“Tỷ lệ 1/3 dự án bị loại nói lên chất lượng quy hoạch thủy điện!”
“Kết quả loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện khỏi quy hoạch thể hiện sự tích cực của cơ quan chức năng. Tỷ lệ đến 34% dự án bị loại nói lên phần nào chất lượng quy hoạch thủy điện” – Phó Chủ nhiệm UB KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy bình luận.
Vấn đề quy hoạch, xây dựng thủy điện đã được Quốc hội yêu cầu Chính phủ thông tin qua nhiều kỳ họp, nhưng báo cáo gần đây nhất gửi đến Quốc hội kỳ này dường như vẫn chưa thỏa mãn các đại biểu. Con số báo cáo hơn 400 dự án được loại bỏ khỏi quy hoạch có làm an lòng dân khi các sự cố hồ đập vẫn liên tiếp xảy ra, sau mỗi đợt bão lụt?
Tôi nghĩ chủ đề về phát triển thủy điện là một chủ đề nóng được rất nhiều đại biểu quan tâm qua các kỳ họp. Xem xét báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra lần này có thể đánh giá được cụ thể hơn rất nhiều vấn đề, từ việc loại bỏ các quy hoạch, xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc tham gia thực hiện quy hoạch này và các phương hướng tham gia trong thời gian tới. Tôi rất hi vọng có các giải pháp thực thi theo hướng đề xuất, việc phát triển thủy điện sẽ nề nếp hơn và đạt kết quả như mong muốn.
Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy
Việc loại bỏ thủy điện không đảm bảo trong quy hoạch hay siết lại cấp phép đầu tư thủy điện… đều là những việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống thủy điện trong tương lai, nhưng vấn đề cấp thiết hiện tại là xử lý những hồ đập đang sử dụng vì mỗi trận bão lũ qua lại thấy những hậu quả nhãn tiền?
Thực ra, với khoảng 7.000 hồ chứa nói chung thì chỉ gần 300 hồ là hồ chứa thủy điện, còn lại là hồ chưa thủy lợi. Tùy theo chức năng của các hồ thì có các bộ khác nhau như Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương quản lý. Trong thời gian vừa qua, một số thủy điện ở miền Trung đã gây những sự cố bất thường nhưng chúng tôi thấy ngoài vấn đề này thì cũng không ít hồ chứa thủy lợi cũng xảy ra những hiện tượng, sự cố mất an toàn. Phân tích vấn đề từ đó để phân định trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào việc này.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến vẫn nghi ngại hệ thống các công trình hồ đập thủy điện hiện tại đang vận hành cũng chưa phải đã yên tâm vì theo phân cấp, các địa phương cũng có nhiều dự án mà việc quản lý ở cấp này không chặt chẽ bằng cấp trên?
Việc rà soát của Chính phủ vừa qua cũng đã loại ra được 424 dự án, trong đó có 6 thủy điện vừa còn lại 418 thủy điện nhỏ. Kết quả đó cũng đã nói lên sự chủ động của cơ quan chức năng. Nhưng tôi thấy, rõ ràng bên cạnh mặt tích cực nhìn được từ việc rà soát này thì cũng cần thấy thực tế đến 34% dự án có thể loại bỏ trong quy hoạch hệ thống thủy điện. Con số này đã nói lên phần nào chất lượng quy hoạch thủy điện, nhất là thủy điện nhỏ.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, chúng tôi cũng thấy việc rà soát đánh giá các công trình đã có trong quy hoạch cần được xem xét lại, làm thế nào cho đúng quy trình. Ngoài ra không chỉ có các dự án tiềm năng mà các dự án đã triển khai, sắp đi vào hoạt động thì cũng cần tiếp tục rà soát nữa. Đây là công việc phải làm thường xuyên theo luật định chứ không phải xong rồi là dừng. Yêu cầu là nhấn mạnh cả những công trình đang hoạt động chứ không chỉ các dự án tiềm năng.
Với những hồ đập đang hoạt động, đã có số liệu thống kê cụ thể về tỷ lệ hồ đập yếu, có nguy cơ mất an toàn?
Theo báo cáo của Chính phủ thì cơ quan chức năng đã phân loại khá rõ ràng, với những hồ chứa thủy điện vừa và lớn, cơ bản đã tuân thủ tương đối tốt các quy định, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, với công trình nhỏ thì còn nhiều hạn chế khi chủ đầu tư thường chỉ quan tâm nhiều đến hiệu quả phát điện, các vấn đề khác nhìn chung chưa tốt.
Qua những sự cố thủy điện đã xảy ra có thể thấy những yếu tố để đảm bảo chất lượng, an toàn của công trình nhà nước lại “lỏng tay” quản mà giao toàn quyền cho chủ đầu tư, từ việc thiết kế, mời tư vấn giám sát, thi công… Như vậy nghĩa là trách nhiệm lớn nhất đối với sự an toàn của người dân – trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đã bị bỏ qua?
Nói vậy không hoàn toàn đúng. Việc đầu tư một dự án thủy điện có 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là đầu tư xây dựng, giai đoạn 2 là vận hành khai thác. Vấn đề an toàn hồ đập phụ thuộc vào cả ở hai khâu đó.
Vai trò của quản lý nhà nước thể hiện nhiều ở giai đoạn 1. Thực tế vừa qua, việc đầu tư xây dựng công trình thì đúng là giao khá nhiều quyền chủ động cho chủ đầu tư. Nhưng như vậy cũng không sai vì theo quy định, chủ đầu tư chỉ phải xin ý kiến cơ quan quản lý chuyên ngành về thiết kế cơ sở thôi, để tránh việc gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên Luật Xây dựng sửa đổi sẽ trình ra Quốc hội kỳ này cũng ghi nhận nguyên tắc, giao quyền cho chủ đầu tư thì phải thẩm định kỹ năng lực của đơn vị này cũng như các chủ thể khác tham gia vào toàn bộ quá trình lập dự án, đầu tư xây dựng.
Xin cảm ơn ông!
Với việc xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, đây một sự cố hết sức bất thường và đáng tiếc. Nhưng trong cái rủi có cái may vì qua sự cố này, các chủ thể liên quan trong quá trình xây dựng và phát triển thủy điện để có cảnh báo cần thận trọng hơn rất nhiều với tất cả các ngành, từ khâu lập đến thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình nói chung chứ không chỉ thủy điện. Viện Hàn lâm khoa học VN (trực tiếp là Viện địa chất học) đã có những nghiên cứu hết sức sát sao và cụ thể để đánh giá mức độ an toàn, để quyết định việc vận hành khai thác của công trình. Được biết, hiện nay Thủ tướng vẫn chưa có kết luận cuối cùng, mới chỉ cho hồ tích nước ở mức độ thấp, tức là vẫn đặt trong tình trạng tiếp tục theo dõi và đánh giá độ an toàn của công trình.
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Động đất ở Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Còn dưới nhiều mức giới hạn an toàn của đập
Sáng 30.10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) đã trả lời báo chí một số vấn đề về dự án thủy điện Sông Tranh 2 và việc tác động của công trình thủy điện đến môi trường. Theo Phó Thủ tướng thì Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ những công trình không đảm bảo môi trường và có tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.
Thưa Phó Thủ tướng, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 vẫn khiến người dân Quảng Nam và nhiều ĐBQH chưa yên tâm. Xin Phó Thủ tướng nói rõ hơn về nội dung này.
- Với sự cố xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ đã giao cho các bộ, hội đồng giám sát quốc gia và cả tư vấn quốc tế đánh giá thực trạng như thế nào để xử lý. Qua quá trình giám sát, đánh giá, nổi lên 2 việc.
Thứ nhất là hiện tượng thấm nước, đến nay đã xử lý được 99,9%. Vấn đề thứ 2 là ổn định thân đập. Việc này đã thuê tư vấn quốc tế đánh giá. Các kết luận đều khẳng định tiêu chuẩn về thiết kế bảo đảm, các số liệu về ổn định đập đều vượt chỉ tiêu cho phép, kể cả về số liệu động đất. Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã công bố đầy đủ việc này.
Tuy nhiên, thời gian qua liên tục xảy ra động đất ở khu vực Sông Tranh 2, qua nghiên cứu đã khẳng định động đất là động đất kích thích. Chính phủ đã quyết định không tích nước để theo dõi xem phản ứng của động đất kích thích với sự xuất hiện của hồ chứa thế nào.
Thiết bị chuyên dùng được đặt tại trạm quan trắc thuộc Ban điều hành thuỷ điện Sông Tranh 2.
Chính phủ cũng đã giao cho Viện Vật lý địa cầu lắp các trạm địa chấn với đủ các thiết bị quan trắc để theo dõi, đồng thời cũng giao viện này tiếp tục mời chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát đánh giá những đứt gãy, nền địa chất. Có ý kiến cũng cho rằng công trình đã hoàn thiện mà không đưa vào sử dụng thì sẽ lãng phí, nhưng chúng ta vẫn xác định phải đặt sự an toàn lên trên hết. Nếu loại bỏ hết các nghi vấn thì sẽ đưa vào hoạt động cho dù đến nay các kết quả giám định đều khẳng định là tốt, nhưng động đất vẫn đang xảy ra, thế thì vẫn cần tiếp tục theo dõi và chưa đưa vào hoạt động.
Trước khi có dự án này, khu vực này trong vòng 100 năm mới chỉ xảy ra 8 trận động đất, nhưng sau khi công trình hoàn thành và tích nước thì đã xảy ra tới trên 60 trận động đất lớn nhỏ, vậy có phải là do công tác khảo sát ban đầu chưa đánh giá được tác động của công trình?
- Trong tính toán không ai lường hết được, nhất là động đất kích thích. Người ta vẫn nói một hồ chứa khi tích nước sẽ gây động đất kích thích, nhưng có hồ chứa thì xảy ra hiện tượng này, có hồ thực tế không xảy ra. Việc đó phụ thuộc điều kiện địa chất khu vực có công trình xây dựng.
Về nguyên tắc, nếu đã động đất kích thích thì thường không vượt qua mức động đất chỉ đạo và có xu hướng tắt dần theo thời gian. Chúng ta có cả nghìn hồ mà không phải hồ nào cũng gây ra động đất kích thích. Chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm là nếu có động đất kích thích nó sẽ tắt dần theo thời gian, nên giờ cần phải theo dõi đánh giá. Nếu vượt giá trị cực đại thì phải xem xét hết sức nghiêm chỉnh và công trình không thể đưa vào vận hành được.
Khi chúng ta thiết kế thủy điện này đã tính toán rất nhiều số liệu về động đất, ngoài ra còn số liệu hết sức quan trọng đối với an toàn đập là gia tốc nền. Gia tốc nền ở đây theo thiết kế 150, nhưng khi thực hiện và được thử nghiệm lên đến 250. Còn vừa qua, trận động đất 4,6 độ richter là tương đương với gia tốc nền 108. Như vậy là còn dưới nhiều mức giới hạn đập có thể chịu đựng được. Chính vì thế động đất 4,6 độ richter vừa rồi thì khi kiểm tra cũng không thấy có dấu hiệu tác động gì đến đập.
Sau khi xảy ra sự cố ở Sông Tranh 2, một số ý kiến ở tỉnh Đồng Nai đã đề nghị nên dừng dự án thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai vì tác động môi trường quá lớn, quan điểm của Chính phủ thế nào về việc này?
- Đó là một ý kiến kiến nghị và đó cũng là một yếu tố đầu vào cho hội đồng thẩm định. Có rất nhiều yếu tố ở đây. UBND địa phương trên cơ sở quy hoạch nếu thấy các yếu tố tác động đến dự án thì hoàn toàn có quyền đề nghị dừng không làm công trình. Kể cả việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đã qua, nhưng khi di dân không tìm được đất hay ổn định dân cư không bảo đảm hay đất sản xuất mất nhiều quá không bố trí bù lại được thì cũng có thể yêu cầu không thực hiện, dù hiệu quả có thể tốt, động đất không có, địa chất ổn định... Những yếu tố thấy không đảm bảo được thì địa phương có quyền đề nghị.
Đặt ra tình huống nếu công trình được đầu tư rồi nhưng khi vận hành lại gây ra tác động môi trường lớn, vậy liệu Chính phủ có kiên quyết loại bỏ hay không, thưa Phó Thủ tướng?
- Nếu công trình đã xây dựng rồi nhưng sau đó thấy tác động tới môi trường, đời sống xã hội của nó lớn thì trước hết cần xem xét xem có cách nào khắc phục được không. Nếu tất cả các biện pháp được xét đến đều không được thì buộc phải đình chỉ công trình, vì bảo vệ môi trường và đời sống người dân là số một. Chúng ta đã có nhiều công trình làm vậy rồi, đã hoàn thành, thậm chí đã hoạt động nhiều năm nhưng khi xây thì không có dân, sau đó dân mới đến sống xung quanh rồi gây ô nhiễm thì mình cũng phải di dời công trình ấy.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo laodong
Hồ chứa không đảm bảo không được tích nước Là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị về tăng cường quản lý các hồ chứa vừa ban hành. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng... UBND các tỉnh, thành phố nơi có hồ chứa phải phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng Bộ,...