Tỷ lệ cổ phần chào bán thành công qua HNX đạt 97,9%
Trong 11 tháng năm 2020, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 13 phiên đấu giá thoái vốn. Số cổ phần trúng giá đạt 52,6 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ thành công đạt 97,9%.
Kiểm tra kết quả tại một phiên đấu giá bán cổ phần tại HNX. Ảnh: Internet
Tháng 11-2020, hai phiên bán đấu giá thoái vốn diễn ra tại HNX là của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội ( Viettel) tại Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Công ty cổ phần Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Theo HNX, tổng khối lượng cổ phiếu chào bán đạt hơn 10,27 triệu cổ phần, số cổ phần trúng giá đạt hơn 10,27 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ thành công đạt 100%. Số tiền thu được qua hai phiên đấu giá đạt hơn 609,8 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt hơn 507 tỷ đồng, chênh lệch so với giá trị tính theo giá khởi điểm đạt hơn 2 tỷ đồng.
Trong 11 tháng năm 2020, HNX đã tổ chức 13 phiên đấu giá, trong đó tất cả đều là phiên đấu giá thoái vốn. Tổng số cổ phần chào bán đạt 53,7 triệu cổ phần, số cổ phần trúng giá đạt 52,6 triệu cổ phần, tương ứng với tỷ lệ thành công đạt 97,9%, tổng số tiền trúng giá đạt hơn 1.645 tỷ đồng.
Viettel tiếp tục thoái hơn 15% vốn VTK sau VTP và CTR
Viettel vừa công bố thông tin chi tiết về việc thoái hơn 15% vốn tại Công ty Tư vấn thiết kế Viettel.
Cụ thể, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đăng ký bán đấu giá 630.748 cổ phiếu, tương đương 15,16% vốn Tư vấn thiết kế Viettel (VTK).
Giá khởi điểm cho VTK là 27.500 đồng/cp, thấp hơn 4% so với thị giá ngày 11/11. Theo đó, Viettel dự thu tối thiểu 17 tỷ đồng. Nếu phiên đấu giá diễn ra thành công, Viettel sẽ giảm sở hữu VTK từ 68% xuống 52,84%.
Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào 14h00 ngày 10/12 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Tư vấn Thiết kế Viettel với tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế trực thuộc Viettel. Vào năm 2006, Xí nghiệp chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Tư vấn thiết kế Viettel. Đến năm 2010, công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Đơn vị này đã thiết kế 5 đường trục cáp quang Bắc-Nam, tổng chiều dài trên 8.500 km, gần 190.000 km cáp quang rẽ nhánh và thiết kế trên 45.000 trạm BTS, trên 10.000 tuyến Viba...
Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất của đơn vị này đều tăng trưởng âm. Theo đó, lợi nhuận năm 2018 giảm 2,9% xuống 17,9 tỷ đồng, năm 2019 cũng giảm 10,5% xuống 16 tỷ đồng. Công ty dự kiến kế hoạch 220 với doanh thu là 136 tỷ, lợi nhuận hơn 16 tỷ và cổ tức từ 15-20%.
Năm 2020, công ty cũng dự kiến trả cổ tức từ 15-20% dù nền kinh tế nói chung bị tác động mạnh của đại dịch Covid-19.
Theo công bố, VTK định hướng đến năm 2025 doanh thu sẽ đạt 200-350 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 30-40 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức ổn định 10-20%/năm giai đoạn 2020-2025.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Viettel đã liên tiếp thông báo thoái vốn tại Viettel Post (VTP), Tổng công ty Công trình Viettel (CTR) và Tư vấn thiết kế Viettel (VTK). Ước tính, toàn bộ các phiên đấu giá diễn ra thành công, Viettel có thể thu về 880 tỷ đồng.
Thoái vốn, Viettel chọn đúng "điểm rơi" Dòng tiền rẻ dự kiến tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán trong bối cảnh lãi suất thấp và kỳ vọng kinh tế hồi phục tốt sẽ thúc đẩy thanh khoản và giá chứng khoán tăng, tạo điều kiện cho hoạt động thoái vốn nhà nước. Gần đây, thông tin Tập đoàn Viettel thoái vốn tại nhóm công ty con gồm VTP,...