Tỷ lệ sử dụng thu phí không dừng tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ đạt 54%
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ thông tin, hiện lưu lượng trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ đang đạt khoảng 70.000 lượt xe/ngày đêm doanh thu đạt 2,2 tỷ; trong đó, số lượng phương tiện sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng ( ETC) là 54%, tăng 14% so với đầu năm.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Ông Vũ Ngọc Oanh cho biết thêm, dự báo trong cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, lưu lượng phương tiện trên tuyến sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 100.000-110.000 lượt phương tiện/ngày đêm.
Về các giải pháp chống ùn tắc dịp nghỉ lễ sắp tới, ông Vũ Ngọc Oánh cho hay, hiện làn thu phí ETC trên tuyến đã có 7 làn, tăng 2 làn so với trước, vì thế lượng xe sẽ được giải tỏa nhanh hơn.
Tuy nhiên, đơn vị cũng đã phối hợp với các lực lượng như công an, thanh tra xây dựng các kịch bản để xử lý nếu có ùn tắc và tai nạn trên tuyến, qua đó đảm bảo lưu thông thuận lợi tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô.
Video đang HOT
Trước đó, báo cáo doanh thu theo định kỳ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, doanh số thu phí năm 2021 của các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đạt trên 606 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vé lượt ở mức cao nhất với gần 546 tỷ đồng, vé tháng đạt hơn 43 tỷ đồng và vé quý đạt trên 16 tỷ đồng.
Về lưu lượng xe trên tuyến, đơn vị này cũng cho hay, trong năm 2021, lưu lượng xe trên tuyến đạt hơn 17 triệu lượt xe. Trong đó, lưu lượng xe ở các làn thu phí thủ công (MTC) vẫn chiếm áp đảo với hơn 11 triệu lượt xe. Trong khi đó, lưu lượng xe ở các làn ETC đạt trên 6 triệu lượt xe.
Theo đánh giá, tuyến dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ nằm ở tuyến cửa ngõ Thủ đô Hà Nội là một trong những tuyến có lưu lượng xe lớn nhất cả nước hiện nay. Ngay trong dịp cao điểm Tết vừa qua, lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, lưu lượng xe trong những ngày này thường đạt khoảng 150.000 xe/ngày đêm, gấp 3 lần so với ngày bình thường.
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội được đầu tư theo hình thức BOT. Tuyến đường dài 29 km với 6 làn, có tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nâng cấp mặt đường hiện hữu 4 làn xe với tổng mức đầu tư 1.973 tỷ đồng, hoàn thành năm 2015; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng lên quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư 4.757 tỷ đồng, hoàn thành năm 2018.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải cũng đã yêu cầu các nhà đầu tư dự án BOT chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý thu, chi. Các nhà đầu tư dự án BOT cần phối hợp với các cơ quan chức năng không để xảy ra việc cản trở hoạt động thu phí và xử lý kịp thời các hành vi gian lận.
Đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng tại các dự án cao tốc
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.
Đó là nội dung tại công văn số 2173/VPCP-CN ngày 8/4/2022 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai thu phí điện tử không dừng tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.
Cũng tại văn bản này, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội; có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.
Không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022
VEC được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, khai thác 5 dự án đường cao tốc gồm cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành và Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Trong 5 dự án nêu trên mới chỉ có tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư, vận hành hệ thống thu phí ETC (15/40 làn) từ ngày 10/6/2020, các tuyến cao tốc khác vẫn triển khai thu phí theo hình thức một dừng.
Trên cơ sở số lượng các làn, lưu lượng xe qua các trạm thu phí và năng lực khai thác của hệ thống thu phí không dừng so với hệ thống thu phí một dừng, VEC tính toán trước mắt phân kỳ đầu tư 140 làn thu phí không dừng sẽ bảo đảm các cao tốc thu phí theo hình thức thu phí ETC đồng bộ, đáp ứng yêu cầu.
Để đẩy nhanh tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, VEC sẽ vận dụng trình tự thủ tục thuê nhà cung cấp dịch vụ như đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với phương án này, tiến độ thực hiện sẽ được đẩy nhanh hơn, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí trong quý II năm 2022, triển khai lắp đặt thiết bị và vận hành hệ thống trong quý III năm 2022.
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, dán thẻ định danh toàn bộ các phương tiện ô tô thuộc phạm vi quản lý; vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động gương mẫu dán thẻ định danh đối với các phương tiện cá nhân để tham gia dịch vụ thu phí ETC, bảo đảm không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022; triển khai thí điểm chỉ thu phí ETC tại tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Cả nước có 2,7 triệu phương tiện dán thẻ thu phí không dừng Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, sau 6 năm triển khai, cả nước hiện có khoảng 2,7 triệu trên tổng số gần 5 triệu phương tiện được dán thẻ thu phí không dừng. Trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà cung cấp dịch...