Tỷ giá USD/VND: Áp lực tăng từ thâm hụt thương mại?
Các chuyên gia SSI cho rằng, thông tin cán cân thương mại bị thâm hụt 1,01 tỷ USD lũy kế đến nửa đầu tháng 5/2019 có thể ảnh hưởng lớn đến diễn biến tỷ giá.
Tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Theo số liệu vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, trong tuần từ ngày 20-24/5, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục tăng thêm 12 đồng lên mức 23.066 đồng/USD.
Đà tăng của tỷ giá trung tâm cũng kéo theo đà tăng trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể, tỷ giá giao dịch USD/VND tăng mạnh với mức tăng 80 đồng/USD trên ngân hàng, lên mức 23.335/23.455 và 90 đồng/USD ở thị trường tự do, lên mức 23.410/23.430.
Đánh giá nguyên nhân khiến tỷ giá tăng trong thời gian qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết, tỷ giá tăng trong những ngày qua chủ yếu do những thông tin mới gần đây về đàm phán thương mại Mỹ-Trung làm gia tăng quan ngại thị trường về khả năng xung đột thương mại quốc tế diễn biến tiêu cực.
Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng nhận định, việc đồng CNY tiếp tục giảm giá trong một số ngày từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động mạnh tới tâm lý thị trường ngoại tệ trong nước, từ đó gây áp lực tới tỷ giá.
Thực tế cũng cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 0,8%, trong khi USD/CNY đã tăng tới 2,5%.
Video đang HOT
Diễn biến cán cân thương mại và FDI
Còn theo các chuyên gia SSI, ngoài các nguyên nhân trên, thông tin cán cân thương mại nửa đầu tháng 5 của Việt Nam thâm hụt 1,85 tỷ USD khiến cho con số lũy kế từ đầu năm chuyển sang thâm hụt 1,01 tỷ USD cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá.
“Chúng tôi nhận thấy từ 2012 đến nay, tháng 5 luôn là tháng nhập siêu của Việt Nam, diễn biến vừa qua cũng chỉ theo chu kỳ nhập khẩu. Phần lớn các mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu nên đây có thể coi là tín hiệu tích cực cho sản xuất và xuất khẩu của Việt nam trong tương lai gần” các chuyên gia của SSI bình luận.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của công ty này cũng nhận định nguồn cung ngoại tệ từ các thương vụ M&A cùng dự trữ ngoại hối hiện tại là đủ để bình ổn thị trường. Các yếu tố quốc tế cũng khó có thể diễn biến xấu hơn nên tỷ giá sẽ vẫn dao động trong mục tiêu kiểm soát từ đầu năm.
Đáng chú ý, trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất thì máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau máy vi tính, sản phẩm và điện tử. Và riêng 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,4 tỷ USD mặt hàng này từ Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại một diễn biến liên quan, từ đầu năm đến ngày 20/5/2019, Trung Quốc đang đứng thứ tư về quốc gia có tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam (FDI), với khoảng 2,02 tỷ USD.
Theo vneconomy.vn
Bắt đáy trước rủi ro khó dự báo
Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật, giá nhiều cổ phiếu bắt đầu tiếp cận ngưỡng cản kỹ thuật khi gần chạm mức đáy một năm qua.
Chẳng hạn, ở nhóm cổ phiếu mang tính thị trường, các mã DXG, LDG, HBC... đã chạm mức thấp nhất, trong khi các cổ phiếu cơ bản như HPG, MBB, TCM, HCM... dù chưa chạm đáy, song cũng đang ở mức giá thấp với biên độ biến động giá tương đối hẹp, lượng cung cũng không cao do áp lực bán cắt lỗ hay margin không quá lớn.
Thị giá nhiều cổ phiếu đã xuống thấp, nhưng thanh khoản thị trường vẫn èo uột cho thấy tâm ý e ngại của nhà đầu tư ở thời điểm này.
Hiện đang có thêm những thông tin khó lường xoay quanh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng tới các nền kinh tế trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều tác động. ây được cho là lý do chính khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn bắt đáy lúc này.
Tỷ giá đã có những biến động mạnh sau tháng Tư khá bình ổn và điều này là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại. Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung diễn biến căng thẳng và không dễ đi đến đàm phán thành công là nhân tố tạo thêm rủi ro mới cho tỷ giá.
Cập nhật về tác động tới tỷ giá, Công ty Chứng khoán SSI phân tích, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nên biến động của đồng Nhân dân tệ sẽ có tác động nhất định đến tiền đồng. Bên cạnh đó, nguồn cung USD trong nước cũng bắt đầu hạn chế hơn khi cán cân thương mại chuyển sang thâm hụt 550 triệu USD trong tháng Tư.
Rủi ro với tỷ giá USD/VND đang gia tăng, nhưng vẫn có cơ sở để tin tưởng tỷ giá sẽ tiếp tục được kiểm soát, bởi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có kinh nghiệm điều hành sau thời điểm biến động trước đó.
ồng thời, dự trữ ngoại hối hiện đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, triển vọng gia tăng nguồn vốn gián tiếp nước ngoài (FII) từ những thương vụ bán vốn lớn và Trung Quốc sẽ phải có biện pháp mạnh nhằm kiểm soát đồng nội tệ như đã từng làm trong năm 2018. Một khi áp lực gia tăng, lãi suất tiền đồng có thể điều chỉnh như một công cụ để ổn định tỷ giá.
Mùa ại hội đồng cổ đông cũng như thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I/2019 đã qua đi. Thị trường chứng khoán hiện đang ở thời điểm thiếu vắng thông tin hỗ trợ, đặc biệt là các rủi ro khó lường từ diễn biến kinh tế thế giới.
Yếu tố rủi ro chưa được đánh giá rõ ràng được cho là yếu tố chính khiến nhà đầu tư đứng ngoài thị trường thời gian qua, bởi một cổ phiếu dù đã rẻ vẫn có thể rẻ hơn khi thị trường được định giá lại tương ứng với những rủi ro, thông tin mới.
Bên cạnh những rủi ro, Việt Nam cũng được đánh giá sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi đón làn sóng đầu tư nước ngoài gia tăng. Thực tế, bất động sản công nghiệp vẫn đang tăng giá, các địa phương lân cận các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... tiếp tục có động lực phát triển lớn hơn nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo đó, một lớp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ, logistic... dự báo sẽ trỗi dậy trong thời gian tới và những doanh nghiệp niêm yết có sự chuyển dịch sang lĩnh vực này có cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ.
iều này có thể dự đoán khi dòng vốn đầu tư nước ngoài đang hướng tới hoạt động M&A, mua cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ phụ trợ, logistic..., đặc biệt là vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc.
Hiện tại, rủi ro đối với thị trường được nhìn nhận chủ yếu trong ngắn hạn. Về dài hạn, chưa có yếu tố rõ ràng có thể tác động tiêu cực đến ổn định vĩ mô và thay đổi căn bản tiềm năng phát triển của doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, thị trường chứng khoán sẽ sôi động trở lại khi tâm lý e ngại rủi ro trên thị trường qua đi.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Ngân hàng, bất động sản kéo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết quý 1/2019 chậm lại, vẫn có DN lãi gấp 10 lần Trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn HoSE giảm 2,2% trong quý 1/2019 so với cùng kỳ năm trước thì các doanh nghiệp trên sàn Hà Nội tăng trưởng 17% đặc biệt nhóm HNX30 đạt mức tăng gần 30% và Upcom tăng 15,7%. Theo thống kê của Bộ phận phân tích khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán SSI, tính...