Tỷ giá USD hôm nay 9/7: USD đảo chiều suy giảm
Tỷ giá USD hôm nay 9/7 suy giảm do chịu áp lực từ những tín hiệu rút dần các gói nới lỏng định lượng của Mỹ.
Đầu giờ sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,30 điểm.
Tỷ giá USD hôm nay suy giảm do chịu áp lực giảm từ những tín hiệu rút dần các gói nới lỏng định lượng của Mỹ.
Tỷ giá USD hôm nay suy giảm.
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn 4 tháng cũng khiến USD suy yếu.
Hiện tại, thị trường đang kỳ vọng thời gian biểu cho việc cắt giảm làn sóng mua trái phiếu sẽ được nêu ra trong biên bản họp của FED.
Video đang HOT
Theo FED, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Mỹ đã kìm hãm dịch COVID-19. Các hoạt động kinh tế và thị trường việc làm đang mạnh dần lên, dù lạm phát tăng, song hầu như phản ánh các yếu tố nhất thời. Tình hình đang cho thấy sự lạc quan nhưng cũng nói lên triển vọng kinh tế Mỹ gắn chặt với quá trình tiêm chủng và những rủi ro vẫn luôn tồn tại.
Các thành viên của FED sẽ sử dụng đầy đủ công cụ để hỗ trợ nền kinh tế quốc nội trong thời điểm đầy thách thức hiện tại. FED khẳng định lại mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng việc làm tối đa và đạt được lạm phát dài hạn ổn định ở mức mục tiêu 2%.
Tại thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch ngày 8/7, tỷ giá USD/VND ở ngân hàng phổ biến quanh mức: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD (mua – bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD. Vietinbank: 22.910 đồng/USD và 23.110 đồng/USD. ACB: 22.930 đồng/USD và 23.090 đồng/USD.
Thế giới ghi nhận 186 triệu ca mắc, trên 4 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/7, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đã vượt qua 186 triệu ca, trong khi số ca tử vong hiện là 4.020.561 ca.
Hơn 170 triệu người đã phục hồi và 77.869 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca nhiễm ở châu Á cao nhất thế giới (hơn 57 triệu ca), vượt xa số ca nhiễm ở khu vực đứng thứ hai là châu Âu (48 triệu ca). Trong khi đó, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận hơn 40,8 triệu ca nhiễm và Nam Mỹ có hơn 33,6 triệu ca. Tuy nhiên, thứ tự trên có thay đổi khi xét về số ca tử vong: châu Âu ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (1.110.248 ca), tiếp đến là Nam Mỹ với hơn 1 triệu ca, Bắc Mỹ là 922.452 ca trong khi châu Á là 811.014 ca.
Tại châu Á, Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất châu lục và thứ hai thế giới, với hơn 30,7 triệu ca, trong đó có 405.057 ca tử vong. Tuy nhiên, so với tháng 5 và 6 vừa qua, số ca mắc theo ngày tại nước này chỉ còn 1/10 so với thời điểm hơn 400.000 ca/ngày và hơn 5.000 ca tử vong/ngày. Hiện đã có 29.843.825 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, chỉ còn 460.704 ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tại Đông Nam Á, với 38.391 ca nhiễm mới được xác nhận trong 24 giờ qua, hiện Indonesia đang đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc mới trong 1 ngày, chỉ sau Brazil (54.022 ca) và Ấn Độ (45.196 ca). Không chỉ vậy, nước này còn ghi nhận thêm 852 ca tử vong do COVID-19. Đây là con số tử vong cao thứ 2 ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi năm 2020. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận hơn 2,4 triệu ca nhiễm, trong đó có 63.760 trường hợp không qua khỏi. Sau Indonesia là Philippines với hơn 1,4 triệu ca nhiễm và hơn 25.000 ca tử vong. Ngày 8/7, Thái Lan đã ghi nhận thêm 75 ca tử vong, mức cao nhất theo ngày tại nước này. Như vậy, kể từ khi đại dịch bùng phát hồi năm ngoái, Thái Lan đã có 2.462 người không qua khỏi. Trong 24 giờ qua, Thái Lan cũng có thêm 7.058 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 308.230 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tại Malaysia đã lên tới 808.658 trong khi số ca tử vong là 5.903 ca.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/7, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á thông báo Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) sẽ bị hoãn lại do tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng. Thông cáo nêu rõ: "Vì đại dịch COVID-19, sự kiện thể thao SEA Games 31, vốn được lên kế hoạch diễn ra tại Việt Nam từ ngày 21/11-2/12, sẽ được lùi sang năm 2022". Thời điểm mới để tổ chức sự kiện này sẽ được Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á quyết định trong thời gian tới.
Tại châu Âu, Pháp và Nga hiện là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, đều đã ghi nhận hơn 5,7 triệu ca nhiễm, trong đó số ca tử vong ở Nga cao nhất châu lục (hiện là 140.775 ca). Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune ngày 8/7 khuyến cáo công dân nước này tránh đi nghỉ Hè tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do nguy cơ cao lây nhiễm biến thể Delta, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ, có khả năng lây nhiễm nhanh và gây biến chứng nặng cho người nhiễm. Khuyến cáo trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Pháp xác nhận biến thể Delta chiếm khoảng 40% số ca mắc mới COVID-19 tại nước này. Người phát ngôn của Chính phủ Pháp Gabriel Attal cảnh báo biến thể Delta có thể hủy hoại mùa Hè này ở Pháp nếu làn sóng dịch thứ 4 bùng phát. Ngoài Pháp, biến thể Delta cũng đang lây lan mạnh tại nhiều nước khác ở châu Âu. Hiện Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phải áp đặt các biện pháp hạn chế mới để ngăn chặn sự lây lan của biến thể nguy hiểm này. Trong tốp 10 nước bị ảnh hưởng nhất châu Âu, ngoài Pháp, Nga Anh, Tây Ban Nha còn có Italy, Đức, Ba Lan, Ukraine, Hà Lan và CH Séc.
Tại châu Mỹ, nước Mỹ có nhiều ca nhiễm nhất châu lục và cũng là nhất thế giới, với 34.647.083 ca, trong đó có 621.909 ca tử vong. Theo giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Walensky, số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ trong tuần này đã tăng 11% so với tuần trước, và tình trạng lây lan biến thể Delta đang là vấn đề đáng lo ngại. Đứng thứ hai châu lục là Brazil với các số liệu lần lượt là 18.909.037 ca nhiễm và 528.611 ca tử vong. Tiếp đến là Argentina, Colombia (đều trên 4,4 triệu ca), Peru và Mexico (đều trên 2 triệu ca), Canada và Chile (đều trên 1,4 triệu ca).
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Port Elizabeth, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Phi, Nam Phi hiện vẫn đứng đầu với hơn 2,1 triệu ca nhiễm và hơn 63.000 ca tử vong. Các nước tiếp theo phải kể tới là Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia đều đã có hơn 276.000 ca nhiễm trong khi các nước như Libya, Kenya, Zambia, Nigeria và Algeria đều đã có hơn 143.000 ca nhiễm.
Liên quan đến chứng nhận tiêm phòng COVID-19, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết từ ngày 9/7, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sĩ sẽ công nhận chứng nhận tiêm phòng của nhau. Bằng chứng tiêm chủng hoặc đã có miễn dịch thông qua một chứng nhận được công nhận có thể giúp người dân đi lại không vấp phải các biện pháp hạn chế như cách ly khi nhập cảnh. Nhưng các nước thành viên EU vẫn chịu trách nhiệm về quy định biên giới của nước mình và bảo lưu quyền áp đặt kiểm soát khẩn cấp nếu tình hình dịch bệnh xuống cấp. Trong tháng này, 27 quốc gia thành viên EU cùng với Iceland, Na Uy và Liechtenstein đã thống nhất các tiêu chuẩn chung trong cách đọc các chứng nhận kỹ thuật số về tiêm phòng COVID-19. Hiện EU đang thảo luận với một số nước ngoài khối và khu vực Kinh tế châu Âu (EAA), trong đó có Anh và Nga, về việc công nhận chứng nhận tiêm phòng của nhau. Đại sứ EU tại Moskva, Markus Ederer cho biết hai bên đang thảo luận về việc này. Nga đã phê chuẩn 4 loại vaccine ngừa COVID-19, trong đó không có vaccine nào được EU phê chuẩn. Nga cũng chưa phê chuẩn bất cứ vaccine nào của nước ngoài.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Porto Alegre, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil - nước bị ảnh hưởng thứ 3 thế giới - bày tỏ lo ngại trước tình trạng hơn 3,5 triệu người dân nước này không tới các điểm tiêm chủng theo lịch hẹn để được tiêm mũi vaccine thứ hai, cho rằng tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược miễn dịch cộng đồng. Theo thống kê chính thức, 37% dân số Brazil đã được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, nhưng mới chỉ có 13% hoàn tất mũi thứ hai. Các loại vaccine được sử dụng trong chương trình tiêm chủng đại trà gồm các vaccine của Pfizer, AstraZeneca, Sinovac (hai mũi tiêm) và Johnson&Johnson - loại vaccine sử dụng một mũi tiêm duy nhất. Chính phủ Brazil dự kiến hoàn thành kế hoạch tiêm chủng cho tất cả người dân ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 9 và kết thúc mũi thứ hai vào cuối năm nay.
Còn Ấn Độ - nước đang bị ảnh hưởng nhiều thứ hai thế giới, dự kiến sẽ nhận được những liều vaccine đầu tiên do nước ngoài sản xuất thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, với 3-4 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna có thể sẽ được chuyển đến quốc gia Nam Á này từ nay đến tháng 8 tới. Là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Ấn Độ ban đầu đóng vai trò là nguồn cung chính cho COVAX, song đã buộc phải tạm dừng xuất khẩu vào tháng 4 vừa qua do làn sóng lây nhiễm thứ hai, sau khi đã bán hoặc tặng 66 triệu liều.
Tỷ giá USD hôm nay 7/7: Tiếp tục tăng Tỷ giá USD hôm nay 7/7 tăng khá mạnh trước thời điểm công bố biên bản cuộc họp tháng 6 của FED dự kiến công bố vào ngày 7/7. Đầu giờ sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức...