Tỷ lệ thất nghiệp cao, học sinh thi vào trường quân sự tăng kỷ lục ở Trung Quốc
Tờ PLA Daily của Trung Quốc đưa tin các trường quân sự ở nước này vừa ghi nhận tỷ lệ tuyển sinh cao kỷ lục kể từ năm 2017.
Binh sĩ Trung Quốc được huấn luyện cầm súng. Ảnh: AFP
Có tới 17.000 học sinh tốt nghiệp trung học đã đăng ký tuyển sinh vào các học viện quân sự của Trung Quốc trong năm nay. Đó là con số tuyển sinh cao nhất kể từ khi hoàn thành cải cách vào năm 2017 nhằm đào tạo một lực lượng vũ trang hiện đại hơn.
Tờ báo chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đưa tin tổng thí sinh ứng tuyển vào 27 học viện quân sự của Trung Quốc đã vượt 2.000 người so với năm ngoái.
Tờ PLA Daily cho biết gần như toàn bộ chỉ tiêu tại các trường quân sự đều đã kín.
Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc ở mức cao nhất mọi thời đại, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID-19. Theo dữ liệu chính thức, hơn 1/5 số người từ 16 đến 24 tuổi sống ở khu vực thành thị thất nghiệp trong tháng 6.
Tuần trước, Bắc Kinh đã tạm dừng công bố dữ liệu thất nghiệp hàng tháng của thanh niên quốc gia, với lý giải rằng số liệu thống kê về lực lượng lao động cần phải được cải thiện và tối ưu hóa hơn nữa.
Năm 2022, khoảng 8,2 triệu học sinh tốt nghiệp trường trung học ở Trung Quốc. PLA Daily cho biết 135.000 học sinh tốt nghiệp trên toàn quốc đã nộp đơn xin xét tuyển giai đoạn đầu tiên, qua đó phải xác minh hồ sơ lý lịch cá nhân. Sau đó, 50.000 người đã vượt qua vòng một để tiến hành phỏng vấn và kiểm tra sức khỏe.
Video đang HOT
Tờ PLA Daily cho biết đợt tuyển sinh năm nay là đợt đầu tiên bao gồm các chuyên ngành kết hợp huấn luyện chỉ huy và kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của quân đội về các loại tài năng quân sự mới trong huấn luyện và chuẩn bị chiến tranh.
Các tiêu chuẩn y tế cho đợt tuyển sinh năm 2023 cũng được hạ xuống dựa trên những thay đổi về thể chất của những người trẻ tuổi.
Các tiêu chuẩn được hạ thấp gồm giới hạn chiều cao và cân nặng. Ví dụ, phụ nữ phải cao ít nhất 160cm để trúng tuyển vào năm 2022, nhưng giới hạn này đã được hạ xuống 158cm trong năm nay.
Yêu cầu về cân nặng cũng được nới lỏng đối với cả nam và nữ.
Tuy nhiên, các học viện quân sự của Trung Quốc vẫn tuyển sinh nhiều nam hơn. Một số cơ sở, chẳng hạn như Học viện Pháo binh và Phòng không Quân đội PLA , chỉ tuyển sinh nam giới.
Tỉnh Sơn Đông, một trong những nguồn tuyển dụng phổ biến nhất của các học viện quân sự, chỉ có 65 suất dành cho nữ trong khi gần 1.300 suất dành cho nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã nhấn mạnh những thách thức an ninh phức tạp hơn mà Trung Quốc phải đối mặt. Qua đó, ông kêu gọi PLA tập trung vào khả năng chiến đấu, đồng thời nhấn mạnh lại mục tiêu trăm năm của PLA là trở thành lực lượng vũ trang đẳng cấp thế giới vào năm 2027.
Một số người trẻ Trung Quốc tìm mọi cách để bị đuổi việc
Trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp tăng cao, một số người trẻ Trung Quốc đang tìm cách bị đuổi việc để có thể tận hưởng thời gian nghỉ ngơi và nhận tiền bồi thường theo hợp đồng.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, hiện tượng này đã lan rộng đến mức chủ đề "những người trẻ đang mong đợi N 1" đã đứng đầu danh sách tìm kiếm của mạng xã hội Xiaohongshu hôm 14/8. Thuật ngữ "N 1" đề cập đến khoản trợ cấp thôi việc cộng với một tháng lương mà các công ty ở Trung Quốc có nghĩa vụ phải trả cho nhân viên theo luật.
Các mạng xã hội cũng đã chứng kiến làn sóng người trẻ bày tỏ mong muốn bị công ty đuổi việc để được thoát khỏi áp lực và theo đuổi lối sống "tang ping". Trong tiếng Trung, "tang ping" nghĩa là nằm xuống, mô tả lối sống nằm thẳng cẳng, mặc kệ sự đời, thay vì phải làm việc suốt một đời để cống hiến và trang trải cuộc sống.
Trên nền tảng mạng xã hội Douban, một bài viết có tiêu đề "Hôm nay là một ngày khác nghĩ đến chuyện nghỉ việc" đã thu hút sự chú ý. Người có tài khoản @Yongyouyibeikuaileshui cho biết cô mong muốn được công ty sa thải.
Cô gái trẻ nói rằng cô không hài lòng với ban quản lý của công ty, trưởng nhóm, đồng nghiệp và không thể đối mặt với việc quay trở lại thị trường việc làm cạnh tranh của Trung Quốc.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, vấn đề thất nghiệp ở Trung Quốc rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm 16 - 24 tuổi đã đạt mức cao kỷ lục trên 20% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 và chỉ giảm xuống 19,9% trong tháng 7.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã chia sẻ niềm vui sau khi nhận được khoản trợ cấp N 1. Một cô gái trẻ thông báo rằng cô đã "may mắn" nhận được "món quà sa thải N 1" từ công ngay khi nhận được thị thực du lịch vừa nộp đơn.
"Tôi định xin nghỉ phép năm, nhưng bây giờ tôi được nghỉ hè," cô nói.
Một người khác mô tả khoản trợ cấp nghỉ việc của cô là "khoản bồi thường thiệt hại về tinh thần" và "một phần thưởng hoàn hảo".
Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, vốn là điểm đến chính của những người lao động trẻ có trình độ học vấn, đã chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên lớn nhất trong những tháng gần đây.
Theo báo cáo thu nhập của công ty, tập đoàn trò chơi điện tử và nhắn tin Tencent Holdings đã cắt giảm gần 10.000 việc làm từ tháng 3/2022 đến đầu năm nay. Năm ngoái, Công ty thương mại điện tử Alibaba, cũng đã cắt giảm gần 20.000 nhân viên, chiếm 7% lực lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc đang trở thành vấn đề đáng báo động. Nếu so sánh, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại 3 quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt là 6,5%, 6,4%, 4,7%, thì con số tại Trung Quốc đang cao hơn gấp 3 lần. Theo các chuyên gia, xu hướng thất nghiệp năm 2023 chưa có dấu hiệu giảm. Thậm chí Citigroup cho rằng con số này có thể tăng lên mức 25% trong bối cảnh thị trường lao động nước này đón con số kỷ lục 11,6 triệu sinh viên ra trường năm nay.
Song trái ngược với làn sóng tìm cách bị sa thải để được nghỉ việc, những câu chuyện về người trẻ tuổi tạo thêm nhiều ngành nghề mới cũng ngày càng phổ biến ở quốc gia tỷ dân. Họ được coi là niềm hy vọng để tạo thêm nhiều việc làm mới cho thị trường lao động Trung Quốc.
Một sinh viên có biệt danh Phi Phi đến từ thành phố Hàng Châu, tiết lộ cô bắt đầu làm nhiếp ảnh gia kiêm người đồng hành từ tháng 7. Đến nay, cô nhận được 36 đơn đặt hàng và kiếm thêm khoản tiền không nhỏ.
Trước đó vào tháng 7, một phụ nữ 29 tuổi ở Tây Nam Trung Quốc gây chú ý khi chia sẻ "mẹo kiếm tiền" từ nghề mới. Cô gái đưa ra kinh nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch dành cho trẻ nhỏ. Với những kiến thức có được, cô gái dạy trẻ nhỏ nắm bắt kiến thức từ du lịch và trải nghiệm thực tế.
Bùng nổ lớp dạy chui ở Trung Quốc sau khi bị cấm học thêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định cấm triệt để việc dạy thêm vì lợi nhuận, trong nỗ lực giải cứu các thế hệ học sinh nước này khỏi áp lực nặng nề trong việc học, nhưng thị trường "dạy chui" đang bùng nổ. Học sinh xếp hàng chuẩn bị thi đại học ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tháng 6....