Tỷ lệ trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp
Chính phủ Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế và an sinh xã hội, khi tỷ lệ trẻ em trên tổng dân số Nhật Bản giảm xuống còn 11,3%, chạm ngưỡng thấp nhất từ trước đến nay, Bloomberg ngày 5/5 đưa tin.
Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số khi số trẻ em ra đời liên tục giảm. Ảnh: Bloomberg
Theo số liệu của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tính đến ngày 1/4, số trẻ em dưới 14 tuổi tại nước này đạt khoảng 14,01 triệu trẻ, giảm năm thứ 43 liên tiếp. Tỷ lệ trẻ em trên tổng dân số Nhật Bản giảm xuống còn 11,3%, cũng chạm mức thấp nhất từ trước đến nay.
Tổng dân số Nhật Bản đã giảm liên tục kể từ khoảng năm 2010, dẫn đến tình trạng thiếu lao động, trong khi tỷ lệ người già ngày càng tăng, gây áp lực lên hệ thống y tế và an sinh xã hội của nước này. Tình hình dự kiến sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi tỷ lệ sinh của Nhật Bản thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Theo giới quan sát, đây là con số biết nói, dự báo một viễn cảnh ảm đạm hơn nữa cho “đất nước mặt trời mọc” về nguy cơ giảm dân số, bởi người dân Nhật Bản hiếm khi sinh con khi chưa thành hôn.
Video đang HOT
Số trẻ sơ sinh giảm đi cũng đồng nghĩa rằng Nhật Bản sẽ có lực lượng lao động ít hơn và ít người nộp thuế hơn để duy trì nền kinh tế trong những năm tới. Mặt khác, chi phí chăm sóc người cao tuổi ngày càng tăng đang gây ra gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng gia tăng lực lượng lao động bằng cách khuyến khích nhiều phụ nữ đi làm, chấp nhận một số người nhập cư và có các chính sách ưu tiên cho trẻ em hay gia đình có trẻ em. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, chính phủ nước này cần phải thực hiện nhiều động thái hơn nữa để đảo ngược trào lưu đáng báo động hiện tại.
Trong khu vực, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore cũng đang trải qua những cuộc khủng hoảng tương tự, khi chính phủ các nước chưa tìm ra biện pháp tối ưu nhằm khuyến khích người trẻ sinh thêm con
Nhật Bản sẽ 'biến mất' nếu không có hành động khuyến khích sinh con
Nhật Bản sẽ không còn tồn tại nếu bất lực trong việc trì hoãn đà giảm trong sinh suất, vốn đe dọa phá hủy mạng lưới an sinh xã hội và nền kinh tế, theo cố vấn của Thủ tướng Fumio Kishida.
Số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và số ca sinh đang giảm ở Nhật Bản. Ảnh AFP
"Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, đất nước sẽ biến mất", Bloomberg hôm 6.3 dẫn lời thượng nghị sĩ Masako Mori sau khi Nhật Bản hôm 28.2 công bố số trẻ em chào đời ở nước này vào năm ngoái giảm xuống mức kỷ lục.
Năm 2022, số ca tử vong cao gấp đôi số ca sinh ở Nhật Bản, với không đến 800.000 trẻ em chào đời và khoảng 1,58 triệu người chết.
Bà Kishida tuyên bố tăng gấp đôi chi tiêu cho trẻ em và gia đình trong nỗ lực kiểm soát được đà sụt giảm, hiện diễn tiến nhanh hơn dự báo.
Dân số giảm xuống 124,6 triệu người kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2008 với hơn 128 triệu người. Tốc độ giảm đang gia tăng. Trong khi đó, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 29% trong dân số vào năm ngoái.
"Đó không còn là giảm dần, mà đang lao dốc", theo bà Mori, cố vấn của Thủ tướng Kishida về các vấn đề liên quan đến sinh suất và LGBTQ.
"Lao dốc có nghĩa là trẻ em sinh ra sẽ bị quẳng vào một xã hội trở nên méo mó, sụt giảm và mất đi khả năng hoạt động", bà cảnh báo.
Nếu không sớm hành động, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sức mạnh công nghiệp, kinh tế sẽ giảm và không còn đủ tân binh gia nhập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để bảo vệ lãnh thổ.
Bà Mori thừa nhận trong khi nỗ lực đảo ngược đà giảm sẽ vô cùng khó khăn do số phụ nữ ở độ tuổi sinh con đang ít đi, chính phủ phải làm mọi điều có thể để làm chậm lại xu hướng lao dốc và giảm nhẹ mức độ thiệt hại.
Thủ tướng Kishida vẫn chưa công bố nội dung gói chi tiêu ngân sách mới, nhưng nói rằng sẽ hoàn toàn khác những chính sách trước đó. Đến nay, ông đề cập việc tăng trợ cấp cho trẻ em, cải thiện lĩnh vực chăm sóc trẻ và thay đổi phong cách làm việc.
Tất cả người Nhật Bản có thể sẽ có cùng họ Sato vào năm 2531 Theo một nghiên cứu, tất cả người dân Nhật Bản sẽ cùng mang họ Sato vào năm 2531 nếu nước này vẫn giữ quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ sau khi kết hôn. Giáo sư Hiroshi Yoshida thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Người cao tuổi của Đại học Tohoku trình bày nghiên cứu của mình...