Tỷ lệ sinh thấp, 93% các nước trên thế giới đối mặt nguy cơ thiếu trẻ em
93% các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với mối đe dọa thiếu trẻ em vào năm 2100 khi tỷ lệ sinh ngày càng thấp.
Liên đoàn Các Hiệp hội Sinh sản Quốc tế (IFFS) cảnh báo mức sinh toàn cầu (số con của mỗi phụ nữ) đang giảm đáng kể. Theo đó, 93% các quốc gia sẽ không có đủ trẻ em để thay thế số người tử vong vào năm 2100. Các nước này sẽ có quá ít người trẻ để làm việc, nộp thuế và chăm sóc người già.
Báo cáo được công bố trên tạp chí Human Reproduction Update chỉ rõ đến năm 2100, hầu hết mọi quốc gia sẽ có mức sinh xuống dưới mức thay thế là 2,1 con.
Mức tăng dân số giảm dần theo thời gian. Tới gần cuối thế kỷ này, mức tăng gần về 0. Ảnh: Daily Mail
Tuy nhiên, ở các nước phát triển, mức sinh đã giảm xuống dưới mức 2,1 từ lâu. Ví dụ, Vương quốc Anh chưa từng có mức sinh trung bình trên 2,1 kể từ đầu những năm 1970. Mức trung bình thường là 1,87 trẻ trên một phụ nữ.
Giáo sư Bart Fauser, chuyên gia về y học sinh sản tại Đại học Utrecht (Hà Lan), cho biết cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp mọi người tiếp cận các phương pháp điều trị sinh sản. “Quyết định lập gia đình là quyền của mỗi người. Nhưng việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sinh sản thường không phù hợp, khó tiếp cận và không công bằng. Điều đó cần phải thay đổi”, ông nói.
Trong 50 năm qua, các chính sách y tế nhìn chung tập trung vào giảm tỷ lệ sinh ngoài ý muốn bằng cách thúc đẩy các biện pháp tránh thai, trong một số trường hợp, tăng cường hợp pháp hóa việc phá thai.
Video đang HOT
“Nhiều chính sách nhằm giảm mức tăng dân số vì lo ngại rằng số người quá đông sẽ dẫn đến tình trạng vệ sinh kém, dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh, di cư ồ ạt, gia tăng bất bình đẳng và tổn hại môi trường dẫn đến ngày tận thế của con người”, các tác giả viết.
Họ cho rằng quan điểm trên đã góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số ở nhiều nơi trên thế giới.
Dân số toàn cầu hiện được dự đoán sẽ đạt đỉnh 9,4 tỷ người vào năm 2064 trước khi sự suy giảm tổng thể bắt đầu. Nhiều quốc gia sẽ có mức giảm dân số hơn 50% từ năm 2017 đến năm 2100 (không tính tới người di cư). Những thay đổi về nhân khẩu học sẽ có các tác động xã hội sâu sắc.
Lý do khiến người dân có ít con hơn ở một số quốc gia rất phức tạp. Một số phụ nữ không sinh con vì muốn tận hưởng sự độc lập mà xã hội hiện đại mang lại. Những người khác chọn sinh con muộn hơn để tập trung vào sự nghiệp.
Vì khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác, điều này dễ dẫn đến việc một số phụ nữ không bao giờ có con hoặc sinh con ít hơn dự kiến ban đầu. Áp lực chi phí sinh hoạt gia tăng, đặc biệt là chi phí chăm sóc trẻ em, gây cản trở cho một số cặp vợ chồng.
Tỷ phú Elon Musk từng đề cập nhiều về nguy cơ thiếu dân số trên toàn thế giới. Năm 2017, ông nói rằng số lượng người trên Trái đất đang “lao dốc nhưng dường nhưng ít người quan tâm”. Năm 2021, ông cảnh báo nền văn minh sẽ “sụp đổ” nếu mọi người không sinh thêm con.
Vị tỷ phú người Mỹ gốc Nam Phi lấy sự suy giảm dân số Nhật Bản là bằng chứng cho mối lo ngại của mình, đồng thời tuyên bố rằng quốc gia này sẽ biến mất hoàn toàn nếu xu hướng đáng lo ngại đó tiếp tục.
Một số quốc gia đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để khuyến khích công dân sinh thêm con. Estonia tặng cho các bậc cha mẹ 60 euro (1,6 triệu đồng) mỗi tháng để sinh một đứa con, 60 euro cho con thứ hai và 100 euro cho con thứ ba. Ngoài ra, các gia đình có 3 con sẽ nhận tiền thưởng 300 euro.
Số ca sinh của Trung Quốc có thể giảm mạnh còn 7 triệu ca trong năm nay
Theo một học giả y tế hàng đầu ở Trung Quốc, số ca sinh của nước này có thể giảm xuống dưới 8 triệu ca trong năm nay, mức thấp kỷ lục và càng làm lu mờ triển vọng nhân khẩu học ảm đạm của đất nước.
Số trẻ sơ sinh ở Trung Quốc đã giảm khoảng 40% trong 5 năm qua. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, tại diễn đàn đổi mới công nghệ y tế hôm 7/8, bà Qiao Jie, Trưởng khoa Khoa học Y tế tại Đại học Bắc Kinh, ước tính số ca sinh trong năm 2023 chỉ ở khoảng 7 triệu đến 8 triệu ca.
Bà nhấn mạnh số trẻ sơ sinh đã giảm khoảng 40% trong 5 năm qua và việc cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ là chìa khóa để tăng tỷ lệ sinh của Trung Quốc.
Minh chứng cho tình hình ngày càng tồi tệ này, bà Quiao cho biết năm 2022, Trung Quốc đã ghi nhận số ca sinh thấp nhất trong lịch sử hiện đại, ở mức 9,56 triệu ca. Đây là năm đầu tiên con số này giảm xuống dưới 10 triệu ca.
Tỷ lệ sinh giảm mạnh của nền kinh tế lớn nhất châu Á trong những năm gần đây đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Có thông tin cho rằng dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người vào năm 2022, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ năm 1961. Hồi tháng 4, Liên hợp quốc cho biết Ấn Độ đang trên đà vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tình trạng suy giảm dân số ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, như xã hội già hóa sâu sắc, nhu cầu về nhà ở và thị trường tiêu dùng giảm, lực lượng lao động bị thu hẹp và những thách thức về lương hưu.
Mặc dù giới chức đã đưa ra rất nhiều biện pháp và khẩu hiệu khuyến khích sinh đẻ, các chuyên gia nhân khẩu học thừa nhận điều đó khó có thể gây tác động ngay lập tức. Họ cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận và thích nghi với tình hình mới.
Bên cạnh đó, bà Qiao chỉ ra rằng khả năng sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng đang là một vấn đề đáng lo ngại. Ở Trung Quốc, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng giảm, tỷ lệ vô sinh gia tăng và tỷ lệ mang thai bất thường cũng cao.
Trẻ em đến khu vui chơi tại một trung tâm thương mại ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, những trở ngại kỹ thuật cũng gây khó khăn cho việc cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ. Hiện nay, các thiết bị y tế hỗ trợ sinh sản đắt tiền vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Bà Qiao cho kêu gọi nhà chức trách cần đầu tư nhiều hơn để tăng cường nghiên cứu phòng chống bệnh tật cho phụ nữ và trẻ em.
Khi tỷ lệ sinh giảm mạnh, số trường mẫu giáo ở Trung Quốc đã giảm 5.610 xuống còn 289.200 trường vào năm ngoái, đánh dấu lần giảm đầu tiên kể từ năm 2008.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, số học sinh đăng ký học mẫu giáo và mầm non cũng đã giảm 3,7% so với một năm trước đó, xuống còn 46,3 triệu vào năm 2022.
Năm ngoái, việc làm ở thành thị của Trung Quốc đã giảm 8,4 triệu xuống còn 459,31 triệu, đánh dấu lần giảm đầu tiên trong vòng 6 thập kỷ. Và khi dân số trong độ tuổi lao động giảm, tỷ lệ tham gia lao động cũng giảm xuống và các công ty phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Ngoài các biện pháp khuyến khích sinh đẻ thông thường như thưởng tiền mặt, nghỉ phép sinh con và trợ cấp nhà ở, chính quyền ở nhiều địa phương Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều chính sách khác nhau để khuyến khích người dân sinh thêm con, nhưng kết quả không khả quan.
Các chuyên gia lập luận rằng các trường đại học ở Trung Quốc nên hỗ trợ các sinh viên học hệ thạc sĩ và tiến sĩ muốn lập gia đình, bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và chính sách phúc lợi phù hợp.
Song trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn và triển vọng mờ mịt, những người trẻ tuổi ở Trung Quốc đang trì hoãn kết hôn và có cách tiếp cận cuộc sống thụ động hơn. Năm ngoái, số lượng người đăng ký kết hôn đã giảm xuống còn 6,83 triệu, đánh dấu mức giảm hàng năm thứ 9 liên tiếp và đạt mức thấp nhất kể từ cuối những năm 1970.
Tăng tỷ lệ sinh - ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 23/1 cảnh báo nước Nhật đang trên bờ vực "mất chức năng xã hội" do tỷ lệ sinh giảm mạnh, do đó đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Chính phủ nước này. Các em bé tham gia cuộc thi bò dành cho trẻ sơ sinh tại Yokohama,ngoại ô Tokyo, Nhật...