Tỷ lệ nợ xấu nội bảng các ngân hàng đến cuối tháng 8/2020 ước tính ở mức 1,96%
Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được 1.113,81 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Theo đó, DCM sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2019 với tỷ lệ 6%, tương đương 1 cổ phiếu được nhận 600 đồng. Thời gian thực hiện là 23/11/2020. Với 529,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 317,6 tỷ đồng để trả cổ tức lần này.
Ngày 29/10/2020, DCM sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền năm 2019
Video đang HOT
Do hưởng lợi từ giá dầu giảm kéo theo giá khí đầu vào thấp hơn giá kế hoạch, cùng với việc tận dụng tốt cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn thấp điểm của sản xuất nông nghiệp trong nước, lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, DCM ước đạt lợi nhuận sau thuế 449 tỷ đồng, vượt rất nhiều so với kế hoạch (kế hoạch năm 2020 là 50,43 tỷ đồng). DCM cũng đang xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong tháng 8, Nhà máy Đạm Cà Mau đã thực hiện dừng máy để bảo dưỡng cơ hội. Do tình hình thiết bị còn tương đối tốt, giúp giảm bớt một số phần việc, DCM đã rút ngắn thời gian bảo dưỡng tổng thể 2 ngày. Công tác bảo dưỡng đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Sau bảo dưỡng, Nhà máy Đạm Cà Mau đạt công suất tối đa khá nhanh. DCM dự kiến nâng công suất nhà máy thêm 2% lên 112% công suất để tăng lượng tiêu thụ khí, tận dụng cơ hội thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Với việc duy trì công suất vượt thiết kế, DCM đảm bảo cân đối sản lượng xuất khẩu và cho vụ Đông Xuân.
Trên thị trường, cổ phiếu DCM hiện giao dịch quanh mức 12.550 đồng/cổ phiếu (16/10), đạt mức giá cao nhất kể từ đầu năm (tăng mạnh hơn 90% so với mức giá 6.500 đồng hồi đầu năm) và tăng hơn 136% từ mức đáy 5.300 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 3.
Trích lập dự phòng tăng 14%, lãi ròng 9 tháng của MB vẫn tăng 7%
Ngân hàng Quân đội (MB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với lãi ròng 9 tháng ghi nhận 6.596 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Nợ xấu của MB tăng 39% so với hồi đầu năm. Ảnh: ST
Cụ thể, thu nhập lãi thuần quý 3/2020 của MB đạt gần 5.165 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 59% lên 795 tỷ đồng.
Trong khi đó, lãi thuần từ hoạt động ngoại hối giảm 5% xuống 178 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn cũng giảm 4% xuống 156 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh khác giảm 53% còn 425 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động quý 3 đạt 6.735 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần gần 3.900 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2019. Song nhờ chi phí dự phòng rủi ro giảm 33% nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng xấp xi 10%, lên mức 3.015 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 2.423 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng, MB đã trích lập dự phòng rủi ro 4.193 tỷ đồng, tăng 14% so với 9 tháng năm 2019. Lãi trước thuế 8.134 tỷ đồng, tăng 7%, tương đương 90% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 7%, đạt 6.596 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của MB ở mức 427.175 tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm 2019. Cho vay khách hàng đạt gần 268.641 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó có 4.035 tỷ đồng nợ xấu, chiếm tỷ lệ 1,5% tổng dư nợ, tăng 39% so với đầu năm.
Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 1.982 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với thời điểm đầu năm. Nợ nghi ngờ cũng tăng 13%, lên 1.016 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng "vượt đèn đỏ" hạn mức tín dụng Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi tới Quốc hội khóa XIV về công tác kiểm toán năm 2020 cho thấy, một loạt ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt hạn mức (room) được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các ngân hàng được "điểm danh" gồm Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) 3.153 tỷ đồng;...