Tỷ lệ phá sản toàn cầu xô đổ kỷ lục thời khủng hoảng tài chính năm 2008
Lãi suất cho vay tăng kéo dài cùng với sự chấm dứt của các biện pháp hỗ trợ thời dịch COVID-19 đã gây tác động lên các doanh nghiệp.
Ảnh minh họa: Bloomberg Creative Photos
Tờ Financial Times hôm 19/12 trích dẫn dữ liệu từ các văn phòng thống kê quốc gia đưa tin lĩnh vực doanh nghiệp trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng phá sản, vốn xảy ra với tốc độ hai con số chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua.
Tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở Mỹ tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái trong 12 tháng tính đến tháng 9. Trong khi ở Đức, nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), số vụ phá sản đã tăng 25% từ tháng 1 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm trước.
Trên khắp EU, số công ty phá sản đã tăng 13% trong 9 tháng tính đến tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất trong 8 năm.
Video đang HOT
Vào tháng 10, Pháp, Hà Lan và Nhật Bản đã xảy ra số vụ phá sản tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Với phần lớn thành viên là các quốc gia giàu có, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gần đây cũng báo cáo rằng ở một số quốc gia thành viên, bao gồm các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan, tỷ lệ phá sản đã vượt mức xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Anh và xứ Wales cũng chứng kiến tình trạng vỡ nợ cao nhất kể từ năm 2009 vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay.
Ông Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại công ty tài chính Capital Economics, nói với Financial Times rằng xu hướng này đã chủ yếu là do tình hình lãi suất cơ bản cao hơn và do các công ty được gọi là “xác sống”. Các công ty này vốn vượt qua thời khó khăn do COVID-19 chỉ nhờ sự hỗ trợ của chính phủ.
Nhiều chương trình hỗ trợ lớn của chính phủ dành cho các công ty và hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch phần lớn đã bị hủy bỏ, trong khi các ngân hàng trung ương liên tục nâng lãi suất để nỗ lực kiềm chế lạm phát đang gia tăng.
Theo chuyên gia, xu hướng phá sản ồ ạt sẽ tiếp diễn do nhiều doanh nghiệp phải tái cấp vốn nợ với lãi suất cao hơn trong những tháng tới, bất chấp khả năng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương được dự báo đã lên đến đỉnh điểm.
Ngân hàng trung ương Canada sẵn sàng can thiệp nếu khủng hoảng tài chính
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) ngày 1/4 cho biết, họ đã có những phương án để bảo vệ các ngân hàng thương mại khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính, trong trường hợp cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay ở Mỹ và châu Âu lan tới nước này.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Canada tại Ottawa. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên BoC bình luận về tình trạng hỗn loạn của các ngân hàng bên ngoài. Ngân hàng cũng nói thêm họ không cho rằng sẽ phải có hành động can thiệp.
Phó Thống đốc Toni Gravelle nói rằng, BoC sẽ sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện căng thẳng nghiêm trọng trên toàn thị trường và sẽ cung cấp việc hỗ trợ thanh khoản cho toàn hệ thống.
Ông này cũng đề cập tới sự cố sụp đổ của hệ thống lương hưu tại Anh hồi năm ngoái, cho hay BoC được chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc khủng hoảng kiểu như vậy. Theo ông, BoC có thê cung cấp thanh khoản không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà còn cho các quỹ hưu trí và các tổ chức khác phải đối mặt với những căng thẳng về tài chính.
Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn ở Mỹ như Silicon Valley Bank và Signature Bank, tiếp đến là vụ giải cứu Credit Suisse của UBS tại Thụy Sỹ đang khiến BoC phải theo dõi chặt chẽ về khả năng những căng thẳng trên có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng. Hiện tại, tình trạng hôn loạn trong ngân hàng ở Mỹ dường như đã được kiểm soát. Hệ thống tài chính về tổng thể vẫn đứng vững bất chấp sự thất bại của các ngân hàng.
Tuy nhiên, ông Gravelle nói rằng nếu có một cuộc khủng hoảng lớn khác mà ngân hàng không thể giải quyết thông qua các công cụ hỗ trợ của mình và bị cuốn vào những tình huống khẩn cấp, BoC có thể phải nhờ tới những biên pháp quy mô lớn hơn như mua bán trái phiếu của Chính phủ Canada.
Ông cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và giai đoạn ban đầu của đại dịch COVID-19 là những ví dụ về việc BoC có thể can thiệp và rút ra được những bài học cho tương lai.
Về việc quản lý các biện pháp đặc biệt trong đại dịch, ông Gravelle cho rằng ngân hàng trung ương sẽ tìm cách truyền đạt tốt hơn chương trình nới lỏng định lượng của mình tới công chúng, phân biệt rõ ràng giữa việc mua tài sản cho hoạt động thị trường và mua tài sản cho chính sách tiền tệ.
Vào lúc cao điểm, BoC nắm giữ khoảng 440 tỷ CAD (khoảng 295,91 tỷ USD)trái phiếu chính phủ - con sô này hiện giảm xuông còn khoảng 200 tỷ CAD. Ông Gravelle khẳng định rằng việc siết chặt định lượng sẽ ngừng hoạt động khi lượng trái phiếu được nắm giữ vào khoảng từ 20 tỷ đến 60 tỷ CAD.
Những khác biệt khiến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 khó tái diễn Từ ngày 8/3 tới nay, thế giới đón nhận một loạt tin sốc, từ sự sụp đổ của một ngân hàng nhỏ ít ai để ý là Silvergate Bank, tới sự sụp đổ của ngân hàng đứng thứ 16 tại Mỹ - Silicon Valley Bank (SVB) và gần đây nhất là việc ngân hàng có tính chất toàn cầu Credit Suisse của Thuỵ...