Tỷ giá ổn định nhờ tâm lý thị trường và thanh khoản thông suốt
Dưới ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, dù chỉ số nhiều đồng ngoại tệ trên thế giới liên tục biến động nhưng tỷ giá trong nước, nhất là tỷ giá giữa VND và USD luôn ổn định.
Tỷ giá USD trong nước đã ổn định nhiều ngày qua. Ảnh: Internet
Theo ghi nhận, tại các ngân hàng thương mại, trong khoảng 3 tháng qua, tỷ giá USD với VND đều diễn biến ổn định, chỉ tăng giảm trong biên độ nhẹ. Tiêu biểu, tại Vietcombank, giá USD hầu như biến động xoay quanh mức 23.270- 23.280 VND/USD (mua vào – bán ra).
Trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII thuộc lĩnh vực ngân hàng, NHNN cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, NHNN điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường.
Những tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới biến động nhanh, phức tạp do tác động của dịch bệnh Covid-19, tỷ giá và thị trường ngoại tệ về cơ bản ổn định, tâm lý thị trường không xáo trộn, nhất là cân đối cung, cầu vẫn khá thuận lợi, thanh khoản thông suốt.
Cụ thể, tỷ giá trung tâm các năm 2016-2019 và đến ngày 28/9/2020 lần lượt tăng 1,23%; 1,2%; 1,78%; 1,45% và 0,31% so với cuối năm trước; tỷ giá bình quân liên ngân hàng lần lượt tăng 1,2%; giảm 0,25%; tăng 2,16%; giảm 0,12% và tăng 0,08% so với cuối năm trước.
Video đang HOT
Vì thế, cơ quan này nhận xét, đồng Việt Nam ổn định hơn nhiều so với đồng tiền của nhiều đối tác thương mại.
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, việc găm giữ, đầu cơ ngoại tệ không còn xảy ra như trước đây vì giữ USD không có lời trong khi các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hấp dẫn hơn.
Thực tế là để ổn định tỷ giá, thị trường ít nhiều không thể không nhờ đến “bàn tay” của NHNN. Chính NHNN cũng cho biết, trong một số giai đoạn, NHNN đã thực hiện mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng, bổ sung cho dự trữ ngoại hối khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Ngược lại, trong một số giai đoạn (như cuối năm 2016, nửa cuối năm 2018), khi tỷ giá tăng mạnh, cầu ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng, NHNN đã thực hiện bán ngoại tệ can thiệp (bao gồm cả bán ngoại tệ kỳ hạn) để cân đối cung-cầu và ổn định thị trường ngoại tệ.
Ngoài ra, NHNN đã phối hợp đồng bộ các giải pháp, công cụ khác như: điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền đồng… qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên tỷ giá sẽ còn những biến động khó lường.
Dự báo về điều này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ giá cuối năm sẽ tăng do đồng USD đang phục hồi giá trị trở lại nhờ dịch bệnh đang kiểm soát tốt hơn, khả phục hồi kinh tế Mỹ bắt đầu sáng hơn qua những chỉ số về sản xuất, tiêu dùng, việc làm… Tuy nhiên, đà tăng của tỷ giá nằm trong phạm vi kiểm soát của NHNN nhờ lượng dự trữ ngoại hối tương đối lớn trên 90 tỷ USD và có thể đạt 100 USD vào cuối năm.
Mặc dù vậy, những vấn đề trên đây đặt ra một số lo ngại về rủi ro Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tỷ giá ổn định về cơ bản do thị trường, không phải là chủ ý của NHNN.
Thông tin tới báo chí trong một cuộc họp gần đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã khẳng định, NHNN chưa và sẽ không bao giờ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá để tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng trong giao dịch thương mại và quốc tế. Quan điểm đó sẽ tiếp tục được NHNN điều hành thời gian tới bao gồm duy trì sự ổn định của tỷ giá để tạo lập khuôn khổ vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế bền vững sau dịch.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/7: USD suy yếu
USD giảm giá do nhu cầu giảm và tương lai không mấy khả quan của nền kinh tế khiến các ngân hàng phải bơm tiền.
Tỷ giá trong nước
Ngày 6/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.227 đồng (giảm 3 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.110 đồng (mua) và 23.290 đồng (bán). Eximbank: 23.110 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán).
Tỷ giá quốc tế
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 97,3 điểm, giảm nhẹ 0,2%.
Theo JPMorgan Chase, chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ được duy trì trong thời gian dài để hỗ trợ kinh tế, theo đó sẽ nâng cao thanh khoản ngân hàng và cả giá cổ phiếu lẫn trái phiếu.
Nikolaos Panigirtzoglou của JPMorgan Chase cho hay, tiền mặt nhàn rỗi tăng cao tạo ra một nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ cho các tài sản phi tiền mặt như trái phiếu và cổ phiếu.
Mức lãi suất trái phiếu thấp như hiện tại, hầu hết thanh khoản này cuối cùng sẽ được chuyển vào cổ phiếu do nhu cầu tiết kiệm để phòng ngừa giảm dần theo thời gian.
Tại Mỹ, mức cung tiền M2 (bao gồm tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, các tài sản có thanh khoản cao và không phải là tiền mặt) đã tăng 3.000 tỷ USD cho đến nay trong năm nay lên mức 18.400 tỷ USD.
Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng tại CMC Markets, nhận định, ngày càng nhiều bang tại Mỹ ban bố trở lại lệnh phong tỏa có thể dẫn đến việc bảng cân đối tài sản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục mở rộng và lãi suất được giữ ở mức thấp, qua đó hỗ trợ các thị trường vàng. Từ đầu năm đến nay giá vàng đã tăng gần 17%.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Mỹ, đẩy hàng chục triệu lao động Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp và dẫn tới Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giảm 5% trong quý I/2020.
Theo các nhà kinh tế, tình hình sẽ còn xấu hơn với việc GDP của Mỹ có thể giảm hơn 30% trong quý II/2020, trước khi tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2020.
Vốn FDI vào bất động sản giảm mạnh Trong quý I/2020, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực BĐS sụt giảm mạnh, toàn thị trường chỉ thu hút thêm được 264 triệu USD, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, từ vị trí thứ hai về thu hút đầu tư nước ngoài, BĐS tụt xuống vị trí thứ tư. Thị trường "đóng băng" Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội BĐS TP...