus thống trị tại Mỹ, dẫn đến nhiều ổ dịch khác.
Tuy vậy, các chuyên gia như Stonehouse lại không muốn để chính phủ đổ lỗi cho biến thể mới: “Chúng ta không thể đổ lỗi tất cả cho biến thể mới này. Biến thể mới khiến dịch trở nên tồi tệ hơn và nó bị đổ lỗi rất nhiều. Nhưng vấn đề là nó đã xuất hiện trong dân cư vào thời điểm có rất nhiều sự hoà trộn của mọi người, đó là nơi sinh sản hoàn hảo của virus”.
Bà Stonehouse nói thêm: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ ở tình huống này, hoặc một tình huống tương tự, dù không có biến thể mới”.
Anh di dời tượng hai nhân vật lịch sử liên quan tới chế độ nô lệ
Hội đồng điều hành khu tài chính London ở thủ đô London của nước Anh lên kế hoạch di dời tượng hai chính khách thời kỳ thuộc địa Anh có liên quan tới vấn đề chiếm hữu nô lệ trong lịch sử.
Tượng hai chính khách thời kỳ thuộc địa Anh là John Cass (trái) và William Beckford (phải). Ảnh: Metro/TTXVN
Ngày 21/1, hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu về việc di dời tượng của hai chính trị gia thế kỷ 17 và 18 là William Beckford - cựu thị trưởng của London làm giàu từ việc bóc lột nô lệ tại đồn điền ở Jamaica - và John Cass - một nghị sỹ và cũng là thành viên nòng cốt của Công ty Hoàng gia châu Phi chuyên buôn bán nô lệ vào thế kỷ 17.
Từ tháng 9 năm ngoái, Hội đồng khu tài chính London đã bắt đầu lấy ý kiến người dân về việc có nên dỡ bỏ hoặc đặt tên lại cho các công trình có liên quan đến chế độ nô lệ thời thực dân hay không.
Từ năm ngoái, tại Anh đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi về việc tháo dỡ các công trình, tượng đài liên quan đến quá khứ thuộc địa của Anh sau vụ tượng của thương gia buôn bán nô lệ Edward Colston bị kéo đổ trong cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc ở London.
Đây là một trong rất nhiều cuộc biểu tình trên khắp thế giới chống phân biệt chủng tộc và bất công, bùng phát sau cái chết của công dân da màu George Floyd do các cảnh sát người da trắng gây ra ở Mỹ.
Trước đó, một chiến dịch nhằm dỡ bỏ tượng William Beckford ở tòa nhà công quyền Guildhall cũng đã được khởi động. Đây là một chính khách từ thế kỷ 18. Ông đã hai lần làm Thị trưởng London và sở hữu một gia sản lớn với nhiều đồn điền và hàng nghìn nô lệ ở Jamaica.
Cảnh báo bùng nổ bệnh lậu ở Anh sau khi dỡ bỏ phong tỏa vì Covid-19 Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo nước Anh có thể phải đối mặt với sự bùng nổ bệnh lậu sau khi lệnh phong tỏa vì dịch Covid-19 được dỡ bỏ và cuộc sống trở lại bình thường. Các chuyên gia sức khỏe ở Anh cảnh báo bệnh lậu có thể bùng nổ sau khi lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội...