Tỷ lệ thất nghiệp tại Tây Ban Nha giảm kỷ lục
Ngày 7/1, Bộ Lao động Tây Ban Nha thông báo, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong năm 2015 đã giảm gần 8% so với năm trước đó.
Đây là năm có số người thất nghiệp giảm mạnh nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.
Số liệu thống kê cho biết, số người không có việc làm trong năm 2015 đã giảm xuống còn 4,04 triệu người. Mặc dù Bộ Lao động Tây Ban Nha chưa công bố tỷ lệ thất nghiệp chính thức, cơ quan thống kế nước này, cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha trong quý III/2015 hiện ở mức 20,18%. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cho rằng, đây là xu hướng tốt và cần tiếp tục duy trì.
Tây Ban Nha từng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng với 5 năm liền kinh tế rơi vào suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ mức 8% năm 2007 lên mức cao kỷ lục 27% trong năm 2013. Dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm trong năm 2015, Tây Ban Nha vẫn là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ hai trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, sau Hy Lạp.
Theo VTV
Biển Đông nóng và những tin buồn cho Nga năm 2016
Những gì sẽ chờ đợi Nga và thế giới (trong đó có Biển Đông) trong năm 2016, hãy cùng xem các học giả Phương Tây dự báo.
Để khách quan và có cái nhìn đa chiều, xin chia thành hai phần- phần của các học giả Nga và phần của các học giả Phương tây. Có thể có những dự báo trùng lặp nhưng người dịch vẫn giữ nguyên để tiện đối chiếu, mong bạn đọc thông cảm.
Video đang HOT
Ảnh : Alessandro Bianchi / Reuters
Những ý chung
Khó có thể khôi phục được lòng tin (chiến lược) giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay. Châu Âu sẽ phải đối mặt với một làn sóng di cư mới. Tổng thống mới của Mỹ sẽ có những phát biểu chống Nga cứng rắn hơn.
* * *
M. Rojanski - Giám đốc Viện Kennal Trung tâm khoa học mang tên Woodrow Wilson (Mỹ)
M. Rojanski
Nhiều khả năng hơn cả là trong năm nay các biện pháp cấm vận chống Nga sẽ vẫn được áp dụng. Đây là một trong những biện pháp đáp trả chủ yếu của chính quyền B.Obama đối với việc Nga sát nhập Crimea và sự can thiệp của Nga vào cuộc xung đột ở Đông Ukraine.
Trong khi lập trường của Nga đối với hai vấn đề trên không thay đổi, các biện pháp hạn chế sẽ vẫn được tiếp tục thực hiện. Nếu không chính quyền Mỹ sẽ bị mất lòng tin. Thêm nữa, ý tưởng áp dụng các biện pháp hạn chế (trừng phạt) Nga rất được Quốc hội Mỹ ủng hộ (các biện pháp chống Nga thuộc thẩm quyền của Tổng thống). Thậm chí nếu người đứng đầu nhà nước (tổng thống) đột nhiên quyết định dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, thì Quốc hội ( Mỹ) sẽ quyết định áp dụng chúng.
Nếu không giải quyết được vấn đề IS, thế giới sẽ đối mặt với một làn sóng khủng bố quốc tế mới như trong những năm cuối thập niên 90. Chiến tranh tại Syria sẽ không nhanh chóng kết thúc.
Các bên tham gia đàm phán (Mỹ, EU, Nga, Iran, Syria, Iraq, các nước Vùng Vịnh) không thể đi đến đồng thuận. Trong một số lĩnh vực họ có thể phối hợp hành động với nhau, tuy nhiên trong phần lớn các vấn đề lợi ích của các nước mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn giữa các bên đàm phán có lợi cho các chiến binh IS và các lực lượng cực đoan khác đang hoạt động trên lãnh thổ Iraq và Syria.
Nga, Biển Đông và luật chơi mới của phương Tây 2016
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy các cuộc hội đàm có tiến triển sẽ là việc các bên đã đạt được sự đồng thuận về số phận của B.Assad hoặc là thỏa thuận về việc để vấn đề (số phận B.Assad) lại trong khoảng thời gian nhất định để chỉ tập trung vào cuộc chiến chống IS.
Các ứng cử viên Tổng thống Mỹ của cả hai đảng, nếu so với B.Obama thì có chính sách đối ngoại cứng rắn hơn. Trong đó có cả chính sách đối với Nga. Các ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cam kết hoặc là "cắt mũi Nga" , hoặc là không đối thoại với Putin, hoặc là sử dụng lại những ngôn từ mạnh như thời Chiến tranh lạnh.
Về phần mình, D.Trump cho rằng ông ta có thể một mình có thể xử lý được tất cả các mâu thuẫn hệ thống giữa Nga và Mỹ. Còn về một ứng cử viên đầy tiềm năng của Đảng Dân chủ - H.Clinton, thì bà này, cũng như các đảng viên Cộng hòa, đều có một quan điểm cứng rắn trong quan hệ với Nga .
* * *
Claus Zerbers, nhà nghiên cứu chính trị và giáo sư Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Âu (Đức )
Claus Zerbers
Trong năm 2016, EU sẽ phải đối mặt với hàng loạt các thách thức nghiêm trọng. Thứ nhất - cuộc khủng hoảng đồng Euro vẫn tiếp tục. Để đồng Euro trên lãnh thổ EU ổn định, cần phái áp dụng một chính sách thuế và chính sách xã hội thống nhất. Tuy nhiên, không thể thực hiện (chính sách thống nhất) đó được vì các lý do chính trị.
Thứ hai, đấy là một chính phủ Nga quá tự tin, phớt lờ các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Thứ ba, mối đe dọa tấn công khủng bố. Cuộc tấn công tòa soạn Charlie Hebdo, các vụ khủng bố mới đây ở Paris - không loại trừ khả năng là tất cả sẽ lặp lại.
Thứ tư, làn sóng di cư ồ ạt từ các nước Bắc Phi và Trung Cận Đông. Bao nhiêu người sẽ đến EU trong năm 2016, rất khó đoán. Tuy nhiên không loại trừ khả năng là số lượng người tỵ nạn sẽ tăng lên. Để đấu tranh chống khủng hoảng di cư, cần thiết phải áp dụng lại chế độ kiểm soát chặt biên giới bên ngoài EU.
Theo_Báo Đất Việt
Những cái bắt tay quan trọng trong năm 2015 Trang mạng The Atlantic liệt kê danh sách các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới với cáí bắt tay quan trọng trong năm 2015. Một trong những cái bắt tay quan trọng trong năm 2015 là giữa Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi Moscow khởi động chiến dịch không kích IS...